Thấy nhân viên làm việc chậm chạp, lề mề quản lý có muốn đuổi việc không?

  1. Quản trị doanh nghiệp

Nếu bạn là tổ trưởng hoặc quản đốc, khi nhìn thấy một người trẻ tuổi làm việc chậm chạp, lề mề không được nhanh nhẹn thì bạn có ghét và muốn đuổi việc họ không?

Từ khóa: 

chuyện đi làm

,

quản trị doanh nghiệp

Câu trả lời là có nhưng không hẳn là ghét.

Không biết chữ "ghét" với mọi người có dễ dàng không chứ mình ít ghét ai lắm, thường dễ giận nhưng cũng dễ quên. Ở trong trường hợp này, người ta còn chẳng động vào mình, sao mình lại ghét họ được. Cuộc sống là để yêu thương, xin đừng suốt ngày đờ ra ma :v

Còn về việc đuổi việc, nếu bạn kia thường xuyên làm chậm, ảnh hưởng tới tiến độ cũng như chất lượng công việc chung thì đó coi như là hình phạt của bạn đó. Công ty trả tiền cho bạn là đang mua sức lao động của bạn, "thuận mua vừa bán", nếu những gì bạn cống hiến không xứng đáng với số tiền mà bạn nhận được thì chắc chắn sẽ bị đuổi rồi. Nhưng mình nghĩ không nên "tước đi" cơ hội của ai. Nếu là lần đầu thì hãy nghiêm khắc nhắc nhở, cũng như hỗ trợ để bạn đó khắc phục nhược điểm của mình. Còn nếu đã nhiều lần thì có lẽ bạn đó không phù hợp với công việc này rồi.

Trả lời

Câu trả lời là có nhưng không hẳn là ghét.

Không biết chữ "ghét" với mọi người có dễ dàng không chứ mình ít ghét ai lắm, thường dễ giận nhưng cũng dễ quên. Ở trong trường hợp này, người ta còn chẳng động vào mình, sao mình lại ghét họ được. Cuộc sống là để yêu thương, xin đừng suốt ngày đờ ra ma :v

Còn về việc đuổi việc, nếu bạn kia thường xuyên làm chậm, ảnh hưởng tới tiến độ cũng như chất lượng công việc chung thì đó coi như là hình phạt của bạn đó. Công ty trả tiền cho bạn là đang mua sức lao động của bạn, "thuận mua vừa bán", nếu những gì bạn cống hiến không xứng đáng với số tiền mà bạn nhận được thì chắc chắn sẽ bị đuổi rồi. Nhưng mình nghĩ không nên "tước đi" cơ hội của ai. Nếu là lần đầu thì hãy nghiêm khắc nhắc nhở, cũng như hỗ trợ để bạn đó khắc phục nhược điểm của mình. Còn nếu đã nhiều lần thì có lẽ bạn đó không phù hợp với công việc này rồi.

Nếu là mình thì chắc chắn việc đầu tiên mình làm đó chính là nghiêm khắc nhắc nhở nếu điều đó thuộc về ý thức của các bạn. Còn nếu chậm ở đây là do các bạn ấy thiếu kĩ năng chuyên môn hay gặp khó khăn trong công việc thì chắc chắn, mình sẽ xem lại công việc và cái cách mà mình truyền đạt đến các bạn trước tiên rồi sau đó sẽ đưa ra những biện pháp khác giúp cho các bạn ấy hiểu công việc và hứng thú với công việc hơn. 

Chào bạn, mình nghĩ không nên đuổi việc vì ghét. Và cũng không nên giữ suy nghĩ "bá đạo" là chúng ta nên thẳng tay đuổi việc người khác khi chưa hiểu hết mọi lẽ. Hãy thử tiếp cận vấn đề theo hướng: khi hợp tác không hiệu quả, không nhận được giá trị thỏa đáng từ nhau thì nên trò chuyện dứt điểm để dừng lại. Tâm trạng của người thuê và người làm thuê khi đó đều không tốt, do đó không nhất thiết phải tạo ra thêm nên một cái kết căng thẳng- vì rất có thể cái kết căng thẳng đó sẽ khởi đầu cho những vấn đề không mấy vui vẻ sau này.

Mình nghĩ bạn đang làm tốt vai trò của tổ trưởng, quản đốc. Đó là thấy bánh răng nào thiếu hiệu quả thì thay, thấy con ốc nào chờn thì siết lại. Nhưng con người thì phức tạp hơn vậy, do đó nếu được thì mong bạn tìm hiểu nguyên nhân và cho cá nhân đó thêm một cơ hội, vì dù sao cái Tết cũng đang gần kề. Nếu đã để mất người thì cố gắng đừng để mất nốt lòng người bạn ạ, nhất là trong xã hội tồn tại tập quán "trăm cái lý không bằng một tí cái tình".

Còn nếu bạn là người trẻ tuổi đó, thì nên gắng sức hơn để đôi bên đỡ khó xử. Hãy làm hoặc không làm, nhưng đừng làm một nửa. Không thiếu nơi để đi, không thiếu nghề để học và không thiếu việc để làm khi bạn còn trẻ nên đừng để bản thân "sống mòn", "rỉ sét".

Chia sẻ của mình là từ một người ngoài cuộc, có thể sẽ tồn tại những điểm mình chưa hiểu hết nội tình ra sao, nên hoàn toàn mang tính chất tham khảo.

Mình nghĩ nửa có nửa không.

Không vì quản lý cũng đã từng là nhân viên, họ đã trải qua cảm giác của nhân viên và sẽ hiểu nhân viên nhất. Giai đoạn đầu ai cũng sẽ chậm chạp ấy, tại lúc ý nhân viên mới đang tập làm quen với nhịp của công ty. Nếu đó là một quản lý tâm lý, người đó sẽ thông cảm và chỉ ra cho nhân viên biện pháp khắc phục.

https://cdn.noron.vn/2022/12/08/224296863097607-1670514330.jpg

Có vì nhân viên tiếp diễn tình trạng chậm chạp, lề mề đến phát bực và quá lâu. Đồng ý ai cũng có thời gian làm quen, nhưng sau thời gian đó nhân viên buộc phải điều chỉnh mình cho phù hợp với văn hóa nơi mình đang làm việc. Chậm chạp đến mức lề mề thì dù chất lượng công việc vẫn hiệu quả thì cũng chả có ai muốn thuê bạn nữa cả. Bây giờ người ta vừa cần sống chất lượng, mà cũng cần sống nhanh nữa. Nếu mình là quản lý trong trường hợp này thì mình sẽ nhắc nhở, sau 1-2 lần mà không thấy người đó thay đổi thì mình cũng đuổi thẳng.

Đó, tùy thuộc vào tình huống mà quyết định thôi.