Thất bại việc đồng hóa dân xứ Giao Chỉ trong ngàn năm Bắc thuộc
Một thực tế mà lịch sử phải công nhận sự thất bại của các thế lực phong kiến phương Bắc khi đô hộ người Việt trong 1.000 năm là văn hóa.
Lâu nay, trong các sử sách đều nói nhiều về các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền, xây dựng nền độc lập tự chủ của dân tộc trước các nhà nước phong kiến phương Bắc. Hầu hết đều bỏ qua mảng văn hóa. Thực tế, thất bại đau đớn nhất trong 1.000 năm đô hộ nước ta mà phong kiến phương bắc luôn cố gắng thực hiện là đồng hóa nền văn hóa của dân ta.
Chính sách đồng hóa của phong kiến phương Bắc được ghi nhận lại rất nhiều: cấm các lễ hội truyền thống của dân tộc, đưa người Hán sang sống lẫn với người Việt, bắt người Việt sinh hoạt theo người Hán, người Việt phải thực hiện một số nghi thức như cưới; hỏi theo người Hán. Và thực tế là sau 1.000 năm, người Việt ta không đánh mất nét văn hóa dân tộc. Âm mưu của các thế lực phong kiến phương Bắc thất bại.
Những đặc điểm thể hiện sự thất bại trong âm mưu đồng hóa người Việt: văn hóa sinh hoạt người Việt, ngôn ngữ.
+ Ngôn ngữ: Các triều đại phong kiến phương Bắc đều đưa người dân sang sinh sống trên đất Việt, sống cùng người Việt nhưng rõ ràng sau 1.000 năm thì ngôn ngữ Việt - Hán có sự khác biệt rõ rệt và chỉ ảnh hưởng là hệ thống mượn vài từ ngữ Hán ngữ. Việc mượn từ nhưng không hoàn sử dụng mà chuyển sang từ Hán - Việt.
+ Chữ Viết: Theo thư tịch cổ ghi lại thì người Việt cũng có hệ thống chữ viết riêng nhưng không hoàn chỉnh và đây cũng là cơ sở khi ghép với bộ chữ Hán hình thành nên hệ thống chữ Nôm của riêng người Việt.
Ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày và chữ viết là thứ dễ bị lai căng, hòa hợp nhất của con người do sử dụng hằng ngày. Việc đưa người Hán sang sống chung với người Việt nhưng người Việt vẫn giữ được ngôn ngữ,chữ viết của dân tộc là bằng chứng rõ ràng nhất về sự thất bại của các nhà nước phong kiến phương Bắc khi âm mưu biến người Việt thành người Hán.
+ Về sinh hoạt, tập tục văn hóa:
- Tục vẽ đôi mắt trên đầu ghe, tàu: Đây là tập tục cổ của người Việt có từ thế kỷ thứ nhất trước công nguyên. Vùng Quảng Đông(Trung Quốc) cũng có tập tục này nhưng hình vẽ khác hoàn toàn với cách vẽ ở ghe của người Việt.
- Tục ăn trầu và lễ trầu cau trong đám cưới: Đây là tập tục được xem là có từ thời Hùng Vương qua sự tích trầu cau thể hiện sự chung thủy đạo vợ chồng, tình anh em keo sơn gắn bó.
- Tục đám cưới: Đám cưới Việt Nam chỉ có 2 lễ là cưới và hỏi không có tam bôi lục lễ như bên Trung Hoa. Đám cưới của người Việt thì cô dâu cũng không trùm đầu. Đưa dâu thì thường ngựa anh đi trước võng nàng theo sau chứ không dùng kiệu như trong đám cưới người Hán.
- Văn hóa thờ cúng khác biệt rõ nhất là thờ cúng Ông Táo (thần bếp): khác về sự tích hình thành, thời gian cúng kiếng, cách cúng, món ăn để cúng,...
- Trang phục: tuy có nét tương đồng nhưng nếu nghiên cứu kỹ sẽ thấy trang phục Việt - Hán hoàn toàn khác biệt
- Trống đồng: Đây là biểu tượng văn hóa đặc trưng của người Việt với chiếc trống đồng có khắc hình chim Lạc- Biểu tượng chung của người Việt thể hiện nguồn gốc con cháu Lạc Hồng.
- Ẩm thực: nước mắm, mắm (gia vị đặc trưng người Việt, người Hán dùng xì dầu), bánh chưng bánh giày (món ăn có từ thời Hùng Vương), tục lệ trồng niêu ngày tết,...
Nếu nói người Việt không ảnh hưởng văn hóa của người Hán là không chính xác hoàn toàn. Người Việt có tiếp thu một số nét văn hóa của người Hán nhưng sau đó đã được cải biên để phù hợp với văn hóa bản địa. Việc tiếp thu văn hóa của quốc gia khác chỉ cốt làm giàu thêm văn hóa dân tộc. Trong khi suốt 1.000 Bắc thuộc những nét văn hóa đặc trưng của người dân Việt vẫn được gìn giữ và lưu truyền đến tận ngày nay. Về mảng văn hóa có thể nói các nhà nước phong kiến phương Bắc khi đặt ách cai trị người Việt. Điều họ nghĩ rằng người Việt sẽ bị đồng hóa đã không thành sự thật. Lòng yêu nước cháy sục sôi trong hàng vạn con tim người Việt. Và dù hơn 1.000 năm nhưng ý chí sắt đá, tinh thần bất khất thì người Việt vẫn giành lại độc lập cho dân tộc.
văn hóa
,dân tộc
,thời kỳ bắc thuộc
,thất bại
,đồng hóa
,lịch sử
Thất bại của mưu đồ đồng hoá của phương bắc là thất bại trong việc xoá bỏ dấu ấn của dân tộc ta, xoá bỏ ý thức độc lập, tự chủ. Vì thế mới gọi là đồng hoá dân tộc.
Còn về văn hoá, mình nghĩ nó là sự giao lưu văn hoá, không phải là sự đồng hoá về văn hoá. Vì rõ ràng chính người TQ cũng tiếp thu văn hoá của dân tộc khác, chứ ko hoàn toàn là dân tộc ta hay Triều tiên, Nhật bản tiếp thu văn hoá TQ.
Phạm Hải
Thất bại của mưu đồ đồng hoá của phương bắc là thất bại trong việc xoá bỏ dấu ấn của dân tộc ta, xoá bỏ ý thức độc lập, tự chủ. Vì thế mới gọi là đồng hoá dân tộc.
Còn về văn hoá, mình nghĩ nó là sự giao lưu văn hoá, không phải là sự đồng hoá về văn hoá. Vì rõ ràng chính người TQ cũng tiếp thu văn hoá của dân tộc khác, chứ ko hoàn toàn là dân tộc ta hay Triều tiên, Nhật bản tiếp thu văn hoá TQ.
Trung Thanh Nguyen
Theo ý kiến cá nhân mình thì quá trình đồng hóa đó k hẳn "thất bại", chỉ là không thành công 100% thôi