Tháp Chăm được xây dựng bằng cách nào?
Mình có thắc mắc là không biết Tháp Chăm xây dựng kiểu gì, nhìn vào mình chỉ thấy các miếng gạch nung được xếp rất đều đặn nhưng k biết có dùng thứ gì giữa các viên gạch hay không?
kiến thức chung
"Sau khi gạch ra lò, gạch được mài chập và liên kết với nhau bằng dầu rái (một loại nhựa cây dầu rái được trồng rất nhiều ở miền Trung. Dầu có độ kết dính chặt chẽ và bền)."
Tuy nhiên bản chất của loại keo dùng trong xây dựng của người Chăm vẫn chưa thể khẳng định là dầu Rái hay không vì kỹ thuật xây tháp Chăm đã bị thất truyền từ lâu. Những thông tin trên cũng chỉ là giả thuyết. Vẫn cần kết luận cuối cùng từ các nhà nghiên cứu
Nội dung liên quan
Bao HG Tran
"Sau khi gạch ra lò, gạch được mài chập và liên kết với nhau bằng dầu rái (một loại nhựa cây dầu rái được trồng rất nhiều ở miền Trung. Dầu có độ kết dính chặt chẽ và bền)."
Tuy nhiên bản chất của loại keo dùng trong xây dựng của người Chăm vẫn chưa thể khẳng định là dầu Rái hay không vì kỹ thuật xây tháp Chăm đã bị thất truyền từ lâu. Những thông tin trên cũng chỉ là giả thuyết. Vẫn cần kết luận cuối cùng từ các nhà nghiên cứu
Trang chủ - Làng Việt
langvietonline.vn
Bao HG Tran
Kỹ thuật xây dựng tháp Chăm luôn là đề tài nghiên cứu cho những ai quan tâm đến văn hóa Champa. Gần đây việc nghiên cứu khí cạnh xây dựng tháp được quan tâm và đưa ra thảo luận.
Hiện nay có một số ý kiến xung quanh vấn đề này như sau:
– Tháp xây bằng gạch mộc rồi nung toàn bộ (Leuba 1923)
– Tháp xây bằng vữa là nước cây xương rồng trộn mật mía tạo thành (Ngô Văn Doanh 1978), hay nhựa cây dầu rái (Trần Kỳ Phương 1980), hoặc gạch được xây bằng vữa đất sét rồi nung lại (Awawrzenczak và Skibinski 1987).
– Tháp được xây bằng kỹ thuật mài xếp gạch (Trịnh Cao Tưởng 1985).
– Tháp được xây dựng bằng nguyên vật liệu sản xuất tại chỗ (địa phương) với kỹ thuật xây dựng mài xếp phần vỏ và sử dụng vữa là bột mịn có độ nung như gạch xây tháp trộn với nước tạo nên (Lê Đình Phụng 1990).
– Theo truyền thuyết dân gian còn truyền ở các làng Chăm – Ninh Thuận hiện nay là tháp được xây bằng gạch mộc còn ướt chưa nung. Trước khi xây những viên gạch này đều nhúng vào dầu thực vật, rồi mới dùng xây tháp liền ngay lúc đó. Khi xây lên cao khoảng 1 – 5m thì ngừng lại để cho gạch khô và kết dính với nhau, rồi lấp đất xung quanh từng tháp đã xây. Sau đó, họ tiếp tục đứng trên lớp đất này xây tiếp cho đến khi xong tháp. Xây tới đâu lấp đất theo tới đó cho đến tận ngọn tháp. Cuối cùng họ đốt lửa nung đỏ tháp.
Khi tháp xây xong, người ta dùng lớp đất lấp xung quanh bên ngoài tháp thay cho giàn giáo, bằng cách gạt lớp đất này ra ngoài tạo thành một mặt bằng xung quanh tháp để cho thợ điêu khắc tiến hành trang trí. Công đoạn trang trí được tiến hành từ ngọn tháp dần dần đến chân tháp. Trang trí tới đâu người ta gạt đất ra tới đó cho phù hợp với thế ngồi của thợ trang trí và điêu khắc. Hình tháp sẽ lộ ra dần dần khi những lớp đất này được gạt ra. Cuối cùng khi những lớp đất được gạt ra hết thì tháp sẽ hiện ra nguyên hình hoàn chỉnh (Thành Phần 2000) [5].
Thử nhìn lại kỹ thuật xây tháp Champa – Quảng Văn Sơn | Tagalau
tagalau.com
http://tagalau.com/thu-nhin-lai-ky-thuat-xay-thap-champa-quang-van-son/
tagalau.com
Người ẩn danh
Và bộ Yoni và Linga được thờ ở chỗ nào trong tháp Chăm ạ?