[Thảo luận ] Xây dựng cơ chế và công cụ như thế nào để ngăn chặn việc bán thuốc giả tràn lan trên MXH?

  1. Công nghệ thông tin

Ngày hôm qua ở Hà Nội , mẹ của chị bạn mình mất ở 108 vì một lý do nghe thật buồn :" bác bị viêm gan B, chữa bệnh cũng ổn định rồi. Bác xem youtube, mua thuốc nam từ trên mạng về uống, trong thuốc có một chất làm phát tán độc tố trong gan nhanh hơn, khiến bệnh trở nặng hơn và không kịp thời chữa trị."
Mình nói chuyện với những người bạn mình làm agency quảng cáo, được biết những phòng khám và thuốc đông nam y Trung Quốc, hàng tháng có thể chi trả tới 80 tỷ vnd ngân sách Digital để chạy quảng cáo bán thuốc.
MXH phát triển, rất nhiều món đồ không xuất xứ, hàng giả được bán nhiều hơn . Mình có thể chấp nhận những vật ngoài thân như Mỹ phẩm, quần áo nhưng đồ ăn, thuốc chữa bệnh không rõ xuất xứ, mình lo sợ một ngày người thân của mình sẽ gặp trường hợp giống mẹ chị bạn mình.
Tự hỏi với những công nghệ hiện nay, có thể làm gì để ngăn chặn và hạn chế bớt tình trạng bán hàng giả , trước tiên là thuốc giả. Cần đề xuất các chính sách hay chế tài gì với cơ quan quản lý nhà nước? 
Cộng đồng Noron! Chúng ta có thể xây dựng cùng nhau tri thức nền gì, và từ đó để lan tỏa và giúp cộng đồng , người thân tránh bị lừa đảo trên mạng.
Nhiều thứ lộn xộn, nhưng muốn chia sẻ chút tâm tư cùng mọi người.
Từ khóa: 

công nghệ

,

lừa đảo

,

công nghệ thông tin

Hôm trước thấy có người trong nghề chia sẻ một danh sách các từ bị Facebook cấm và giảm tiếp cận (có bao gồm nhiều từ về vấn đề y tế):
media-object
Có vẻ FB cũng nhận thức được vấn đề rồi, nhưng các nhà Quảng cáo (Agency) thì vẫn có rất nhiều cách để lách, ví dụ họ muốn tránh từ "Xương khớp" thì sẽ viết là "X.ươ.g kh.ớp", nói chung là dân mình lạng lách, đánh võng rất tốt.
Cuối cùng, thì thiệt hại vẫn là người dân (chưa đủ nhận thức và kiến thức), cái vấn nạn này đúng là khó giải. Thôi thì ở quy mô nhỏ, người dân nên tự trang bị kiến thức cho mình thì tốt hơn, tốt nhất là những thứ ăn vào, uống vào, bôi vào cơ thể tốt nhất không nên nghe theo thông tin trên mạng (đặc biệt là FB).
Còn ở quy mô lớn hơn, thì phải có cơ chế bắt hệ thống của FB giải bài này. Và lại trở về vấn đề hành lang pháp lý :)))
Trả lời
Hôm trước thấy có người trong nghề chia sẻ một danh sách các từ bị Facebook cấm và giảm tiếp cận (có bao gồm nhiều từ về vấn đề y tế):
media-object
Có vẻ FB cũng nhận thức được vấn đề rồi, nhưng các nhà Quảng cáo (Agency) thì vẫn có rất nhiều cách để lách, ví dụ họ muốn tránh từ "Xương khớp" thì sẽ viết là "X.ươ.g kh.ớp", nói chung là dân mình lạng lách, đánh võng rất tốt.
Cuối cùng, thì thiệt hại vẫn là người dân (chưa đủ nhận thức và kiến thức), cái vấn nạn này đúng là khó giải. Thôi thì ở quy mô nhỏ, người dân nên tự trang bị kiến thức cho mình thì tốt hơn, tốt nhất là những thứ ăn vào, uống vào, bôi vào cơ thể tốt nhất không nên nghe theo thông tin trên mạng (đặc biệt là FB).
Còn ở quy mô lớn hơn, thì phải có cơ chế bắt hệ thống của FB giải bài này. Và lại trở về vấn đề hành lang pháp lý :)))
Cái này ko dễ đâu chị, về vấn đề pháp luật, để cấm thứ gì đó ko phải là cứ muốn cấm thì cấm được, phải có căn cứ, lập luận để cấm.
Thuốc gỉa, cũng ko phải, vì nó có làm gỉa cái gì đâu. Theo luật hiện tại thì thuốc gỉa được quy định như sau:
- Không có dược chất, dược liệu;
- Có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu;
- Có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu, trừ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định tại Khoản 32 Điều này trong quá trình bảo quản, lưu thông phân phối;
- Được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ.
Thuốc ko có tác dụng như quảng cáo? Cái này phải mang đi xét nghiệm, làm đủ thứ nghiên cứu tốn cả đống thời gian. Mà có kết qủa thì cũng chỉ phạt ít tiền vì quảng cáo láo. Ko có tác dụng gì mấy.
Thuốc có thành phần gây hại, cái này cấm được? Cũng tương tự, cái này phải chứng minh là nó có chất gì đó có hại ở trong, và cũng tốn khá nghiên cứu, trong khi chỉ đơn gian là bỏ con lá cỏ gì đấy có chất đó đi và nhét cái khác vào là lại bán ngon.
Còn dựa vào dân trí thì càng chả có hy vọng gì. Chừng nào mà dân ta vẫn còn thay vì tin vào khoa học, vaccine, tin vào phân tích của bác sĩ, người có chuyên môn được đào tạo đầy đủ mà vẫn còn tin vào mớ lập luận huyền bí nghe thì hay nhưng ko có chứng cớ, vào đám ngụy khoa học, trời phật sư phụ phù hộ thì cái đội bán lá cỏ, thực dưỡng, thỉnh vong, hít thở tự khỏi bệnh... vẫn sẽ tiếp tục sống khỏe. Và sẽ có nhiều nhiều người bị hại như bác ở trên nữa.
Tôi muốn nói quan điểm cá nhân, chỉ là quan điểm cá nhân thôi.
Thứ nhất, tôi không tin rằng chúng ta có thể có cơ chế để ngăn chặn việc này.
Thứ hai, tôi cũng không nghĩ chúng ta nên có cơ chế để ngăn chặn.
Vấn đề nằm ở chỗ, chúng ta không thể ngăn chặn rốt ráo được vấn đề này, mọi nỗ lực ngăn chặn đều sẽ chỉ như muối bỏ biển. Nếu cần một ví dụ: vụ VNPharma bán thuốc ung thư giả đã được cấp chứng nhận của Bộ Y tế. Và vì thế, tôi không tin rằng việc trao quyền quyết định chất lượng thuốc cho cơ quan nhà nước là khôn ngoan.
Cách duy nhất là nâng cao dân trí, để người dân chủ động chọn các kênh khám chữa bệnh chính thống. Nếu muốn có hành động từ chính quyền thì đó sẽ là đảm bảo hệ thống y tế cơ sở hoạt động tốt, loại bỏ các loại tiêu cực.
Nếu cần một hành động mang tính lâu dài của chính quyền thì đó sẽ là nỗ lực chống ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, chất lượng thực phẩm,...
Mình nghĩ sẽ làm được nếu sử dụng sức mạnh của cộng đồng và dùng một chút công nghệ + có sự phối hợp, support từ facebook.