Thành tựu, hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới của nước ta là gì?
kiến thức chung
a. Thành tựu:
- Giữ vững môi trường hoà bình, quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, vị thế đât nước ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, đống góp sứng đang vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Đến nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 147 nước, trong đó bao gồm tất cảc các nước lớn, có quan hệ thương mại với 220 nước và vùng lãnh thổ, là thành viên chính thức của tất cả các tôư chức Quốc tế lớn.
- Tạo ra những chuyển biến hết sức quan trọng trong việc củng cố và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với các nước láng giềng (Trung Quốc, Lào, Campuchia), các nước trong khu vực ASEAN, các nước lớn và các nước công nghiệp phát triển.
- Thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước bạn bè truyền thống và nhiều nước khác ở khu vực Đông âu, Á-Phi- Mỹ Latinh góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong hợp tác song phương đồng thời củng cố hoà bình, phát triển hợp tác ở các khu vực và thế giới
- Hoạt động đối ngoại góp phần quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của đất nước
- Cùng với hoạt động đối ngoại của Đảng và nhà nước, hoạt động đối ngoại của các tổ chức, đoàn thể nhân dân, các địa phương , đối ngoại quốc phòng và an ninh diễn ra sôi động, hình thức phong phú đã tranh thủ được sự hợp tác của các đối tác nước ngoài.
b. Một số khó khăn, hạn chế.
- Trong một số lĩnh vực hoạt động đối ngoại, vào những thời điểm cụ thể sự đổi mới tư duy còn chậm chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong nước và chuyển biến của tình hình thế giới. Một số mối quan hệ đã được xác lập nhưng còn hạn chế về chiều sâu.
- Mối quan hệ giữa kinh tế, an ninh, chính trị đối ngoại trong một số trường hợp chưa gắn kết mật thiết với nhau.
- Trong hội nhập Quốc tế, tiến độ công tác chuẩn bị về pháp lý và thể chế chưa dáp ứng yêu cầu. Nền tảng để phát triển nền kinh tế chưa bền vững, môi trường thu hút đầu tư, năng lực giải ngân các dự án đầu tư nước ngoài, khả năng cạnh tranh của các DN cũng như của nền kinh tế còn hạn chế.
- Việc xử lý một số vấn đề trong nước cần tính toán đầy đủ hơn đến phản ứng và tác động quốc tế nhằm hạn chế việc các thế lực thù địch lợi dụng gây khó khăn về ngoại giao. Công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại chưa thật sự nhạy bén kịp thời, sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa đồng bộ, hiệu quả như mong muốn.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại còn bất cập. Công tác nghiên cứu cơ bản, dự báo chiến lược còn hạn chế.
Nội dung liên quan
Hà Nghi