Thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay) trước khi được Lý Thái Tổ đổi tên có tên gọi là?
#Hỏi #Lịch sử
lịch sử
,tinh hoa việt nam
,hỏi xoáy đáp hay
Thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay) được Lý Thái Tổ đổi tên vào năm 1010. Trước đó nó có tên gọi là Đại La, hay Đại La thành, Thành Đại La, La Thành. Gọi tên nào cũng được.
Cụ thể hơn, cuối năm 1009, Lý Thái Tổ Lý Công Uẩn lên ngôi, lập ra vương triều Lý. Chỉ vài tháng sau khi lên ngôi, với tầm nhìn thiên niên kỷ của mình, cùng với quyết định táo bạo thể hiện nhận thức và tầm nhìn về tiền đồ phát triển của đất nước; nhưng cũng hết sức thận trọng, Lý Thái Tổ đã ban hành Chiếu dời đô bất hủ, chuyển kinh đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long “nơi thắng địa, chỗ hội tụ quan yếu của bốn phương, nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.
Theo Wiki, Đại La là một thành trì, thủ phủ của An Nam đô hộ phủ thời Nhà Đường trong hai thế kỷ 8 và thế kỷ 9. Thành nằm ở vị trí giữa Thành Hà Nội và sông Tô Lịch, thuộc quận Ba Đình của Hà Nội hiện nay.
Nguyễn Ánh Nguyệt
Thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay) được Lý Thái Tổ đổi tên vào năm 1010. Trước đó nó có tên gọi là Đại La, hay Đại La thành, Thành Đại La, La Thành. Gọi tên nào cũng được.
Cụ thể hơn, cuối năm 1009, Lý Thái Tổ Lý Công Uẩn lên ngôi, lập ra vương triều Lý. Chỉ vài tháng sau khi lên ngôi, với tầm nhìn thiên niên kỷ của mình, cùng với quyết định táo bạo thể hiện nhận thức và tầm nhìn về tiền đồ phát triển của đất nước; nhưng cũng hết sức thận trọng, Lý Thái Tổ đã ban hành Chiếu dời đô bất hủ, chuyển kinh đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long “nơi thắng địa, chỗ hội tụ quan yếu của bốn phương, nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.
Theo Wiki, Đại La là một thành trì, thủ phủ của An Nam đô hộ phủ thời Nhà Đường trong hai thế kỷ 8 và thế kỷ 9. Thành nằm ở vị trí giữa Thành Hà Nội và sông Tô Lịch, thuộc quận Ba Đình của Hà Nội hiện nay.
Hue Nguyen
Theo Lịch sử - truyền thuyết kể lại:
Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, kỉ nguyên độc lập tự chủ. Thế nhưng, sau khi Ngô Vương mất, đất nước lại rơi vào cảnh loạn 12 sứ quân đến khi Đinh Bộ Lĩnh phất cờ lau dẹp loạn, lên ngôi, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng. Kinh đô lúc bấy giờ được xây dựng ở quê hương Hoa Lư (Ninh Bình hiện nay). Triều đại nhà Đinh tồn tại ngắn ngủi trong vòng 12 năm (968 - 980), nhà Tiền Lê lên thay. Hoa Lư vẫn được chọn là kinh đô và là trung tâm chính trị. Hoa Lư đã hoàn thành tốt chức năng của mình. Thế nhưng, kinh đô còn là trung tâm văn hoá và kinh tế. Với vị trí địa lí và yêu cầu đổi mới của lịch sử, kinh đô Hoa Lư không thực hiện được trọng trách này. Khi Lý Thái Tổ lên ngôi, nhận thấy điểm yếu của Hoa Lư nên ông đã quyết định dời đô. Đây là một quyết định táo bạo thể hiện tầm nhìn chiến lược và kinh nghiệm hoạt động quân sự của Lý Thái Tổ.
Năm 1010, vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư đến Đại La thành. Trong khi đi thuyền đến thành, nhà vua đã nhìn thấy hình ảnh một con rồng bay lên nên quyết định đổi tên Đại La thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Trong Chiếu dời đô thông cáo khắp thiên hạ, nhà vua đã đề cao vị trí đắc địa của kinh đô mới: "Thành Đại La ở vào nơi trung tâm của trời đất, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam, Bắc, Đông, Tây, lại tiện đường nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi bậc nhất của các bậc đế vương muôn đời. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở". Điều này đã khẳng định, vị vua đầu tiên của triều đại nhà Lý đã có một tầm nhìn chiến lược. Việc dời đô là một tiền đề quyết định kinh đô sẽ trở thành một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước. Cũng từ đây, Thăng Long trở thành nơi định đô của nước ta với mong muốn đây là nơi "mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu đời sau" của Lý Thái Tổ.