Thành phần khoáng vật của môi trường địa chất là gì?
kiến thức chung
Thành phần khoáng vật trong môi trường địa chất rất đa dạng, phổ biến nhất là các nhóm khoáng vật lớp silicat (fenpat,thạch anh,các khoáng vật sét,mica…), nhóm oxit (goethit,hematit,inmenit…), nhóm cacbonat (canxit,dolomit..), nhóm sunfat (thạch cao,barit…), nhóm halogen (halit,synvin…).
Dựa vào tính hữu ích và mức độ độc hại có thể phân loại thành:
- Khoáng vật có ích: thường là các khoáng vật không độc hoặc ít độc (ví dụ: vàng, bạc tự sinh, rubi, kim cương…)
- Khoáng vật luôn có tính độc hại: như khoáng vật có tính phóng xạ (monarit,naturanit)
- Khoáng vật trở nên độc hại sau khi bị phá hủy, chuyển hóa (một số khoáng vật thuộc nhóm sunfua, acsenat, selenua…)
- Khoáng vật vô hại như thạch anh tinh thể…
Mức độ độc hại của khoáng vật đối với sinh giới không chỉ phụ thuộc vào thành phần,tính chất mà còn phụ thuộc vào kích thước của chúng… Các khoáng vật chứa các chất dễ bị oxy hóa (nhóm sunfua,acsenat…) và các nguyên tố dễ bị thay đổi trong môi trường địa chất (Fe,Mn,S,P…) có tiềm năng tác động đến môi trường nhiều hơn.
Kích thước khoáng vật và đá càng nhỏ càng dễ phát tán, thâm nhập vào cơ thể động vật, con người gây hại đến sinh giới. Nhóm khoáng vật sét trong trầm tích và vỏ phong hóa, bụi thạch anh, bụi fenpat, bụi cacbonat là tác nhân gây bệnh phổi, bệnh hô hấp.
Ngoài các khoáng vật, trong môi trường địa chất còn khá phổ biến các hợp chất keo. vô định hình. Đó là các hợp chất hữu cơ trong sinh vật sống và xác sinh vật chôn vùi trong môi trường địa chất, các hợp chất vô cơ vô định hình.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Tấn Lan Vân