Thành cổ Quảng Trị, khúc tráng ca hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Để nói về độ khốc liệt, sự kinh hoàng và câu chuyện về sự hy sinh của những người con đất Việt. Chúng ta thường nhắc đến thành cổ Quảng Trị, nơi từng m2 đất đã hứng chịu hàng trăm tấn bom đạn của giặc Mỹ.
Trong số các bạn đọc ở đây, chắc có nhiều bạn có ông bà, chú bác đã từng tham gia bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Tuy chỉ là một địa điểm nhỏ, nhưng giá trị của thành cổ Quảng Trị về mặt quân sự, chính trị là cực kỳ to lớn. Điều này khiến cả 2 phe Việt Nam Cộng hòa, Quân đội Mỹ và Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận dân tộc giải phóng Miền nam Việt Nam đều phải giành lấy, bảo vệ lấy nó. Để đạt được điều này, quân đội Mỹ đã sử dụng lượng lớn bom đạn, sử dụng những máy bay chiến lược hiện đại, ném nhiều đợt bom đạn rung chuyển cả vùng. Khi tổng kết số lượng bom đạn mà Mỹ ném xuống thành cổ Quảng Trị đã gấp 3,4 lần sức công phá của bom nguyên tử Little Boy và Fat Man mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Thành cổ Quảng Trị và sông Thạch Hãn đã chôn vùi biết bao chiến sĩ của ta, có những người tuổi đôi mươi, vừa gác lại sự nghiệp bút nghiên, theo tiếng gọi tổ quốc đi ra chiến trường. Có những mảnh đời, từ biệt gia đình ra chiến trường ác liệt này, để mãi mãi nằm lại nơi này. Hiện nay đã có nhiều bộ phim tái hiện sự ác liệt và khúc tráng ca Thành cổ Quảng Trị như Mùi cỏ cháy, bộ phim khiến mình thật sự ấn tượng về sự truyền đạt từ hình tượng người chiến sĩ trẻ, sinh viên gác lại sự nghiệp giảng đường, lên đường đến nơi ác liệt bậc nhất của cuộc chiến lúc đó. Vẫn nhiều hoài bão nhưng sự ác liệt của cuộc chiến đã chính thức đánh bại họ bởi sự hi sinh, cuộc vượt sông Thạch Hãn mà quá nửa chiến sĩ nằm lại dưới sông lạnh. Qúa đau đớn khi nhìn đồng đội mình nằm lại sông lạnh, để rồi bằng lòng căm hận quân thù, biến đau thương thành sức mạnh. Những người lính quân đội ta đã giành được Thành cổ Quảng Trị, cắm lá cờ lên Thành cổ. Để khẳng định và cũng là tri ân là sự tiếp nối đồng đội, để sự hi sinh của đồng đội không là Vô nghĩa.
Hôm nay nhìn lại lịch sử không phải để nhắc lại đau thương, mà là nhắc nhở chúng ta để có được tổ quốc hôm nay, ông cha, những người thân yêu của chúng ta phải dùng máu để có được!.
Vì vậy nếu ai nói ngày hôm nay môn Lịch sử chỉ là môn phụ, không cần chú ý, thì mình thấy rất buồn và cần nói rằng " Lịch sử là bộ môn quan trọng trong hệ thống giáo dục" không đơn thuần là khô khan, là những số liệu đơn thuần, mà nó là dòng thời gian ghi nhớ về những gì đã quá, và phải nhớ để không quên cội nguồn.
Thành cổ năm 1972 với mình mãi luôn khắc sâu và tri ân mỗi ngày!.
lịch sử tình yêu
,phong cách sống
,lịch sử
,thinking hub
xem mùi cỏ cháy mà ám ảnh😰
Đậu Đậu
xem mùi cỏ cháy mà ám ảnh😰