Thân phận thật của Hồng Hài Nhi?

  1. Phim ảnh

  2. Sách

  3. Sáng tác

  4. Nhân tướng học

Như chúng ta biết thì tác phẩm "Tây Du Ký" là một trong tứ đại danh tác của văn học Trung Hoa. Ngoài nội dung vô cùng sáng tạo độc đáo về thần, về quỷ thì nó còn phản ánh góc nhìn về xã hội, về quan hệ gia đình, công việc, kinh doanh, chính trị... Nói chung đây là một tác phẩm đáng đọc.

Trở lại nội dung chính tôi muốn đề cập trong bài viết này: Thân phận thật của Hồng Hài Nhi? Liệu câu nói " đầu mọc sừng" có phải ám chỉ Ngưu Ma Vương không?

Trước hết phải khẳng định đầu mọc sừng không liên quan gì đến Ngưu Ma Vương cả. Nó liên quan đến điển tích một nhà vua ở Châu Âu muốn thỏa mãn dục vọng với người phụ nữ có chồng. Ông ta liền vu vạ và tống người chồng vào tù rồi treo trên cửa nhà người đó thủ cấp những con thú có sừng như một cách đánh dấu. Từ đó mà thuật ngữ cắm sừng dần phổ biển. Tại Việt Nam, người ta học cách nói ẩn dụ này của Châu Âu (cụ thể là người Pháp) nhưng lại được lý giải để chỉ những người ngu như động vật có sừng, bị vợ hoặc chồng lừa dối.

Trở lại vấn đề chính: Hông Hài Nhi là con của Thiết Phiến công chúa và ai?

Trong các tác phẩm phim truyền hình, Hồng Hài Nhi được miêu tả rất sát với trong truyện. Đó là một đứa trẻ hồng hào, da trắng, môi đỏ, không có sừng hay đuôi. Hình dạng không khác gì một đứa trẻ 6-8 tuổi. Miệng phun ra ngọn lửa thiêu đốt mọi thứ.

Các học giả của Trung Quốc cho rằng Hồng Hài Nhi không thể là con của Ngưu Ma Vương được. Con nhà tông không giống lông thì cũng phải giống cánh, nhưng ở đây lại không có một cái điểm gì của cha cả.

Lật lại hồ sơ mẹ Hồng Hài Nhi, đó là một thị nữ của Thái Thượng Lão Quân, công việc chính là trông coi lò bát quái. Tuy nhiên khi Đại Thánh đạp tung lò bát quái xuống hỏa diệm sơn thì không còn lò nào để làm việc cả. Vậy tại sao thị nữ này lại được Thái Thượng Lão Quân tặng quạt Ba Tiêu và trở thành Thiết Phiến công chúa dưới hạ giới. Hơn thế nữa, năng lực của Hồng Hài Nhi lại có nhiều điểm thuộc "ghen" với Thái Thượng Lão Quân. Và khi thu phục, Hồng Hài Nhi ngay lập tức được Bồ Tát thu nhận làm đệ tử, phải chăng có ưu ái nào đó cho hậu duệ cán bộ.

Từ những lập luận trên, thì rõ ràng nói Hồng Hài Nhi là con rơi của Thái Thượng Lão Quân là hoàn toàn có căn cứ. Ngưu Ma Vương chỉ là người đổ vỏ mà thôi.

https://cdn.noron.vn/2023/07/21/311-1639565977088-16395659776111536044978-1689913676.jpg

Từ khóa: 

tây du ký

,

phim ảnh

,

sách

,

sáng tác

,

nhân tướng học

Trong truyện làm quái gì có chỗ nào nói Thiết Phiến công chúa là thị nữ của TTLQ, làm phim người ta chế cháo ra thế thôi.

Quạt ba tiêu của TPCC với TTLQ cũng là 2 cái khác nhau. Trong truyện, trên đường đi thỉnh kinh TTLQ dùng quạt ba tiêu để hốt Độc giác, lúc này là sau khi TNK đạp đổ lò bát quái mấy trăm năm rồi, cái quạt TTLQ vẫn giữ chứ có cho ai đâu.

Quạt của TPCC thì là của TPCC từ đầu, TNK mượn xong vẫn trả quạt cho TPCC.

Trả lời

Trong truyện làm quái gì có chỗ nào nói Thiết Phiến công chúa là thị nữ của TTLQ, làm phim người ta chế cháo ra thế thôi.

Quạt ba tiêu của TPCC với TTLQ cũng là 2 cái khác nhau. Trong truyện, trên đường đi thỉnh kinh TTLQ dùng quạt ba tiêu để hốt Độc giác, lúc này là sau khi TNK đạp đổ lò bát quái mấy trăm năm rồi, cái quạt TTLQ vẫn giữ chứ có cho ai đâu.

Quạt của TPCC thì là của TPCC từ đầu, TNK mượn xong vẫn trả quạt cho TPCC.

TNK thua thằng con rơi của TTLQ. Nghe thôi đã thầy hài rồi.