Thảm họa kép động đất – sóng thần năm 2011 có ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề môi trường của Nhật Bản?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Trận động đất với tâm chấn ở vịnh Sanriku (ngoài biển Thái Bình Dương, ở độ sâu 10km, chấn động là 9 richter) đã gây ra thiệt hại lớn về con người, của cải vật chất và tác động xấu đến môi trường Nhật Bản nói chung và vùng Đông Bắc nói riêng. - Động đất và sóng thần là tác nhân gây ra sự cố mất điện và phát nổ và hư hại cho lò phản ứng số 1,3,4 tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima dẫn tới hiện tượng tràn ngập nước nhiễm độc phóng xạ và ảnh hưởng nặng nề đến động, thực vật + Công ty Điện lực Tokyo cho bơm nước biển vào để làm nguội các lò phản ứng, kết quả, một lượng lớn nước nhiễm xạ đang được lưu trữ trong nhà máy. Gần 800.000 tấn nước nhiễm độc được trữ trong hơn 1.000 bồn tại nhà máy Fukushima chưa có kế hoạch xử lý. Theo hãng thông tấn Kyodo, trong một giờ, một vũng nước có khả năng phóng xạ tới 100 milisieverts. Masayuki Ono, Tổng Giám đốc TEPCO nói với hãng thông tấn Reuters: “100 milisieverts/giờ tương đương với mức phóng xạ các công nhân làm việc trong ngành nguyên tử phải hứng chịu trong 5 năm”. + Do nước biển ngập mặn nên đến nay nhiều ruộng vườn canh tác của vùng chưa thể khôi phục hoạt động sản xuất trở lại. + Trong một nghiên cứu, những con khỉ sống ở khu vực ảnh hưởng bởi phóng xạ từ nhà máy điện nguyên tử Fukushima có kết quả dương tính với phóng xạ Caesium. Sự bất thường trong máu có thể khiến chúng mắc bệnh truyền nhiễm. Đầu năm 2016, người ta cũng đã bắt được một con cá mang trong mình lượng Caesium phóng xạ cao gấp 2.540 lần mức cho phép đối với hải sản ở vịnh gần nơi đặt lò phản ứng chính của nhà máy Fukukshima. - Một vấn đề nữa đó là rác thải từ sau vụ thảm họa này. Nhiều nhà cửa, phương tiện giao thông bị sóng đẩy vào sâu trong đất liền tạo thành các bãi rác khổng lồ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí nặng nề. Không chỉ trên đất liền, mà còn có nhiều đống rác lớn (mảnh gỗ, tàu thuyền…) bị cuốn trôi ra biển, sau nhiều tháng theo sóng, dạt đến các bãi biển Hawai và bờ Tây như bang Oregon, Washington, Alaska nước Mỹ gây ra sự lo lắng vì không chỉ phải xử lý lượng rác thải lớn (khoảng gần 2 triệu tấn) mà còn lo sợ chỗ rác này có nhiễm phóng xạ. Thảm họa động đất sóng thần năm 2011 không chỉ gây ra thiệt hại lớn về con người, của cải và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà còn đặt ra cho khu vực vấn đề phải nỗ lực khắc phục hậu quả và tái thiết khu vực Tohoku.
Trả lời
Trận động đất với tâm chấn ở vịnh Sanriku (ngoài biển Thái Bình Dương, ở độ sâu 10km, chấn động là 9 richter) đã gây ra thiệt hại lớn về con người, của cải vật chất và tác động xấu đến môi trường Nhật Bản nói chung và vùng Đông Bắc nói riêng. - Động đất và sóng thần là tác nhân gây ra sự cố mất điện và phát nổ và hư hại cho lò phản ứng số 1,3,4 tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima dẫn tới hiện tượng tràn ngập nước nhiễm độc phóng xạ và ảnh hưởng nặng nề đến động, thực vật + Công ty Điện lực Tokyo cho bơm nước biển vào để làm nguội các lò phản ứng, kết quả, một lượng lớn nước nhiễm xạ đang được lưu trữ trong nhà máy. Gần 800.000 tấn nước nhiễm độc được trữ trong hơn 1.000 bồn tại nhà máy Fukushima chưa có kế hoạch xử lý. Theo hãng thông tấn Kyodo, trong một giờ, một vũng nước có khả năng phóng xạ tới 100 milisieverts. Masayuki Ono, Tổng Giám đốc TEPCO nói với hãng thông tấn Reuters: “100 milisieverts/giờ tương đương với mức phóng xạ các công nhân làm việc trong ngành nguyên tử phải hứng chịu trong 5 năm”. + Do nước biển ngập mặn nên đến nay nhiều ruộng vườn canh tác của vùng chưa thể khôi phục hoạt động sản xuất trở lại. + Trong một nghiên cứu, những con khỉ sống ở khu vực ảnh hưởng bởi phóng xạ từ nhà máy điện nguyên tử Fukushima có kết quả dương tính với phóng xạ Caesium. Sự bất thường trong máu có thể khiến chúng mắc bệnh truyền nhiễm. Đầu năm 2016, người ta cũng đã bắt được một con cá mang trong mình lượng Caesium phóng xạ cao gấp 2.540 lần mức cho phép đối với hải sản ở vịnh gần nơi đặt lò phản ứng chính của nhà máy Fukukshima. - Một vấn đề nữa đó là rác thải từ sau vụ thảm họa này. Nhiều nhà cửa, phương tiện giao thông bị sóng đẩy vào sâu trong đất liền tạo thành các bãi rác khổng lồ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí nặng nề. Không chỉ trên đất liền, mà còn có nhiều đống rác lớn (mảnh gỗ, tàu thuyền…) bị cuốn trôi ra biển, sau nhiều tháng theo sóng, dạt đến các bãi biển Hawai và bờ Tây như bang Oregon, Washington, Alaska nước Mỹ gây ra sự lo lắng vì không chỉ phải xử lý lượng rác thải lớn (khoảng gần 2 triệu tấn) mà còn lo sợ chỗ rác này có nhiễm phóng xạ. Thảm họa động đất sóng thần năm 2011 không chỉ gây ra thiệt hại lớn về con người, của cải và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà còn đặt ra cho khu vực vấn đề phải nỗ lực khắc phục hậu quả và tái thiết khu vực Tohoku.