Thái độ và trách nhiệm của Vua Tự Đức trong việc để nước ta rơi vào tay của thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX.

  1. Lịch sử

Vua_Tu_Duc


I. Thái độ

Ngay từ đầu khi quân Pháp tấn công vào cửa biển Đà Nẵng đã gặp phải sức kháng cự quyết liệt của triều đình và nhân dân ta, khiến cho quân Pháp gặp nhiều khó khăn, buộc Pháp phải “án binh bất động” trong thời gian dài. Sáng 01/09/1858, Pháp gửi tối hậu thư song không đợi trả lời đã nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.Quân dân ta anh dũng chống xâm lược, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn. Pháp bị cầm chân 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại.​

Nhận được tin liên quân đánh Đà Nẵng, vua Tự Đức liền sai Chưởng vệ Đào Trí vào để hiệp cùng Tổng đốc Nam Ngãi Trần Hoằng chống ngăn, nhưng khi ông Trí đến nơi thì hai đồn trên đã mất. Nhà vua lại sai Hữu quân đô thống Lê Đình Lý và Tham tri bộ Hộ Phạm Khắc Thận đem 2.000 quân vào ứng cứu, cử Tham tri nội các Nguyễn Duy giữ chức chỉ huy quân thứ ở Quảng Nam, và ra lệnh cách chức Trần Hoằng vì lỗi đã án binh bất động, đưa Đào Trí lên thay...Trong buổi đầu pháp xâm lược nước ta triều đình cũng có quyết tâm trong việc chống giặc, cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì.

Chỉ từ sau khi thua ở mặt trận Gia Định, triều Nguyễn mới do dự, đầu hàng giặc. Sau khi mất Nam Kì lục tỉnh, Triều đình không kiên quyết chống giặc, cầm chừng, chủ yếu thiên về thương thuyết, nghị hòa.Triều đình bỏ dân, quan lại hèn nhát kháng chiến của nhân dân mang tính tự phát. Triều đình nhu nhược, đường lối kháng chiến không đúng đắn, không đoàn kết với nhân dân.

Như vậy, rõ ràng là Vua Tự Đức không ngồi yên mà dâng nước vào tay giặc, tuy nhiên ông đã không có kế sách kiên quyết và mạnh tay đánh giặc đến cùng. Như tướng Giơnuiy nhận đinh rằng: “Nếu họ đánh mạnh thì họ đã đánh bại chúng tôi lâu rồi”.

II. Trách nhiệm

Đến những năm 40-50 của thế kỷ XIX, mà đặc biệt là những năm trước khi Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ nhất trong triều đình đã rộ lên những phong trào cải cách đất nước, đặc biệt là những sĩ phu công giáo có cơ hội đi ra nước ngoài như: Phạm Phú Thứ, Nguyễn Hiệp, Đặng Công Trứ,…nhất là Nguyễn Trường Tộ.

Công bằng mà nói, không phải Tự Đức quay lưng hoàn toàn với cải cách, thái độ không phải lúc nào cũng thờ ơ với những điều tâm huyết trong cải cách. Trong thực tế, nhà vua cũng đã thi hành một số cải cách trong các lĩnh vực kinh tế ( như mở các mỏ than, sắt; định ngạch thuế trong thương mại, lập Ty bình chuẩn trông coi công việc buôn bán, mua sắm vũ khí...)

Tuy nhiên, ông cũng là một ông vua thiếu quyết đoán, chủ yếu dựa vào ý kiến của các triều thần.

Giả thuyết cho rằng thời gian các bản điều trần được đưa ra quá muộn khi mưu đồ xâm lược của Pháp đã thể hiện bằng hành động trong thực tế và cho dù nhà vua và triều đình có muốn canh tân đi nữa thì cũng đã để lỡ chuyến tàu lịch sử.

Ở thời điểm đó, ngoài quyết định cuối cùng của nhà vua thì giới sĩ phu và dân trí nói chung lúc bấy giờ có đủ trình độ và phẩm chất trí tuệ để nhận thức đúng về tình hình, thời thế, về những chỗ yếu, chỗ mạnh của xã hội Việt Nam và của chính giai cấp mình hay không.

Về tầng lớp sĩ phu, có thể nói rằng đại đa số khi đi vào con đường học tập chỉ cốt để làm quan và có được địa vị tôn quí trong xã hội chứ ngoài ra không có mục đích nào khác. Cái biết của họ cũng chỉ quanh quẩn trong Tứ Thư Ngũ Kinh cùng những lời chú thích của các bậc tiên Nho, hoàn toàn có tính chất hư văn, không giải quyết được những vấn đề do thời đại đem lại.

Giới có học mà còn mục nát, hủ bại như thế thì giới bình dân ít học nếu hoàn toàn không có một chút hiểu biết gì về tình hình, thời thế, về vận mệnh của đất nước trước ngã rẽ của lịch sử cũng không phải là một điều lạ.

Khi nhận được các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ, nhà vua cũng có xem qua và trong ý nghĩ không phải là không có một ít nhận xét đúng đắn về nội dung của các bản điều trần, nhưng lại không có đủ tri thức và năng lực cần thiết để thực hiện các đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ và tỏ ra nhu nhược khi chuyển các bản điều trần đó qua tay các quan để xem xét, thẩm định, trong khi bọn quan lại này, mặc dù có nhiều cái đầu nhưng vẫn không sao có được những tư tưởng “đồng thanh tương ứng” với Nguyễn Trường Tộ.

– Đám quần thần: quần thần chính là những người được tuyển chọn từ giới sĩ phu qua con đường khoa cử, nhưng lại ít có điều kiện tiếp xúc với các nền văn hoá khác truyền thống phương Đông nên không có được những tư tưởng tiến bộ, đã vậy lại còn mắc bệnh chung là hay đố kỵ, bè phái, tìm cách hại nhau để đạt mục tiêu ích kỷ của mình.

Vì thế, những đề án cải cách thường bị cho vào ngăn tủ rồi bị lãng quên hoặc nó được thực thi ở những điểm nào đó, nhưng cũng chỉ là nửa vời, vớt vát, không mang lại kết quả.

Kết Luận

Vua Tự Đức: Mặc dù nhà vua là người có đạo đức và giỏi thơ văn, chữ nghĩa, nhưng tài và đức ấy không đủ để lãnh đạo đất nước trong một giai đoạn đặc biệt của lịch sử dân tộc, khi mà hai nền văn minh Âu Á bắt đầu đối chọi nhau trên vũ đài lịch sử. Nhà vua lại thiếu hẳn tầm nhìn rộng, thiếu cương nghị và quyết đoán về những vấn đề trọng đại của quốc gia. Bởi vậy trong việc để đất nước rơi vào tay Thực dân Pháp trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX thì vua Tự Đức cũng có một phần trách nhiệm không nhỏ. Đánh giá về triều Nguyễn, trong “Lịch sử nước ta” (năm 1941), lãnh tụ Hồ Chí Minh đã viết: “Bị Tây Sơn đuổi chạy ra nước ngoài. Nhờ Tây qua cứu, tính bài giải vây. Nay ta mất nước thế này, cũng là vua Nguyễn rước Tây vào nhà. Khác gì cõng rắn cắn gà, rước voi giày mả, thật là ngu si.”

"Ngàn năm gấm vóc giang san, 

bị vua họ Nguyễn đem hàng cho Tây! 

Tội kia càng đắp càng đầy, 

sự tình càng nghĩ càng cay đắng lòng”.

Từ khóa: 

vua tự đức

,

triều nguyễn

,

trách nhiệm

,

thái độ

,

tranh biện sử việt

,

lịch sử

Người ta đã phát triển khoa học kỹ thuật, mình thì sáng tối chăm chỉ vào Lục viện đọc sách thánh hiền, phê công văn chăm chỉ. Tự cho mình là Đường Ngu chi sĩ, Nghiêu Thuấn chi dân.Gạt bỏ ý tốt của người tài, trừng phạt dã man với tội phạm. Đúng là đường ngu. Thật là :Tội ác càng đắp càng dày..

-Đường Công Tuyển-

Trả lời

Người ta đã phát triển khoa học kỹ thuật, mình thì sáng tối chăm chỉ vào Lục viện đọc sách thánh hiền, phê công văn chăm chỉ. Tự cho mình là Đường Ngu chi sĩ, Nghiêu Thuấn chi dân.Gạt bỏ ý tốt của người tài, trừng phạt dã man với tội phạm. Đúng là đường ngu. Thật là :Tội ác càng đắp càng dày..

-Đường Công Tuyển-

Luận bình Tự Đức thật chuyên sâu

Nhận định vị vua một nét sầu

Tài văn lỗi lạc, tài trị kém

Một vị "bình" quân hay "hôn quân"??

Cảm ơn những nhận định của bạn. Trân trọng./.

Linh CK

Phân tích chính xác