Thái độ của Osho với tiền
Tôi đã sống không có tiền, tôi đã sống có tiền, và tôi có một thú nhận cần đưa ra: sống có tiền bao giờ cũng tốt hơn là sống không tiền. Tiền là hữu dụng. Người ta không nên bị nó dùng, có vậy thôi. Tôi không chống lại tiền; nó nên được dùng. Nó là sự can thiệp tiện dụng, tốt. Nó giúp đỡ. Nó cực kì hữu dụng; nhưng dùng nó, đừng bị nó dùng.Tiền không nên là chủ của bạn; bạn phải là chủ, có vậy thôi.
Và nếu bạn phải chọn, thế thì gợi ý của tôi là: bao giờ cũng chọn ở cùng tiền. Tôi không nói rằng bạn sẽ hạnh phúc hơn; tôi chỉ nói rằng bạn sẽ có nhiều chọn lựa hơn để chọn khổ của bạn theo tim của bạn.Người nghèo không có mấy chọn lựa: người đó phải khổ, dù khổ xảy ra là bất kì cái gì. Người giầu có nhiều chọn lựa hơn. Người nghèo phải khổ theo cách giới hạn. Người giầu khổ một cách vô giới hạn: người đó có thể khổ ở đây, người đó có thể khổ ở New York, người đó có thể khổ ở London, người đó có thể khổ ở Bắc Kinh. Người đó có toàn thế giới để khổ. Và sớm hay muộn, người đó sẽ khổ trên mặt trăng và sao Hoả. Người đó có nhiều tự do hơn, và tự do là tốt.
Nếu bạn nghèo bạn phải khổ về một đàn bà; nếu ban giầu bạn phải khổ với nhiều đàn bà. Nó mở ra những cánh cửa. Cho nên nếu bạn hỏi tôi, tôi sẽ gợi ý rằng nếu bạn định chọn sống có tiền hay không có tiền, tôi sẽ nói sống có tiền. Điều đó sẽ cho bạn nhiều kinh nghiệm hơn, nó sẽ mang bạn tới Thượng đế sớm hơn -- vì bạn sẽ sớm bị mệt mỏi hơn.Người nghèo không bao giờ mệt mỏi vì tiền, nhớ lấy. Vì người đó không có tiền -- làm sao bị mệt mỏi về cái gì đó mà bạn không có? Người nghèo bao giờ cũng khao khát và ham muốn và mơ về tiền. Chỉ người giầu được kết thúc với tiền.
Thực ra, đó là định nghĩa về người giầu: người được kết thúc với tiền, người đó là người giầu. Người đó đã biết, người đó đã thấy tiền có thể cho cái gì. Và bây giờ người đó muốn có cái gì đó nhiều hơn mà tiền không bao giờ có thể cho.Tôi không nói tiền có thể cho bạn Thượng đế, hay an bình, hay hạnh phúc.
Nhưng có những người ngu...Một mahatma tới gặp tôi vài năm trước, và ông ấy nói: "Tôi đã từ bỏ tiền vì qua tiền ông không thể có phúc lạc." Nhưng tôi nói, "Ai bảo ông, ngay chỗ đầu tiên, rằng ông sẽ có phúc lạc? Qua tiền ông có thể có nhà đẹp. Ai bảo ông rằng ông sẽ có phúc phúc lạc? Ai đã bảo ông rằng ông sẽ có hạnh phúc? Ông sẽ có xe lớn. "Có những người ngu mong đợi rằng qua tiền phúc lạc sẽ xảy ra. Thế rồi họ trở nên vỡ mộng một ngày nào đó. Tiền không sai; ảo tưởng của họ, phóng chiếu của họ, là sai. Tiền không phải là lỗi. Nếu bạn đi và thử vắt cát ra dầu, và dầu không ra từ nó, bạn sẽ nói rằng cát có lỗi sao? Bạn đã ngu, bạn đã đần. Ngay chỗ đầu tiên, ai đã bảo bạn rằng bằng việc vắt cát bạn sẽ có được dầu? Tiền không thể cho bạn phúc lạc, không thể cho bạn an bình, không thể cho bạn Thượng đế, không thể cho bạn thiên đường.
Nhưng để đi tới biết điều này, người ta phải có tiền. Thế thì bạn trở nên nhận biết rõ ràng về tiền có thể cho cái gì và tiền không thể cho cái gì.Khi một người đã biết tiền có thể cho cái gì, nỗ lực của người đó bắt đầu chuyển ra ngoài tiền, bên ngoài thế giới. Tiền là phát minh hay, một trong những phát minh quan trọng nhất mà con người đã từng làm, chỉ đi sau ngôn ngữ -- thứ nhất là ngôn ngữ, thứ hai là tiền. Đây là hai nền móng quan trọng nhất cho văn minh, xã hội, văn hoá. Tôi không chống lại nó; tôi đơn giản nói tiền có thể cho cái gì và tiền không thể cho cái gì.
Nếu bạn nghĩ rằng bằng việc tích trữ tiền, một ngày nào đó bạn sẽ đột nhiên trở nên có tính thiền, thế thì bạn là kẻ ngu. Không phải bởi việc tích trữ tiền mà bạn sẽ trở nên có tính thiền đâu. Và nhớ, không phải bởi việc từ bỏ tiền mà bạn sẽ trở nên có tính thiền. Đây là hai loại người ngu. Đầu tiên họ nghĩ rằng qua tiền họ sẽ có được Thượng đế, thế rồi một ngày nào đó họ nghĩ rằng bằng việc từ bỏ tiền họ sẽ có được Thượng đế -- nhưng trong cả hai trường hợp họ vẫn còn hướng theo tiền.Thượng đế chẳng liên quan gì tới tiền. Bạn có thể có Thượng đế với nhiều tiền như bạn muốn, và bạn có thể có Thượng đế mà không có tiền, không có nhiều tiền như bạn muốn. Thượng đế chẳng liên quan gì tới tiền. Người giầu có thể trở nên có tính thiền, người nghèo có thể trở nên có tính thiền.
Nhưng việc hiểu của tôi là thế này: rằng nếu người nghèo muốn trở nên có tính thiền, người đó sẽ cần thông minh vô cùng -- vì người đó sẽ phải thấy cái vô tích sự của tiền, điều mà người đó không có. Người đó sẽ cần thông minh vô cùng. Kabir phải đã là thông minh vô cùng -- tôi nghĩ thông minh hơn cả Phật và Mahavir. Lí do của tôi để nói vậy là thế này: Phật đã có tiền, Mahavir đã có tiền. Nếu họ trở nên chán, điều đó là đơn giản, điều đó là logic. Nó là đơn giản như "hai cộng với hai là bốn." Nếu Phật mà không từ bỏ cung điện, thế thì điều đó chắc đã chứng tỏ chỉ một điều: rằng ông ấy đã là ngu xuẩn. Nếu ông ấy đã từ bỏ, điều đó không chứng tỏ rằng ông ấy đã rất thông minh, điều đó đơn giản chứng tỏ thông minh trung bình. Nhưng Kabir, Christ, Mohammed -- họ là người thông minh hơn. Họ không có tiền, họ không có bất kì cái gì, và dầu vậy họ đã trở nên nhận biết rằng tiền là vô dụng. Họ đã không có vương quốc lớn, và không có nó họ đã từ bỏ nó. Họ phải đã là người rất sắc bén, tỉnh táo vô cùng. Họ có thể thấy qua mọi điều mà họ đã không có. Sự trong suốt của họ, sự sáng tỏ của họ, đã là vô cùng, không thể tin được.
Nếu người nghèo muốn có tính tôn giáo, người đó sẽ cần thông minh lớn. Nếu người giầu muốn có tính tôn giáo, người đó chỉ cần thông minh trung bình. Cho nên, nếu người nghèo trở nên có tính tôn giáo, người đó là hiền nhân lớn. Và nếu người giầu không trở nên có tính tôn giáo, người đó là người ngu, đần.
Từ "Con đường của Yêu", Ch.6. Osho
giá trị của tiền
,tâm linh
Lý giải của Osho lúc nào cũng độc đáo và có cá tính. Cảm ơn bạn đã chia sẻ :)
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Nguyenphuhoang Nam
Lý giải của Osho lúc nào cũng độc đáo và có cá tính. Cảm ơn bạn đã chia sẻ :)