Thái độ của chính phủ Mỹ với chiến tranh hạt nhân - Ngoại giao hạt nhân chiếm chủ đạo

  1. Sách

  2. Xã hội

Từ suốt năm 1945 cho đến thời của Trump, chính phủ Mỹ thường xuyên theo đuổi chính sách Ngoại giao Hạt nhân, và thật may mắn, chính phủ của tổng thống Joe Biden đến nay đã không chọn đường lối này trong xử lý vấn đề liên quan đến cuộc chiến Nga & Ukraine.

Hiện nay, danh sách các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đang có xu hướng gia tăng do lo ngại các xung đột. Vũ khí hạt nhân, bất kể có được dùng hay không, và tác hại đến đâu, nguy cơ nhiều ra sao, thì cũng được lựa chọn giống như một liệu pháp tiêm vaccine phòng ngừa chiến tranh hạt nhân (Thật nghịch lý!)

Dưới thời của Tổng thống G.Bush, ông nỗ lực làm mờ khái niệm “vũ khí hạt nhân” và đánh đồng vũ khí hạt nhân với các loại vũ khí thông thường khác. Trong Đánh giá Tình hình Hạt nhân (NPR – Nuclear Posture Review) năm 2002 của Bush, ông kích động các quốc gia phi hạt nhân và thuyết phục rằng việc sở hữu vũ khí hạt nhân là cần thiết. Bush không những không tuân thủ các điều khoản của Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân, ông ta còn kêu gọi việc phát triển một thế hệ mới những loại vũ khí hạt nhân thu nhỏ và bom phá hầm, kích cỡ gọn nhẹ sẽ khiến việc sử dụng chúng dễ dàng hơn trong các tình huống chiến đấu. Chiến lược điên rồ của Bush đã đưa Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau và cam kết cùng phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân. Các tin tình báo từ Mỹ cũng mâu thuẫn với nhau trong đánh giá độ nguy hiểm của vũ khí hạt nhân mà Nga sở hữu.

Nguy cơ tiếp tục gia tăng khi Trump quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) – hiệp ước thành công nhất từ trước tới giờ trong trì hoãn tốc độ phát triển của hạt nhân. Căng thẳng giữa Mỹ và Nga đã leo thang ở mức báo động. Những xung đột ở Syria, các nước Baltic và Ukraine đe dọa sẽ bùng nổ trong cuộc chiến giữa hai siêu cường quốc về quân sự. Cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên bị kích động bởi phản ứng hiếu chiến của tổng thống Donald Trump đối với các vụ thử bom và tên lửa hạt nhân của Bắc Triều Tiên đã khiến cả thế giới đứng trên bờ vực. Lời hứa hẹn của Trump về việc xé bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran chỉ làm gia tăng sự giận dữ của toàn cầu. Các chuyên gia hạt nhân đã đặt Đồng hồ Tận thế (Doomsday Clock) của Tập san của các Khoa học gia Nguyên tử về hai phút trước nửa đêm, đưa thế giới đến gần với Ngày tận thế Hạt nhân hơn so với những năm 1950. Ủy ban Khoa học và An ninh, đã cảnh báo, “Việc gọi tình hình hạt nhân thế giới là thảm khốc chính là nhấn mạnh đến mối nguy hiểm và gần kề của nó.”

https://cdn.noron.vn/2022/03/19/948263102580638-1647699847.png

Chúng tay hãy cầu mong tổng thống Joe Biden tiếp tục giữ lập trường nói Không với Ngoại giao hạt nhân của mình trong suốt nhiệm kỳ của ông.

Bởi vì trong lịch sử Mỹ, không ít lần các tổng thống đã cân nhắc quyết định thả bom hạt nhân. Ngay từ lần đầu tiên, những động lực đi đến thả bom hạt nhân xuống Hiroshima và Nagasaki không phải là tiêu diệt quân đội phát xít Nhật và kết thúc thế chiến II như chúng ta đã được học, mà để cạnh tranh với Liên Xô.

Một vài đoạn trích và dữ liệu từ cuốn sử "Nước Mỹ chuyện chưa kể" (Book Hunter dịch & xuất bản) sẽ hé lộ sự thật này.

Tiến trình tạo ra quả bom đầu tiên

Bắt đầu từ tin tức rằng nước Đức đang chế tạo một quả bom hạt nhân với sức sát thương kinh khủng.

  • Ở Mỹ, các nhà khoa học đã trốn khỏi châu Âu đang bị Nazi chiếm đóng là những người sợ hãi nhất với bước phát triển này, họ sợ hậu quả sẽ xảy đến khi Hitler có trong tay thứ vũ khí ấy. Các nhà khoa học nhập cư đã cố gắng đề xuất rằng Mỹ nên chế tạo riêng bom nguyên tử để ngăn chặn, nhưng họ không thu hút được sự quan tâm của chính quyền nước Mỹ. Tuyệt vọng, tháng 7 năm 1939, Szilard và nhà vật lý người Hungary là Eugene Wigner đã kêu gọi sự giúp đỡ của Albert Einstein, người đã đồng ý viết thư cho Tổng thống Roosevelt và thúc giục ông cấp quyền cho một chương trình nghiên cứu nguyên tử của Mỹ. Einstein sau đó đã hối hận về hành động này, ông thừa nhận với nhà hóa học Linus Pauling, “Tôi đã mắc một sai lầm lớn trong đời khi ký vào lá thư gửi cho Tổng thống Roosevelt để đề nghị tạo bom nguyên tử.”
  • Tuy vậy, đến cuối cuộc chiến người Mỹ mới biết, Đức đã sớm dừng nghiên cứu để tập trung vào các vũ khí sẵn có tức thời như tên lửa V-1 hoặc V-2. Hitler và Albert Speer không muốn tập trung nhân lực và tài nguyên vào một thứ vũ khí mà họ không thể sử dụng được cho cuộc chiến hiện tại.
  • Ban đầu, quá trình nghiên cứu bom hạt nhân khá đình trệ, vì nó tốn kém chi phí khi cần đến 500 tấn uranium nguyên chất để chế tạo một quả bom. Tuy nhiên, ở bản báo cáo của Vannevar Bush thì chỉ mất 5-10kg uranium cho mỗi quả bom. Đến đây, chính quyền Roosevelt đã phê duyệt ngân sách.
  • Một mối nguy khác cũng được đặt ra trong quá trình chế tạo bom, đó là quả bom không chỉ là một bom nguyên tử mà còn là một quả bom nhiệt hạch với khả năng đốt cháy tất cả Nito và Hydro trong không khí, có thể hủy diệt toàn bộ Trái Đất. Các nhà khoa học đã tính toán và cải thiện để giảm sát thương, bởi vì họ nhận ra rằng thà làm nô lệ trong xã hội Đức Quốc Xã còn hơn là khép màn lịch sử. Đến ngày 2/12/1942, quả bom với độ sát thương trong tầm kiểm soát đã được thử nghiệm ở Thành phố Chicago mà không có bất cứ quá trình bảo đảm an toàn. Từ đó, Dự án Manhattan được phê duyệt như một chiến lược quan trọng để kết thúc chiến tranh.
  • Cuối năm 1944, phe Đồng Minh mới phát hiện ra rằng Đức đã từ bỏ kế hoạch nghiên cứu bom từ năm 1942. Dù việc ngăn chặn người Đức – lý do căn bản từ ban đầu khởi động dự án bom, đến lúc này đã không còn nghĩa lý nữa, nhưng chỉ có một nhà khoa học duy nhất quyết định rời Dự án Manhattan khi biết tin, đó là nhà khoa học gốc Ba Lan, Joseph Rotblat. Những người còn lại vẫn say mê nghiên cứu và tin rằng họ có thể đẩy nhanh việc kết thúc chiến tranh, họ thậm chí còn nỗ lực hơn để hoàn thành những gì mình đã bắt đầu.
  • Truman nhận được một bản tóm tắt đầy đủ hơn về quả bom nguyên tử vào ngày 25/4 cùng lời cảnh báo của các nhà quản lý Dự án Manhattan rằng đây là thứ vũ khí khủng khiếp nhất từng biết đến, có thể phá hủy cả một thành phố, và các quốc gia khác sẽ sớm phát triển bom riêng. Vì vậy, việc quyết định sử dụng quả bom cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
https://cdn.noron.vn/2022/03/19/chien-tranh-hat-nhan-1-1024x576-1647700071.jpg

>> Tìm hiểu thêm về bộ phim hoạt hình Watchmen, trong đó xây dựng hình ảnh Dr Manhattan như một biểu tượng cho vũ khí hạt nhân của nước Mỹ: Watchmen – Sự xung đột của các nhận thức thế giới – BOOKHUNTER – Đọc để nhận thức một thế giới đa chiều (bookhunterclub.com)

Đằng sau quyết định ném quả bom đầu tiên

  • Tuy nhiều người cho rằng việc Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật là vì quân đội Nhật hung hăng không chịu đầu hàng, nhưng những tư liệu của Henry Luce trong năm 1945 cho thấy rằng hoàng gia Nhật đang từng bước chuẩn bị cho sự kết thúc chiến tranh. Ngoài ra, lý do khiến Nhật không đầu hàng, đầu tiên đến từ yêu cầu “đầu hàng vô điều kiện” khiến người Nhật và nội các Nhật lo lắng, bởi điều đó đồng nghĩa với việc Nhật hoàng bị xử tử như tội phạm chiến tranh. Nhận ra điều này, nhiều chuyên gia nghiên cứu Nhật Bản đã đề xuất với Truman bổ sung vào điều khoản “đầu hàng vô điều kiện”

    rằng nó không đi kèm với phế truất Nhật hoàng. Cùng lúc ấy, hoàng gia Nhật cũng đàm phán với Liên Xô và chọn Liên Xô ở vị trí trung gian trong thỏa thuận ngừng chiến. Tuy nhiên, Truman đã chọn cách không thỏa hiệp, vì cho rằng công chúng Mỹ không đồng tình với thỏa hiệp (dù cho không có cơ sở).
  • Bên cạnh đó, trong suốt giai đoạn thế chiến, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc nhân danh lệnh trừng phạt lên người Nhật sống tại Mỹ và sự tàn sát dân thường Nhật của quân đội Mỹ cũng diễn ra cao độ, dẫn đến mối lo ngại hậu chiến đối với người Nhật:
  • Phóng viên chiến trường của Mỹ ở Thái Bình Dương, Edgar Jones đã kể chi tiết về sự tàn bạo của Mỹ trong một bài báo tháng 2/1946 trên tờ nguyệt san The Atlantic: “Dù sao thì, người dân ch rằng chúng ta đã chiến đấu trong cuộc chiến kiểu gì đây? Chúng ta bắn chết tù nhân máu lạnh, càn quét bệnh viện, oanh tạc xuồng cứu sinh, giết hại hoặc ngược đãi thường dân Nhật Bản, kết liễu kẻ thù bị thương, ném xác địch vào một cái hố xác, và ở Thái Bình Dương thì còn luộc cho thịt róc khỏi hộp sọ kẻ thù để làm đồ trang trí bàn cho những người yêu thích, hoặc chạm xương của họ thành dụng cụ mở thư.”
  • Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc cũng ngóc đầu dậy trong việc đối xử với những người gốc Nhật sống ở Mỹ khi chiến tranh nổ ra. Người Mỹ gốc Nhật đã phải đối mặt với sự phân biệt đối xử trong vấn đề bỏ phiếu, việc làm và giáo dục trong nhiều thập kỷ. Đạo luật Di trú (The Immigration Act) năm 1924 không cho phép người Nhật đã định cư tại Mỹ sau năm 1907 quyền trở thành công dân Mỹ nhập tịch và việc nhập cư từ Nhật Bản cũng bị cấm.
  • Tổng Chưởng lý bang California, Earl Warren, đưa ra khuyến cáo loại bỏ người Mỹ gốc Nhật khỏi các bang miền tây. Warren cảnh báo rằng người Nhật ở miền nam California có thể là “gót chân Achilles của toàn bộ nỗ lực phòng thủ dân sự.” Dù cho Edgar Hoover – giám đốc FBI đã cảnh báo với Roosevelt rằng việc “loại bỏ” này là không cần thiết, vì các rủi ro An ninh đã được đảm bảo, tuy nhiên, Roosevelt đã ký Sắc lệnh 9066, đặt nền tảng cho việc sơ tán và tống giam người Mỹ gốc Nhật và người Nhật tại California, Oregon và Washington, hai một phần ba trong số đó là công dân sinh tại Mỹ. Những người Mỹ gốc Nhật phải sống trong các khu tái định cư theo mô hình “trại tập trung” với điều kiện sống tồi tệ và làm tù khổ sai. Người da trắng tại Mỹ rất hồ hởi ủng hộ Sắc lệnh 9066 này, bởi họ có thể mua lại tàn sản của người Nhật với giá rất rẻ so với giá trị thức
  • Dẫu rằng Roosevelt liên tục đưa ra kêu gọi ngừng tấn công vào các khu vực có dân thường sinh sống trong suốt thế chiến II, nhưng khi chiến tranh leo thang thì lời kêu gọi này dần trở nên vô nghĩa. Những tự vấn về đạo đức của binh lính Mỹ khi ném bom vào dân thường cũng nguội dần sau nhiều năm không kích phe Phát xít, đặc biệt là với Nhật. Lượng bom ném xuống Nhật, bao gồm cả các đô thị đông dân, lớn hơn rất nhiều so với ở châu Âu. Với Nhật Bản, Mỹ áp dụng chính sách ném bom tàn nhẫn hơn nhiều. Khi Thiếu tướng Haywood Hansell, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Máy bay ném bom số 21, chống lệnh sử dụng hỏa lực ném bom vào khu đô thị lớn, Mỹ đã thay thế bằng tướng Curtis LeMay – một người rất tàn nhẫn trong các cuộc không kích tại châu Âu, và lúc này, rất nhiều tướng lĩnh tại Mỹ cảm thấy lo ngại vì e sợ rằng “tiếng ác” của Mỹ sắp sửa vượt qua Đức quốc xã. Lúc này 95% các đô thị Nhật Bản đã bị oanh tạc. Nhưng người dân Mỹ lúc bây giờ không ai phản đối trận oanh tạc này. Chuẩn tướng Bonner Fellers gọi chúng là “một trong số những cuộc tàn sát dân thường man rợ và tàn nhẫn nhất trong lịch sử”. Arnold cảm thấy rằng “90% người Mỹ sẽ đồng tình giết sạch người Nhật Bản.”
  • Tướng Groves đã quyết định rằng các quả bom nguyên tử sẽ được thả xuống các cơ sở quân sự được bao quanh bởi các khu nhà công nhân ở các thành phố chưa được ném bom trước đây. Ủy ban quyết định rằng lần ra mắt vũ khí này phải thật ngoạn mục để mọi người ở khắp nơi đều phải đánh giá cao ý nghĩa của loại vũ khí mới. Tướng Grove cũng khẳng định rằng mục đích thực sự của cuộc ném bom là dẹp bỏ mỗi nguy hiểm trong tương lai từ Liên Xô. “Không đến hai tuần kể từ khi tôi nằm quyền phụ trách dự án này, tôi luôn ý thức rõ rằng nước Nga là kẻ thù của chúng ta, và dự án này được tiến hành trên cơ sở nhận thức đó.” Tháng 3/1944, Groves gây sốc cho Joseph Rotblat khi nói trong một bữa tối rằng, “dĩ nhiên anh nhận ra rằng mục đích chính của dự án này là để khuất phục người Nga.
  • Vào tháng 6/1945, các nhà khoa học của Phòng Thí nghiệm Kim loại học tại Chicago đã thành lập một loạt các ủy ban để khám phá các khía cạnh khác nhau của năng lượng nguyên tử. Ủy ban Ý nghĩa Chính trị và Xã hội (Committee on Social and Political Implications), do Chủ tịch James Franck, người đoạt giải Nobel, đã đưa ra một báo cáo chịu ảnh hưởng rất lớn của Leo Szilard, trong đó Ủy ban này đặt dấu hỏi về sự khôn ngoan của việc sử dụng bom nguyên tử trong cuộc chiến hiện tại. Ủy ban cảnh báo rằng một cuộc tấn công bất ngờ vào Nhật Bản sẽ không chỉ phá hủy vị thế đạo đức của Mỹ, mà còn có thể thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân với Liên Xô, tạo ra nguy cơ “hủy diệt lẫn nhau.” Bản báo cáo cũng lưu ý rằng không có bí mật nào trong các nguyên tắc khoa học của việc chế tạo bom, và Liên Xô sẽ sớm bắt kịp Mỹ. Szilard khẳng định: “Có khả năng dùng bom nguyên tử chỉ là bước đầu tiên đi theo hướng này và gần như không có giới hạn nào đối với sức mạnh hủy diệt tiềm ẩn trong quá trình phát triển của chúng trong tương lai. Do đó, một quốc gia đặt tiền lệ cho việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên mới được giải phóng này vào các mục đích hủy diệt có thể phải chịu trách nhiệm mở ra cánh cửa cho một kỷ nguyên hủy diệt trên quy mô không thể tưởng tượng được.” 83% các nhà khoa học đã ký tên vào đơn thỉnh nguyện yêu cầu xem xét kỹ lưỡng độ hủy diệt của quả bom trước khi ném bom, nhưng Tướng Grove đã giấu nhẹm kết quả này khi trình lên Truman.
https://cdn.noron.vn/2022/03/19/chien-tranh-hat-nhan-2-1024x576-1647700071.jpg
  • Quyết định đi đến rải thảm bom nguyên tử thực sự, đó là Mỹ ép Nhật đầu hàng trước khi Liên Xô can dự vào Nhật. Do đó, mọi ý kiến can ngăn từ giới khoa học và những tướng lĩnh còn lòng xót thương đối với người dân thường sẽ bị gạt bỏ. Khi quả bom được ném xuống Hiroshima, tổng thống Truman đã thốt lên đầy phấn khích: “Đây là điều tuyệt nhất trong lịch sử.” Sau này ông nói vắn tắt rằng thông báo về vụ ném bom ở Hiroshima là tin “vui nhất” mà ông từng đưa ra cho công chúng.
  • Về phần Stalin, vốn đã lường trước được tình hình, ông ta đưa ra nhận định rằng: người Mỹ sẽ dùng độc quyền nguyên tử để chi phối các điều khoản ở châu Âu, nhưng ông sẽ không nhượng bộ trước sự đe dọa này. Liên Xô kết luận rằng việc thả bom ở Hiroshima khi không cần thiết là cách người Mỹ cảnh báo với thế giới rằng họ sẵn sàng sử dụng bom nguyên tử để chống lại Liên Xô nếu Liên Xô đe dọa tới lợi ích của Hoa Kỳ, đồng thời, Stalin tiếp tục thúc ép các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu quả bom nguyên tử. Đây chính là tiền đề cho Chiến Tranh Lạnh và xu hướng cực đoan của Liên Xô sau này.
  • Tin tức Liên Xô chuẩn bị xâm lược Nhật Bản sau trận oanh tạc của Mỹ khiến hoàng gia Nhật cảm thấy lo lắng, và cuối cùng đã quyết định đầu hàng Mỹ để giữ được vị thế của hoàng gia – Điều mà chắc chắn một đất nước Cộng Sản như Liên Xô sẽ khó chấp nhận.
  • Mặc cho các nhà khoa học và tướng lĩnh phản đối thả bom, 85% người dân Mỹ lúc bấy giờ ủng hộ thả bom nguyên tử, 23% cho rằng thả bom nguyên tử sớm quá trong khi Nhật cần bị trừng phạt bằng các đợt tấn công hơn, và Truman thì liên tục tuyên truyền rằng chính quả bom nguyên tử là nguyên nhân giúp kết thúc chiến tranh.

Từ khóa: 

chính trị

,

chính phủ mỹ

,

chính trị mỹ

,

chiến tranh hạt nhân

,

vũ khí hạt nhân

,

sách

,

xã hội