Tết thành phố và tết thôn quê có gì khác biệt?

  1. Văn hóa

Năm ngoái đặt câu hỏi về Tết Sài Gòn - Tết Hà Nội. Năm nay mình xin được phép hỏi về Tết thành phố và tết thôn quê. :)) Mình lớn lên ở thành phố nên không rõ ở quê sẽ khác biệt thế nào. Ai đã trải nghiệm cùng cho ý kiến nhé!

tet-nguoi-xa-que
Từ khóa: 

tết 2019

,

tết thành phố

,

tết thôn quê

,

hiểu tết để yêu tết

,

văn hóa

Chưa ăn Tết ở thành phố bao giờ nên cũng chẳng biết nó ra sao chỉ biết ở quê mình thì như thế này:

  • Họ Hoàng ở làng mình phân công luân phiên nhau nuôi lợn, đến 23 thì thịt rồi chia nhau mỗi nhà vài cân, kết hợp với đi thắp hương các mộ để mời các cụ về ăn Tết luôn, cũng đông lắm, phải chia 3 đoàn mỗi đoàn 1 hướng đi mới hết.

  • Ngày trước thì háo hức đi chợ Tết vì đông vui nhộn nhịp, giờ thì có siêu thị nên không khí chợ Tết cũng bớt vui đi nhiều rồi. Chỗ mình bây giờ mua đào quất từ 23 luôn, chơi cho được nhiều. Nhớ hồi bé là mong đến Tết để được mua quần áo mới, có tiền mua pháo diêm đốt, làm đủ trò luôn, từ cho vào ống bơ, bắp ngô, đến cắm vào bãi phân trâu, rồi ném vào nhà hàng xóm.
  • Từ 23 đến 30 Tết thì các nhà tổ chức Tất niên, thịt lợn, mấy năm gần đây chỗ mình người dân toàn tự nuôi lợn rồi thịt chứ không mua ngoài nữa, hoặc không thì mấy nhà góp nhau nuôi để đến Tết thịt. Tầm này là nhậu nhẹt triền miên luôn. Các gia đình cũng bắt đầu mua sắm các thứ như giò, bánh kẹo, bòng, chuối....
  • Tầm 28,29 thì các nhà bắt đầu gói bánh chưng.
  • Tối 30 thì ngồi xem Táo quân. Đêm 30 thì đốt pháo, chỗ mình đốt pháo rất nhiều luôn, năm ngoái nhà mình cũng đốt, là năm đầu tiên và duy nhất, do bố mình được mấy ông anh cho mấy quả pháo trứng.
  • Đêm 30 thì mình lên nhà bác cả chúc Tết cùng mấy anh em bên nội rồi vào nhà thờ họ, đến tầm 2h thì về, nếu nhà các thím còn thức thì vào chúc Tết luôn.
  • Sáng mùng 1 đi chúc mấy nhà anh em xung quanh đấy rồi chiều sang bên nhà ông bà ngoại.
  • Mùng 2 cùng đám bạn cấp 2 - bạn nối khố chơi với nhau từ hồi mẫu giáo đi chúc Tết nhà nhau, đến tối thì ăn uống 1 bữa

  • Mùng 3 - Hết tết =))))

Trả lời

Chưa ăn Tết ở thành phố bao giờ nên cũng chẳng biết nó ra sao chỉ biết ở quê mình thì như thế này:

  • Họ Hoàng ở làng mình phân công luân phiên nhau nuôi lợn, đến 23 thì thịt rồi chia nhau mỗi nhà vài cân, kết hợp với đi thắp hương các mộ để mời các cụ về ăn Tết luôn, cũng đông lắm, phải chia 3 đoàn mỗi đoàn 1 hướng đi mới hết.

  • Ngày trước thì háo hức đi chợ Tết vì đông vui nhộn nhịp, giờ thì có siêu thị nên không khí chợ Tết cũng bớt vui đi nhiều rồi. Chỗ mình bây giờ mua đào quất từ 23 luôn, chơi cho được nhiều. Nhớ hồi bé là mong đến Tết để được mua quần áo mới, có tiền mua pháo diêm đốt, làm đủ trò luôn, từ cho vào ống bơ, bắp ngô, đến cắm vào bãi phân trâu, rồi ném vào nhà hàng xóm.
  • Từ 23 đến 30 Tết thì các nhà tổ chức Tất niên, thịt lợn, mấy năm gần đây chỗ mình người dân toàn tự nuôi lợn rồi thịt chứ không mua ngoài nữa, hoặc không thì mấy nhà góp nhau nuôi để đến Tết thịt. Tầm này là nhậu nhẹt triền miên luôn. Các gia đình cũng bắt đầu mua sắm các thứ như giò, bánh kẹo, bòng, chuối....
  • Tầm 28,29 thì các nhà bắt đầu gói bánh chưng.
  • Tối 30 thì ngồi xem Táo quân. Đêm 30 thì đốt pháo, chỗ mình đốt pháo rất nhiều luôn, năm ngoái nhà mình cũng đốt, là năm đầu tiên và duy nhất, do bố mình được mấy ông anh cho mấy quả pháo trứng.
  • Đêm 30 thì mình lên nhà bác cả chúc Tết cùng mấy anh em bên nội rồi vào nhà thờ họ, đến tầm 2h thì về, nếu nhà các thím còn thức thì vào chúc Tết luôn.
  • Sáng mùng 1 đi chúc mấy nhà anh em xung quanh đấy rồi chiều sang bên nhà ông bà ngoại.
  • Mùng 2 cùng đám bạn cấp 2 - bạn nối khố chơi với nhau từ hồi mẫu giáo đi chúc Tết nhà nhau, đến tối thì ăn uống 1 bữa

  • Mùng 3 - Hết tết =))))

Tết ở thôn quê mang đậm bản sắc truyền thống hơn

Tết hồi bé bọn trẻ con cá biệt xóm mình tụ tập mua súng nhựa với pháo diêm ném ra đường trêu gái,nên giờ mình vẫn cảm nhận được không khí tết của mấy tựa game từng chơi hồi xưa