Tết Nguyên Đán người Hàn Quốc làm gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Một trong hai lễ hội lớn nhất trong năm của người Hàn Quốc. Năm mới ở Hàn Quốc chính thức bắt đầu tính từ 1/1 âm lịch, nhưng không khí rộn ràng, hân hoan đã tràn ngập khắp cả nước ngay từ những ngày cuối năm cũ. Những ngày cuối năm, các gia đình đều tụ tập bên nhau và cùng dọn dẹp nhà cửa đón năm mới. Buổi tối cuối cùng trước đêm giao thừa, họ thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Lúc giao thừa, họ thường đốt những thanh tre ở trong nhà với quan niệm để xua đuổi tà ma. Những ngày Tết, trước cửa mỗi nhà người Hàn Quốc đều treo một cái xẻng bằng rơm (Bok jo ri) với một ý nghĩa là hốt thóc gạo rơi vãi ngoài cửa, nhận được phúc lộc quanh năm. Mâm cỗ được làm để cúng đêm giao thừa thường có tới hơn 20 món, trong đó không thể thiếu món Ttok-kuk (canh bánh gạo) – được nấu từ nhiều lát bánh gạo với niềm tin sẽ mang lại nhiều may mắn trong năm mới. Sáng mùng 1 Tết, người Hàn có phong tục tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo cổ truyền, uống Gui Balli Sool, sau đó tiến hành nghi lễ cúng Tổ tiên gọi là Chesa do trưởng nam trong gia đình đứng ra làm lễ. Sau lễ Chesa là lễ Seba, con cháu bái lạy ông bà, cha mẹ với ý nghĩa chúc mừng năm mới và chúc may mắn. Ông bà, cha mẹ sẽ thưởng tiền hoặc vàng, ngọc hay một món quà quý nào đó. Tiếp đến, sau bữa cơm ngày mùng 1, họ sẽ đi chúc tết người thân, hàng xóm, đi thăm mộ tổ tiên hoặc tới những ngôi đền, chùa để cầu nguyện.
Trả lời
Một trong hai lễ hội lớn nhất trong năm của người Hàn Quốc. Năm mới ở Hàn Quốc chính thức bắt đầu tính từ 1/1 âm lịch, nhưng không khí rộn ràng, hân hoan đã tràn ngập khắp cả nước ngay từ những ngày cuối năm cũ. Những ngày cuối năm, các gia đình đều tụ tập bên nhau và cùng dọn dẹp nhà cửa đón năm mới. Buổi tối cuối cùng trước đêm giao thừa, họ thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Lúc giao thừa, họ thường đốt những thanh tre ở trong nhà với quan niệm để xua đuổi tà ma. Những ngày Tết, trước cửa mỗi nhà người Hàn Quốc đều treo một cái xẻng bằng rơm (Bok jo ri) với một ý nghĩa là hốt thóc gạo rơi vãi ngoài cửa, nhận được phúc lộc quanh năm. Mâm cỗ được làm để cúng đêm giao thừa thường có tới hơn 20 món, trong đó không thể thiếu món Ttok-kuk (canh bánh gạo) – được nấu từ nhiều lát bánh gạo với niềm tin sẽ mang lại nhiều may mắn trong năm mới. Sáng mùng 1 Tết, người Hàn có phong tục tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo cổ truyền, uống Gui Balli Sool, sau đó tiến hành nghi lễ cúng Tổ tiên gọi là Chesa do trưởng nam trong gia đình đứng ra làm lễ. Sau lễ Chesa là lễ Seba, con cháu bái lạy ông bà, cha mẹ với ý nghĩa chúc mừng năm mới và chúc may mắn. Ông bà, cha mẹ sẽ thưởng tiền hoặc vàng, ngọc hay một món quà quý nào đó. Tiếp đến, sau bữa cơm ngày mùng 1, họ sẽ đi chúc tết người thân, hàng xóm, đi thăm mộ tổ tiên hoặc tới những ngôi đền, chùa để cầu nguyện.