Tết ngày càng nhạt, cố giữ làm gì?

  1. Xã hội

Mk vừa đọc được một phát ngôn của nhà văn: "việc giữ Tết Nguyên Đán trong khi Tết ngày càng nhạt đi là việc làm khiên cưỡng, không phù hợp và gây tốn kém"

https://cdn.noron.vn/2023/01/09/3246628198571350053492752385025618838899753n-1673235435.jpg

Mọi người nghĩ sao về quan điểm này?

Từ khóa: 

thảo luận văn minh

,

tết

,

xã hội

Tết, thực ra vui là ở cái không khí quay về nhà, về với gia đình, với họ hàng, nguồn cội. Ngày Tết gặp gỡ họ hàng, cùng nhau chuẩn bị nhà cửa, đồ ăn, trò chuyện với người thân về sức khoẻ, công việc,....vậy cốt Tết vui hay không là do tình cảm gia đình có tốt hay không, chứ không phải do cái tên gọi nó là "Tết tây", "Tết ta" hay "Tết công gô". Đó mới là cái vui ngày Tết. Chứ nếu mà coi Tết chỉ là "những buổi nhậu", "ngày nghỉ" để đi chơi thì nó nhạt đúng rồi, vì nó khác éo gì Chủ Nhật hàng tuần đâu. Vậy nên khi nghe ai đó nói rằng Tết nhạt, hãy tội nghiệp cho họ không có một gia đình hạnh phúc đong đầy yêu thương hơn là chửi, đáng thương thay kkk
Trả lời
Tết, thực ra vui là ở cái không khí quay về nhà, về với gia đình, với họ hàng, nguồn cội. Ngày Tết gặp gỡ họ hàng, cùng nhau chuẩn bị nhà cửa, đồ ăn, trò chuyện với người thân về sức khoẻ, công việc,....vậy cốt Tết vui hay không là do tình cảm gia đình có tốt hay không, chứ không phải do cái tên gọi nó là "Tết tây", "Tết ta" hay "Tết công gô". Đó mới là cái vui ngày Tết. Chứ nếu mà coi Tết chỉ là "những buổi nhậu", "ngày nghỉ" để đi chơi thì nó nhạt đúng rồi, vì nó khác éo gì Chủ Nhật hàng tuần đâu. Vậy nên khi nghe ai đó nói rằng Tết nhạt, hãy tội nghiệp cho họ không có một gia đình hạnh phúc đong đầy yêu thương hơn là chửi, đáng thương thay kkk
Có không giữ, mất đừng tìm.
Thử hỏi các nước cho nghỉ lễ giáng sinh gộp vào tết tây xem họ nói gì nhé. 
Nếu nói như vậy thì ta sáng tạo ra một ngày lễ mới, gộp tất cả vào 1 ngày thôi. 
Nhật là nước duy nhất trên thế giới làm điều đó, họ ko bỏ Tết, mà dời ngày tổ chức.
Vì sao Nhật làm như vậy?
  • Giới tinh hoa Nhật cuối thế kỷ 19 cho rằng văn hóa châu Á thấp kém. Nên sử dụng lịch dương. Các ngày lễ được tính luôn theo lịch dương mà không tính toán lại sự sai lệch, vì kiểu gì cũng sẽ lệch, mỗi năm mỗi khác. Ví dụ ngày 1.1 âm lịch đôi khi là 14-2 dương lịch, đôi khi là 10-2 dương lịch chẳng hạn. Nên họ ko tính lại mà lấy hẳn ngày 1.1 dương lịch luôn. 
  • Họ cho rằng cần có thêm ngày để làm việc, làm nhiều mới tiến kịp phương tây. Tuy nhiên tổng các ngày nghỉ lễ ở Nhật là 16, trong khi Việt Nam là 11 (theo tìm hiểu qua google).
Trở lại chủ đề bỏ Tết, mục đích là gì?
  1. Tại sao người ta đấu tranh để làm ít nghỉ nhiều, mà mình đòi làm nhiều nghỉ ít? Điều này không hợp lý, phải chăng chỉ là sự ngụy biện. Đấu tranh giảm giờ làm, tăng chất lượng cuộc sống diễn ra hằng ngày trên khắp thế giới. Sự phát triển phải giúp con người làm ít mà vẫn đáp ứng được nhu cầu.
  2. Nếu lấy lý do đồng bộ với thế giới, cản trở các giao dịch, hợp đồng,.... nếu vậy thì bỏ cả Quốc Khánh, xem cơ nước nào bỏ không. Vì này đó luôn chỉ có một nước nghỉ thôi.
  3. Như Nhật có thể hạ thấp vị thế của châu Á, khi cứ cái gì của châu Á là bỏ là không văn minh. Thì tây nó khinh cho.
  4. Tết nhạt => bỏ Tết. Tại sao không phải là Tết nhạt => tìm cách khôi phục cho nó mặn lại? Cái gì mặn quá thì đổ bỏ, chứ nhạt thì nêm nếm lại cho nó vừa. Hoặc ai thích ăn mặn thì tự mà nêm.
Tóm lại, nếu muốn đất nước phát triển dựa vào dăm ba ngày nghỉ thì không ăn thua đâu. Chúng ta chỉ cần nghỉ chủ nhật thôi. 52 ngày thứ 7 đi làm hết. Mà dời hẳn các ngày lễ về chủ nhật luôn cho khỏe. Đỡ phải nghỉ, đi làm để phát triển đất nước cho bằng người ta.
Tội quá, các bác ngồi ko rửng mỡ ăn chơi sung sướng ngày nào cũng như Tết thì bảo sao Tết chả nhạt. Ăn cơm với muối sống thì chấm tý mắm nêm chả nhạt.
Còn em đây, cũng như những ng lao động chân tay, làm việc xa nhà, ai mà chả mong có cái Tết để nghỉ ngơi, trang hoàng, sum họp. Còn những ng mưu sinh vụ Tết cũng là thời gian ng ta kiếm chút đỉnh cho năm dài. Chứ bỏ Tết rồi thì lấy đâu xả hơi như trên, ăn Tết Tây có mỗi 1 ngày thì dùng teleport biến về thăm nhà rồi biến về lại công ty làm việc hay sao?
Đâu ai cố giữ, cứ đến Tết là ăn thôi. Còn nói chữ "cố giữ" nghe như 99% đòi bỏ mà 1-2% đòi giữ vậy? Phải hỏi ngược lại là bao đời nay ăn Tết vẫn vậy, đất nước nghèo, có chắc là do Tết ko? Vậy cố bỏ Tết để làm gì? Thích ko ăn Tết thì cứ việc ko ăn, thích ko lì xì thì cứ ko lì xì, thích đi làm ngày Tết thì cứ đi làm thôi. Sao cứ đòi bỏ? Hay sợ mình số ít, tự bỏ vậy lại bị số đông giễu là lập dị, bị hâm? nên muốn ép tất cả phải bỏ cùng để ko còn ai nói ai là lập dị đc nữa chăng?

Tết là dịp để gia đình đoàn tụ sau một năm dài vất vả làm việc. Là cơ hội để những người con đi làm xa quê được về xum họp với người thân, cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa đồ đạc, rồi cùng nhau làm cơm thắp hương tổ tiên và quây quần bên nhau đón năm mới...

Một dịp tuyệt vời và ý nghĩa như vậy tại sao lại phải bỏ đi nhỉ. Cái không khí tết đối với mình là sự đầm ấm của gia đình. 

Trong suốt một năm bạn có thể bận rộn, có thể có nhiều chuyến đi, nhưng chẳng có chuyến đi nào nào ý nghĩa hơn chuyến đi về với gia đình. Và cũng chẳng có dịp nào phù hợp hơn dịp tết cả.

Mình có một người anh đồng nghiệp, gia đình anh ấy đông anh em nhưng mỗi người 1 nơi, các chị gái lấy chồng xa, mấy anh trai thì đi xuất khẩu lao động. Để mà gia đình đoàn tụ đông đủ thì chỉ có thể chờ đến dịp tết nguyên đán mà thôi. Năm nay anh ấy lấy vợ, cũng quyết định chọn vào mùng 4-5 tết để các anh chị em đều có thể về góp mặt, mặc dù biết là tổ chức vào thời gian đó thì hơi cập rập, và có lẽ sẽ thiếu vắng nhiều anh em bạn bè. 

Cái vui nhất của tết nằm ở giai đoạn dọn dẹp chuẩn bị đón tết, chứ không phải chỉ là mấy bữa nhậu đâu. Vì thế hãy cố gắng hoàn thành KPI sớm rồi về dọn nhà với bố mẹ anh chị em nhé. 

https://cdn.noron.vn/2023/01/12/603902631010644783-1673459640.jpg

Tết sum họp thì Tết đầm ấm , vui vẻ , hạnh phúc . Còn mình thì cảm thấy ngột ngạt . Có lẽ do mình tiêu cực quá. Ăn Tết mấy năm nay chả vui . Quê mình còn trọng nam khinh nữ nữa . Thói so bì kinh tế cũng khiến người ta mệt mỏi. 
Mình đang học tiếng và cuối năm tới muốn sang châu Âu. Sau này , không muốn tổ chức Tết nữa . Quá đủ rồi . Tốn kém và mệt mỏi ! 
Cứ về quê lần nào cũng toxic . Phong thủy nhà không tốt thật . Hút cạn năng lượng sống của mình . 

Hai cái đứa me tây số 1 lại đem ra nhận định như này. Riêng thằng Hộp ăn liền. Gặp ngoài phải đấm vào mặt nó ! Còn con kia là con nào???

Tết nhạt không phải do Tết nhạt mà là do người chơi Tết không biết làm cho nó "mặn" lên, để dẫn đến cái viễn cảnh Tết bị nói là "nhạt". Hastag ngưng đổ lỗi, hastag ngưng da dẻ =.=

Tết không thay đổi mà cái thay đổi lại là chính con người. Hãy giữ Tết như một "của hồi môn" cho mấy đứa trẻ sau này (các thế hệ tương lai). Đáng thương thay chúng ta có Tết, ông bà, bố mẹ chúng ta có Tết mà sao bọn trẻ lại không có Tết cơ chứ!
E nghĩ theo quan điểm cá nhân thì:
+Tết(Tết cổ truyền) là văn hoá của các qgia của ĐNA và một số khu vực, là dịp lễ đầu năm mới và mang nhiều giá trị tinh thần...
+Sở dĩ Tết càng nhạt thì theo cá nhân em là thời đại CNTT phát triển thì mn sẽ không gắn kết với nhau được nữa, mỗi người một chủ đề hay một điện thoại thì sao còn chơi đùa vui vẻ nữa, với ngày nay nhất lứa tuổi thiếu niên người ta còn biết "ngại" nên rất khó để mọi người có thể vui vẻ và quan tâm lẫn nhau
+Ngoài ra còn liên quan đến tài chính, kiểu ngày xưa mừng tuổi không quan trọng lớn nhỏ, giá trị, ý nghĩa là được, nhung ngày nay thì bọn trẻ con có thái độ rất     
Ngày trước mẹ mình kể, tết là dịp hiếm có cả năm, vì được ăn no, có quần áo mới, có bánh kẹo cho trẻ con. Mẹ mình 6x. Tết bây giờ là mong được về gia đình đoàn tụ, tụ họp, gặp mọi người, thiên về tình cảm nhiều hơn. Tết nhạt là do tình cảm nhạt rồi.