TẾT gì mà KÌ !!!
Có lẽ, không có cái dịp nào ở Việt Nam mà hàng hoá dịch vụ trở nên “có giá” hơn bằng dịp Tết cổ truyền. Cứ hễ gắn liền với Tết - bên cạnh sự sum họp gia đình, giữ gìn các văn hoá & phong tục tốt đẹp thì chính là sự ngán ngẩm về mọi loại phiền toái gắn liến với hai chữ “Tết mà”
“Tết mà” - Không bàn đến kinh tế vi mô, bình thường đồ ăn không cần biết giá bao nhiêu, cứ tới Tết là tự động upsize lên thêm 5.000 - 10.000. Nguyên nhân chủ yếu do Tết Việt quan niệm là phải sung túc đủ đầy, cả năm ăn cá thì cuối năm đều phải có một nồi thịt kho. Thế là được dịp chợ tăng nên mấy mợ bán hàng quán cũng tăng. Ủa, vậy thôi dẹp ăn Tết cho rồi, tiền đâu mà cứ tới chỗ nào là “ Tăng do Tết nha” được hoài ?
“Tết mà” - Ai mà không muốn về thăm quê, thế là các loại vé dịch vụ di chuyển: vé xe, máy bay,... tăng ầm ầm như dịch Virus Corona bùng phát. Ủa, chứ bình thường ít người đi thì giá vé rẻ, gần Tết nhiều người không lấy giá sỉ mà cứ ùn ùn tăng vé, rồi hết vé, nghỉ ăn Tết đi khỏi đoàn viên gì hết tốn kém quá
“Tết mà” - “Ủa sao 5h sáng đi mà 10h đêm mới tới quê vậy, Đồng Nai xa TP.HCM lắm hả?” - Hông, tại TẾT MÀ - bình thường cao tốc trải chiếu ra ngồi chơi bài như gia đình nào đó trên Facebook còn dư chỗ xe chạy. Tới Tết là đông đột biến như quân Nguyên kéo đàn. Ủa, thiết nghĩ về đông như vậy thôi khỏi về Tết luôn đi. Mốt tự lết xác đi bộ về quê còn lẹ hơn, dẹp Tết cho rồi ?
“Tết mà” - “Mà con không về được, lương Tết cao lắm” , thế là một cơ số các bạn trẻ (có thể vì thiếu điều kiện, có thể lí do mà ai-cũng-biết-là-lương-cao-đấy) tranh thủ ở lại các Thành phố lớn như Sài Gòn để làm kiếm thêm rồi về sau. Tết mà nhà ba mẹ ông bà con cái không quây quần được bên nhau, thôi dẹp Tết cho rồi ?
“Tết mà” - Và hằng hà sa số tệ nạn như tai nạn, trộm cắp, cướp giật, cờ bạc được mở hội mừng xuân. Tết mà như vậy, chơi gì vui ? Dẹp Tết đi ha ?
Rất nhiều điều phiền toái mà xuất phát điểm là từ cụm từ quen thuộc “TẾT MÀ” làm năm nào báo đài cũng đưa mấy câu hỏi mệt mỏi không muốn trả lời: “ Có nên bỏ Tết cổ truyền?”
Có lẽ - kiên định 20 năm như Gs. Võ Tòng Xuân vậy mà hay : “Bỏ Tết cổ truyền mới phát triển được” . Riêng mình thì thắc mắc, hay là khỏi ăn Tết cổ truyền cho khoẻ đi ?
tết việt
,văn hóa
Nếu bỏ thì bỏ luôn Tết, đừng ăn uống gì cả và cày cả năm. Bỏ Tết cổ truyền chuyển ăn Tết tây, bình mới rượu cũ chả giải quyết đc vấn đề.
Còn nói phát triển, ko lo phát triển con ng, cứ bỏ này bỏ nọ, cái gì của ta cũng bỏ, cũng vứt để theo "cái hay, cái đẹp" của ng ta, để rồi tây ko ra tây, ta ko ra ta, có gì là hay ho, mà chắc gì đã phát triển.
Sao cứ phải ép ta theo người mà lại ko phát triển cái ta để người theo. Sao ko như Thái Lan biến ngày Tết, tận tháng 4 thành mùa thu hút du lịch chẳng hạn.
Tư duy giáo sư chẳng biết thế nào, nhưng nhổ cỏ phải nhổ tận gốc, chẳng thà mỗi năm có 1 tuần "Tết mà" còn hơn là cả năm đều tệ nạn.
Năm hết thì Tết đến, nó vẫn cứ đến mặc dù muốn hay ko. Ng ở gần đâu hiểu ng xa xứ, chỉ có Tết thì mới có lý do để con cái về với ông bà, cha mẹ. Tết là những ngày người ta có sức, ko chơi kiếm thêm cho những ngày ế ẩm trong năm, Tết là những đứa trẻ nhỏ, nhất là nhà nghèo có đc bộ đồ mới, Tết còn là cái mốc để ng ta giải quyết rốt ráo các công việc năm cũ, đòi hết nợ khi sang năm mới, Tết còn là những kỷ niệm, những tưởng nhớ, những sum họp, những kích cầu, những ngày nghỉ,.... và hằng hà sa số những niềm vui.
Chúng ta nhìn vào đâu thì cũng nên nhìn ở những mặc khác nhau, tờ giấy mỏng đến mấy cũng có 2 mặt, vấn đề có thế nào thì cũng có tốt - xấu. Tại sao cứ chăm hăm vào những cái xấu xa để rồi cho 1 sự việc là sai trái. Nếu vậy thì cái còm-men này cứ chăm hăm vào việc bài viết trên là bài "bới lông tìm vết" chẳng đáng 1 xu, liệu có sai.
Tết là 1 nét đẹp, nếu ko đẹp đã bị dẹp lâu rồi, ko tồn tại đến cả mấy ngàn năm vậy đâu. Mọi thứ đc tạo ra đều hướng đến cái tốt, cái đẹp chỉ vì việc thực hiện của con người thành ra ko đc đẹp thôi. Chúng ta đâu phải những con robot vô cảm, chỉ biết thấy cái gì ko tốt là xóa bỏ ko thương tiếc, như người Sparta ném những đứa trẻ sơ sinh ốm yếu dưới vách đá sao. Ta gọi họ là man rợ trong khi chúng ta tự cho là văn minh mà cũng chẳng kém gì. Mà trong khi lỗi là tại chính chúng ta nữa chứ. Ko biết đây là bi kịch hay hài kịch. Thôi thì Tết đến cứ ăn Tết thôi, mỗi ng tự đi mà sửa đổi cho phù hợp. Mùa đông mặc áo ấm thì dù sao vẫn dễ hơn là mong cho đừng có mùa đông.
Nguyễn Quang Vinh
Nếu bỏ thì bỏ luôn Tết, đừng ăn uống gì cả và cày cả năm. Bỏ Tết cổ truyền chuyển ăn Tết tây, bình mới rượu cũ chả giải quyết đc vấn đề.
Còn nói phát triển, ko lo phát triển con ng, cứ bỏ này bỏ nọ, cái gì của ta cũng bỏ, cũng vứt để theo "cái hay, cái đẹp" của ng ta, để rồi tây ko ra tây, ta ko ra ta, có gì là hay ho, mà chắc gì đã phát triển.
Sao cứ phải ép ta theo người mà lại ko phát triển cái ta để người theo. Sao ko như Thái Lan biến ngày Tết, tận tháng 4 thành mùa thu hút du lịch chẳng hạn.
Tư duy giáo sư chẳng biết thế nào, nhưng nhổ cỏ phải nhổ tận gốc, chẳng thà mỗi năm có 1 tuần "Tết mà" còn hơn là cả năm đều tệ nạn.
Năm hết thì Tết đến, nó vẫn cứ đến mặc dù muốn hay ko. Ng ở gần đâu hiểu ng xa xứ, chỉ có Tết thì mới có lý do để con cái về với ông bà, cha mẹ. Tết là những ngày người ta có sức, ko chơi kiếm thêm cho những ngày ế ẩm trong năm, Tết là những đứa trẻ nhỏ, nhất là nhà nghèo có đc bộ đồ mới, Tết còn là cái mốc để ng ta giải quyết rốt ráo các công việc năm cũ, đòi hết nợ khi sang năm mới, Tết còn là những kỷ niệm, những tưởng nhớ, những sum họp, những kích cầu, những ngày nghỉ,.... và hằng hà sa số những niềm vui.
Chúng ta nhìn vào đâu thì cũng nên nhìn ở những mặc khác nhau, tờ giấy mỏng đến mấy cũng có 2 mặt, vấn đề có thế nào thì cũng có tốt - xấu. Tại sao cứ chăm hăm vào những cái xấu xa để rồi cho 1 sự việc là sai trái. Nếu vậy thì cái còm-men này cứ chăm hăm vào việc bài viết trên là bài "bới lông tìm vết" chẳng đáng 1 xu, liệu có sai.
Tết là 1 nét đẹp, nếu ko đẹp đã bị dẹp lâu rồi, ko tồn tại đến cả mấy ngàn năm vậy đâu. Mọi thứ đc tạo ra đều hướng đến cái tốt, cái đẹp chỉ vì việc thực hiện của con người thành ra ko đc đẹp thôi. Chúng ta đâu phải những con robot vô cảm, chỉ biết thấy cái gì ko tốt là xóa bỏ ko thương tiếc, như người Sparta ném những đứa trẻ sơ sinh ốm yếu dưới vách đá sao. Ta gọi họ là man rợ trong khi chúng ta tự cho là văn minh mà cũng chẳng kém gì. Mà trong khi lỗi là tại chính chúng ta nữa chứ. Ko biết đây là bi kịch hay hài kịch. Thôi thì Tết đến cứ ăn Tết thôi, mỗi ng tự đi mà sửa đổi cho phù hợp. Mùa đông mặc áo ấm thì dù sao vẫn dễ hơn là mong cho đừng có mùa đông.
Đỗ Thành Long
Cái này cơ bản là tuỳ cơ ứng biến thôi. Mỗi nhà mỗi cảnh nên cũng không áp đặt cách chơi Tết của người này lên người kia được. Có người đã hơn 20 năm chưa về quê ăn Tết, thì năm này đành cố xác chen chúc tàu xe, cắn răng mua vé đắt mà về thôi. Có người điều kiện tốt hơn, năm nào cũng đón Tết tại nhà rồi thì năm nay họ có muốn ''trốn Tết'' chúng ta cũng không có quyền gì phê bình họ cả.
Có người thích ảnh ọt, chụp hình chụp họ làm dáng, thì ok mùng 3 là ngay lập tức ra đường hoa, chấp nhận nắng nôi, chen chúc chỉ để chụp được tấm hình ưng ý. Có người chỉ thích ở nhà xem phim, hoặc rủ bạn bè đi ăn nhậu, thì họ sẽ chơi kiểu khác. Không thể nói là ai đúng ai sai.
Có người sĩ diện, cứ đến Tết sẽ phải lên đồ sang chảnh, lì xì tiền triệu cho cháu chắt chút chít trong họ hàng, dù cả năm chẳng biết đến sự tồn tại của nhau, chỉ để có cảm giác hứng chí là họ giàu hơn người họ hàng nọ. Có người nổi loạn hơn, chẳng lì xì ai, chẳng đòi ai lì xì, và cũng chẳng quan tâm mùng 1 mùng 2 làm gì, thì cũng chẳng sao, đâu ai có quyền phê bình họ.
Người ẩn danh
Làm cả năm quần quật kiếm tiền, chỉ mong đến một thời gian nào trong năm (gọi là Tết đi) để có thể tiêu xài, cũng như relax lại bản thân mà. Giờ mà bỏ Tết chắc thành bị kịch luôn quá