Tết Đoan Ngọ - Nguồn gốc, ý nghĩa và những điều kiêng kị

  1. Văn hóa

Tết Đoan Ngọ hay Tết Đoan Dương là một ngày lễ đặc biệt quan trọng trong truyền thống người Việt Nam thường diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Vậy nguồn gốc, ý nghĩa, mâm cỗ, bài cúng và những kiêng kỵ trong ngày Tết Đoan Ngọ ra sao sẽ được đề cập tại bài viết này.

Tết Đoan Ngọ
 được diễn ra hàng năm vào ngày 5 tháng 5 Âm lịch (Theo lịch dương vào 07/06/2019) tại Việt Nam và 1 số nước ở châu Á như Trung Quốc, Triều tiên, Đài loan.

Theo tập tục Việt Nam ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ là ngày mà mọi người sẽ diệt trừ sâu bọ bằng việc ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc khi vừa thức dậy. Ngày 5/5 âm lịch cũng là ngày các con cháu chuẩn bị mâm cơm thắp hương để bày tỏ lòng biết ơn đến Đôi Truân đồng thời mong muốn có một mùa màng bội thu. Tùy vào từng vùng miền và dân tộc sẽ có những vận phẩm cho mâm cỗ cúng khác nhau.

tet doan ngo: nguon goc, y nghia va nhung dieu kieng ki - 1


Nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

MÂM CỖ CÚNG TẾT ĐOAN NGỌ GỒM NHỮNG GÌ?

Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn nhất theo truyền thống Việt Nam bạn cần chuẩn bị:

Hương, hoa tươi, vàng mã, nước, rượu nếp

Các loại quả theo mùa như mận, vải, hồng xiêm, dưa hấu…

Các loại bánh như bánh gio, bánh khúc…

Chè trôi nước và thịt vịt

tet doan ngo: nguon goc, y nghia va nhung dieu kieng ki - 2


Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ

Những món ăn dân dã sau thường được nhân dân ta chuẩn bị để cúng và thưởng thức trong ngày Tết Đoan Ngọ nhằm diệt sâu bọ, cầu mong sự khỏe mạnh và bình yên. Vậy những món ăn này có ý nghĩa gì?

1. Bánh tro

Đây là món ăn truyền thống của người dân ở vùng Nam bộ và một số nơi miền Bắc Việt Nam. Bánh thuôn dài hoặc hình chóp với các biến tấu khác nhau như nhân ngọt hoặc mặn hay chay. Khi ăn bánh tro người ta tin rằng bệnh tật trong người sẽ biến mất. Bánh có vị thanh mát, ngai ngái nồng nồng của nước tro rất tốt cho đường tiêu hóa và phù hợp với tiết trời mùa hè.


tet doan ngo: nguon goc, y nghia va nhung dieu kieng ki - 3


Bánh tro dẻo thơm ngon là món ăn được nhiều người yêu thích

2. Cơm rượu nếp

Cơm rượu nếp được bán rất nhiều tại các chợ và gánh hàng rong người dân mua về để cúng Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm dân gian, sau khi ngủ dậy ăn cơm rượu nếp thì diệt sâu bọ rất hiệu quả vì vị cay nồng của rượu nếp làm cho ký sinh trong cơ thể bị tiêu diệt.

Bạn có thể mua cơm rượu nếp làm từ các loại gạo nếp cẩm, nếp cái hoa vàng, khi ăn hạt chắc dẻo hòa quyện với men rượu thơm nồng để lại vị ngọt đầu môi.

tet doan ngo: nguon goc, y nghia va nhung dieu kieng ki - 4


Cơm rượu nếp là món ăn truyền thống vào ngày Tết Đoan Ngọ

3. Hoa quả theo mùa

Hoa quả theo mùa là vật không thể thiếu trong mỗi mâm cúng thắp hương của người Việt trong mỗi dịp Tết Đoan Ngọ. Hoa quả được lựa chọn chủ yếu là các loại quả mùa hè tươi ngon có vị chua thơm nức.

Ở miền Bắc theo mùa bạn có thể chọn mua các loại hoa quả như mận, vải, đào, dưa hấu, dứa…để cúng Tết. Đặc biệt nếu thiếu đi mận vải thì Tết Đoan ngọ sẽ mất đi nhiều ý nghĩa.

4. Thịt vịt

Ở miền Trung thịt vịt thường xuất hiện trong các mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ. Theo quan niệm dân gian thì ngày 5/5 âm lịch khí trời nóng bức, trong khi đó thịt vịt có tính mát bổ giải nhiệt trong những ngày này.

tet doan ngo: nguon goc, y nghia va nhung dieu kieng ki - 5


Thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong ngày tết Đoan Ngọ

5. Chè trôi nước

Chè trôi nước là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết này tại các vùng miền. Những viên chè được làm từ bột gạo nếp bên trong là nhân đỗ xanh có vị ngọt của đường ăn cùng nước cốt dừa béo ngậy trở thành món ăn được nhiều người yêu thích.

tet doan ngo: nguon goc, y nghia va nhung dieu kieng ki - 6


Chè trôi nước cũng góp mặt trong mâm cỗ cúng Tết diệt sâu bọ

6. Bánh khúc

Bánh khúc là món ăn sáng điểm tâm dần trở nên phổ biến tại các tỉnh thành phía bắc có nguồn gốc từ Lào Cai. Bánh khúc được làm từ gạo nếp, rau khúc, đậu xanh, vừng đen… có thể hấp hoặc rán phù hợp với khẩu vị từng người.

tet doan ngo: nguon goc, y nghia va nhung dieu kieng ki - 7


Khi ăn bánh khúc dẻo thơm đặc trưng vị rau khúc cùng nhân đậu xanh bùi bùi khiến bạn nhớ mãi không quên.

BÀI CÚNG TẾT ĐOAN NGỌ

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là:…………

Ngụ tại:…………………………..

Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

MỘT SỐ PHONG TỤC ĐẸP TRONG NGÀY TẾT ĐOAN NGỌ 5/5 ÂM LỊCH

Hái lá thuốc

Phong tục hái lá thuốc vào đúng giờ ngọ của người Việt Nam xưa sau khi đã cùng nhau ăn cỗ, bởi đây là thời điểm dương khí tốt nhất trong cả năm hái vào giờ Ngọ sẽ cho công hiệu tốt nhất. Những loại lá thuốc thường được hái bao gồm: lá ngải cứu, kinh giới, tía tô, xả, bưởi, cam thảo. Lá thuốc sau khi hái sẽ được phơi khô hãm nước uống dần hoặc xông tắm ngày hôm đó.

Khảo cây đúng giờ Ngọ

Phong tục này xuất phát từ những vùng miền có nền nông nghiệp phát triển. Khảo cây (hay còn gọi là đánh cây) và ngày tết Đoan Ngọ với ý nghĩa mong muốn cuộc sống luôn sung túc như cây cối đơm hoa kết trái.

Mỗi vùng miền có những cách khảo cây khác nhau vào lúc 12h trưa. Những cây bị khảo thường là cây ăn quả trong vườn, cây ít quả không ra quả hoặc bị sâu bệnh.

Học trò tri ân thầy, con rể thành tâm cảm ơn bố mẹ vợ

Đây là phong tục tập quán mang ý nghĩa gắn kết tình cảm tốt đẹp của người Việt. Vào ngày tết Đoan Ngọ, con rể ăn mặc lịch sự đi lễ cha mẹ vợ hay gọi là đi siêu với những mâm lễ tươm tất như xôi, gà, hoa trái đầu mùa hoặc các đồ sống như như gạo nếp, đậu xanh, dưa hấu, vịt gà hoặc ngỗng, chim trời…

Đây cũng là dịp mà học trò cũ đến lễ thầy dạy học để tri ân cũng như gắn kết tình cảm ôn lại những kỷ niệm xưa.

NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ VÀO NGÀY TẾT ĐOAN NGỌ

Ngày Đoan Ngọ là ngày đánh dấu 

thời tiết
 mới, người dân cầu cho mùa màng bội thu vì vậy bạn cần lưu ý kiêng kỵ những điều sau:

Không nên để rơi hay mất tiền

Dù đi đâu cũng nên cần thận bảo vệ tài sản và tiền bạc của mình vì theo quan niệm rơi hay mất tiền trong ngày Tết Đoan Ngọ sẽ khiến bạn rơi mất tài lộc.

Không nên dừng chân ở nơi âm u, nhiều tà khí

Trong ngày tết Đoan Ngọ, nếu đi ra khỏi nhà không nên dừng chân ở những nơi âm u nhiều tà khí như bệnh viện, nghĩa trang hay nhà tang lễ… vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Không nên để giày dép lộn xộn

Quan niệm xa xưa cho rằng, giày dép trong tiếng Hán đồng âm với từ tà (tức tà khí), nếu để lộn xộn lung tung sẽ dễ chiêu dụ tà khí. Vậy nên để mũi giày hướng ra ngoài tránh ảnh hưởng đến đường tài lộc và tình duyên.

Không nên soi gương sau 12h đêm

Không nên soi gương 12h đêm vì khoảng thời gian này âm khí hoạt động mạnh. Nếu soi gương hay chụp ảnh rất dễ chiêu âm khí và không tốt cho sức khỏe cũng như xảy ra những hiện tượng khó lý giải.

Tránh mua đồ lưu niệm trong ngày Tết Đoan Ngọ

Quan niệm này được nhiều người xưa cho rằng, mọi vật đều chứa linh khí nếu tốt sẽ mang lại may mắn tài lộc còn nếu không tốt sẽ mang những điều xui xẻo. Vì vậy nếu đi du lịch vào những ngày này bạn cần tìm hiểu kỹ để tránh sai lầm.

Hy vọng, những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về ngày Tết Đoan Ngọ truyền thống trong văn hóa người Việt Nam.

Từ khóa: 

văn hóa