Tên gọi "Saigon" được đổi thành "Thành phố Hồ Chí Minh" vào năm nào, theo sau những sự kiện nào?

  1. Lịch sử

Từ nhỏ đến giờ, mình vẫn luôn có thói quen gọi tên thành phố mình ở là "Saigon", thay vì "thành phố Hồ Chí Minh", hay tpHCM trong văn viết 😂 Ai cũng biết rằng "Saigon" là tên gọi cũ của thành phố, vậy xin hỏi rằng từ khi nào, năm nào mà chúng ta có sự đổi tên này, và nó có theo sau sự kiện lịch sử nào không?

Xin cảm ơn các bạn!

https://cdn.noron.vn/2019/08/28/0d355048c27a0fcd2e83659ee85d3515.png
Từ khóa: 

saigon

,

thành phố hồ chí minh

,

tphcm

,

lịch sử

Thành phố Hồ Chí Minh - Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố.

Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam. Cùng với Phnom Penh của Campuchia, Sài Gòn được người Pháp mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" trong số những thuộc địa của họ. Sài Gòn cũng là thủ đô của Liên bang Đông Dương giai đoạn 1887-1901 (về sau Pháp chuyển thủ đô Liên bang Đông Dương ra Hà Nội). Năm 1949, Sài Gòn trở thành thủ đô của Quốc gia Việt Nam - một chính thể thuộc Liên bang Đông Dương và sau này là thủ đô của Việt Nam Cộng hòa. Kể từ đó, thành phố này trở thành một trong những đô thị quan trọng của miền Nam Việt Nam. Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, lãnh thổ Việt Nam được hoàn toàn thống nhất. 

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên Sài Gòn thành "Thành phố Hồ Chí Minh", theo tên vị Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trả lời

Thành phố Hồ Chí Minh - Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố.

Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam. Cùng với Phnom Penh của Campuchia, Sài Gòn được người Pháp mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" trong số những thuộc địa của họ. Sài Gòn cũng là thủ đô của Liên bang Đông Dương giai đoạn 1887-1901 (về sau Pháp chuyển thủ đô Liên bang Đông Dương ra Hà Nội). Năm 1949, Sài Gòn trở thành thủ đô của Quốc gia Việt Nam - một chính thể thuộc Liên bang Đông Dương và sau này là thủ đô của Việt Nam Cộng hòa. Kể từ đó, thành phố này trở thành một trong những đô thị quan trọng của miền Nam Việt Nam. Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, lãnh thổ Việt Nam được hoàn toàn thống nhất. 

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên Sài Gòn thành "Thành phố Hồ Chí Minh", theo tên vị Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tháng 5/1909 Bác Hồ ( Nguyễn tất Thành) từ Huế vào sài Gòn (có dừng chân dạy học ở trường Dục Thanh ở phan Thiết 9/1910 đến 2/1911) ra đi tìm đường làm cách mạng giải phóng nước ta khỏi sự cai trị của Pháp. Ngày 5/6/1911 với tên Văn Ba làm chân phụ bếp trên tàu Amiral La Touche De Tréville. Sau khi bôn ba ở các nước thuộc các đại lục Âu, Á, Phi, Mỹ. Đặc biệt Người đã dừng chân khảo sát khá lâu ở 3 nước đế quốc lớn nhất thời đó là Mỹ, Anh và Pháp. Ngày 28/1/1941 (Tức ngày mùng 2 Tết Tân Tỵ), Bác Hồ trở về nước qua mốc 108 (cũ), tại xóm Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Ngay từ khi trở về Cao Bằng trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đến 2/9/1945 Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập ở quảng trường Ba Đình-Hà Nội.

Sau khi Pháp thua trận Điện Biên Phủ và ký Hiệp định Genever, Quốc gia Việt Nam cùng Pháp tập kết về vùng phía Nam vĩ tuyến 17 của Việt Nam. Mỹ tác động vào liên hiệp quốc kiểm soát miền nam Việt Nam (từ vĩ tuyến 17 trở vào nam, thủ đô là Sài Gòn) và lập nên và viện trợ cho chính quyền việt Nam Cộng hòa do Ngô Đình Diệm đứng đầu đến 30.4 .1975 thì sụp đổ , miền nam giải phóng khỏi Mỹ.  

Từ 30 tháng 4 năm 1975, chế độ Việt Nam Cộng hòa bị xóa bỏ và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam quản lý miền Nam. Đô thành Sài Gòn, tỉnh Gia Định và 2 quận Củ Chi và Phú Hòa kế cận dưới thời Việt Nam Cộng hòa được hợp nhất thành 1 đơn vị hành chính gọi là thành phố Sài Gòn – Gia Định. Đầu năm 1976, Đảng bộ và Ủy ban Nhân dân thành phố bắt đầu hoạt động

 Ngày 5/7/1975 tại Dinh Độc Lập- nhà Trắng của Mỹ ở Sài Gòn hội nghị hiệp thương thống nhất đất nước Đảng và chính phủ quyết định đổi tên sài Gòn Thành thành phố Hồ Chí Minh- để tưởng nhớ từ nơi đây bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước . Từ đó Dinh độc lập cũng đươc gọi là Hội Trường Thống Nhất.

=> Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh, theo tên của nhà lãnh đạo cách mạng và Chủ tịch nước đầu tiên, Hồ Chí Minh.