Tây Sơn Hồ Thơm
Khi nhà Tây Sơn sụp đổ, nhà Nguyễn đã có một giai đoạn thanh lý môn hộ trên quy mô lớn nhằm xoá hẳn dấu vết của cựu thù. Vua Minh Mạng có nói:
-Hoàng khảo Gia Long ta xưa dẹp giặc Tây Sơn, thu được hết ấn nguỵ, nay ở trong kho hãy còn một quả. Trẫm nghĩ hoàng khảo ta công đức rực rỡ trong sử sách, không cần cái ấy cũng đủ tỏ rõ võ công. Vả lại như đôn của nhà Thương, đỉnh của nhà Chu, truyền làm của báu cho đời thì được, chứ đây là vật tiếm nguỵ thì để lại làm gì. Vậy huỷ đi.
Thời này trở thành một thời khuyết sử. Nhưng có ông quan tâu rằng trong 15 năm đó, triều Lê vừa mất mà triều Nguyễn ta chưa lên, vậy thiên hạ của ai? Lúc đó vua Minh Mạng nghĩ lại:
-Khi mới đại định, thu nhặt được văn thư sách vở của Tây Sơn rất nhiều, ý trẫm cho là vô dụng nên gần đây sai đốt hết cả. Nay lại nghĩ chúng tuy bội nghịch, những việc chúng làm thật không đáng kể, song cũng là dấu tích của một đời, kho sách chứa cất không nên thiếu sót. Nên tư giấy cho Bắc Thành, hỏi khắp các cố gia và sĩ thứ ai có ghi chép được việc cũ của Tây Sơn, từ năm Bính Ngọ trở đi, từ năm Nhâm Tuất trở lại, phàm một chính một lệnh và chiếu sắc tấu sớ, cùng mọi điều nhỏ mọn mà chúng đã làm, không nệ kỵ huý, không nể lời văn quê mùa, hết thảy đem nộp quan sẽ lượng khen thưởng.
Cho nên theo "Thư mục về Tây Sơn Nguyễn Huệ" thì đến năm 1988 đã có hơn 1623 công trình viết về Tây Sơn. Con số đó theo Nguyễn Duy Chính hẳn bây giờ đã gấp bội, và người ta viết về Nguyễn Huệ nhiều hơn bất cứ danh nhân nào trong lịch sử các triều đại của nước ta.
Nay mình chọn ra 3 cuốn khá đầy đủ về cuộc đời ông và cũng dễ kiếm cho các bạn. Sở trường, sở đoản, và những thăng trầm của Quang Trung được ghi lại. Một Quang Trung không phải thần thánh mà rất người.
-Hoàng khảo Gia Long ta xưa dẹp giặc Tây Sơn, thu được hết ấn nguỵ, nay ở trong kho hãy còn một quả. Trẫm nghĩ hoàng khảo ta công đức rực rỡ trong sử sách, không cần cái ấy cũng đủ tỏ rõ võ công. Vả lại như đôn của nhà Thương, đỉnh của nhà Chu, truyền làm của báu cho đời thì được, chứ đây là vật tiếm nguỵ thì để lại làm gì. Vậy huỷ đi.
Thời này trở thành một thời khuyết sử. Nhưng có ông quan tâu rằng trong 15 năm đó, triều Lê vừa mất mà triều Nguyễn ta chưa lên, vậy thiên hạ của ai? Lúc đó vua Minh Mạng nghĩ lại:
-Khi mới đại định, thu nhặt được văn thư sách vở của Tây Sơn rất nhiều, ý trẫm cho là vô dụng nên gần đây sai đốt hết cả. Nay lại nghĩ chúng tuy bội nghịch, những việc chúng làm thật không đáng kể, song cũng là dấu tích của một đời, kho sách chứa cất không nên thiếu sót. Nên tư giấy cho Bắc Thành, hỏi khắp các cố gia và sĩ thứ ai có ghi chép được việc cũ của Tây Sơn, từ năm Bính Ngọ trở đi, từ năm Nhâm Tuất trở lại, phàm một chính một lệnh và chiếu sắc tấu sớ, cùng mọi điều nhỏ mọn mà chúng đã làm, không nệ kỵ huý, không nể lời văn quê mùa, hết thảy đem nộp quan sẽ lượng khen thưởng.
Cho nên theo "Thư mục về Tây Sơn Nguyễn Huệ" thì đến năm 1988 đã có hơn 1623 công trình viết về Tây Sơn. Con số đó theo Nguyễn Duy Chính hẳn bây giờ đã gấp bội, và người ta viết về Nguyễn Huệ nhiều hơn bất cứ danh nhân nào trong lịch sử các triều đại của nước ta.
Nay mình chọn ra 3 cuốn khá đầy đủ về cuộc đời ông và cũng dễ kiếm cho các bạn. Sở trường, sở đoản, và những thăng trầm của Quang Trung được ghi lại. Một Quang Trung không phải thần thánh mà rất người.
quang trung
,nguyễn huệ
,lịch sử
Đã có đủ 4 cuốn trong hình và vẫn đang tìm đọc kỹ ạ :))
Nội dung liên quan
Trung Nguyễn