TÂY SƠN HÀO KIỆT-VUA QUANG TRUNG
Triều đại Tây Sơn (1778-1802), tồn tại chỉ có 24 năm nhưng đã đến lại cho dân tộc những trang sử hào hùng nhất. Những chiến công của vua Quang Trung, vị vua bách chiến bách thắng của dân tộc mãi mãi được lưu truyền.
🎠"QUANG TRUNG" ĐI SỨ NHÀ THANH🎠
Sau mùa xuân năm 1789 đại phá quân Thanh thắng lợi, vua Quang Trung nhận định rằng mặc dù thất bại muối mặt nhưng nhà Thanh vẫn là một nước lớn, thất bại này chỉ khiến nhà Thanh thêm phần căm thù nước ta mà thôi. Vì lẽ đó, vua Quang Trung đã thi hành chính sách ngoại giao khôn khéo để từ đó quan hệ giữa hai nước trở nên tốt đẹp hơn. Nhà Thanh sau đó đã phong vua làm An Nam quốc vương.
Đỉnh cao của đối sách khôn ngoan của vua tôi Tây Sơn là chuyến đi sứ đến Yên Kinh (Nhà Thanh) của " vua Quang Trung".
Tương truyền rằng nhân dịp vua Thanh là Càn Long sắp mừng đại thọ 80 tuổi, vua Quang Trung bị nhà Thanh yêu cầu phải đến để bái kiến Càn Long. Nếu vua không đi thì đất nước chúng ta bị nhà Thanh hạch nhiễu, còn nếu đi thì đó là quốc nhục, trước đây chưa từng có vị vua nước Nam nào đi sứ Trung Quốc cả.
Thế là vua tôi nước ta nghĩ ra độc chiêu, tìm người giả dạng vua tới Yên Kinh. Người này là cháu của vua và có ngoại hình tương đối giống.
Trước lúc lên đường, phái bộ đã tính hết các khả năng xấu nhất nếu sự việc bị bại lộ. Nhưng may mắn chuyến đi đã thành công tốt đẹp, sứ bộ về nước an toàn và mang theo rất nhiều báu vật, tiền bạc mà Càn Long ban tặng.
Sau này nhà Thanh có biết chuyện này nhưng cũng không có hành động gì quá ghê gớm.
Đây có lẽ là chuyến đi sứ đặc biệt nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
🎏PHONG TỤC "ĂN TẾT LẠI"🎏
Đây là bài viết thứ hai trong loạt bài viết về Triều đại Tây Sơn mà KHFC mong muốn gửi tới các bạn.
"Ăn Tết lại" là phong tục mà từ mồng 4 đến cuối tháng Giêng hàng năm, người dân Ngoại thành Hà Nội tổ chức ăn Tết thêm một lần nữa.
Phong tục ra đời từ năm 1789, sau khi vua Quang Trung đại phá quân Thanh. Vì khi quân Thanh chiếm đóng nước ta, bà con phải chạy giặc nên có một cái Tết không trọn vẹn. Vua Quang Trung sau đó đã cho người dân được ăn tết lại để có một cái Tết trọn vẹn.
Tuy nhiên cũng có có cách giải thích khác rằng người dân vì lo chạy giặc nên đã vứt rất nhiều bánh và thực phẩm xuống ao. Đến khi đuổi được giặc, họ quay về và vớt lên. Vì thấy thực phẩm vẫn còn sử dụng được nên người dân cảm tạ trời đất đã giúp đuổi giặc ra khỏi đất nước và tổ chức ăn mừng.
Đây là phong tục độc đáo và đặc biệt là nó lại bắt nguồn sau chiến thắng thần tốc mùa xuân 1789 của hoàng đế Quang Trung-Nguyễn Huệ. Qua đó, có thể thấy được dấu ấn văn hóa đậm nét mà triều Tây Sơn đã để lại cho đất nước.
VUA QUANG TRUNG CẦU HÔN CÀN LONG 💝
Từ lâu nay, câu chuyện về việc vua Quang Trung muốn làm phò mã nhà Thanh gây tò mò với nhiều người về sự thật của nó. Thời gian gần đây nhiều nghiên cứu từ Hoàng Lê nhất thống chí và các bộ sử thời Nguyễn đã xác nhận tính chính xác của câu chuyện này.
Mục đích chính của vua Quang Trung trong việc này là để có cớ sai sứ thần đi tới Yên Kinh dò xét xem động thái vua Thanh là Càn Long ra sao và cũng là cách để chọc tức nhà Thanh chơi😂😂
Theo đó vua đã lệnh cho đại thần Ngô Thì Nhậm chắp bút viết tờ biểu cầu hôn gửi đến nhà Thanh. Ngô Thì Nhậm đã rất khéo léo dùng các từ ngữ giảm nhẹ nhưng cũng đủ để thể hiện mong muốn "ngạo mạn" của vua Quang Trung với thiên triều.
Thật không may, không lâu sau đó vua Quang Trung qua đời, kết thúc một sự nghiệp huy hoàng với bao chiến công hiển hách. Trong lịch sử Việt Nam được bao nhiêu người có thể dám chọc nạt thiên triều phương Bắc kia chứ?
CÀNH ĐÀO THẮNG TRẬN CÓ THẬT HAY CHỈ LÀ MỘT HUYỀN THOẠI ĐẸP 🎊🎊🎊🎊🎊
Tương truyền rằng đầu năm 1789, sau khi đánh tan 29 vạn quân Thanh, Hoàng Đế Quang Trung đã gửi một cành bích đào vào Phú Xuân tặng cho công chúa Lê Ngọc Hân.
Nếu đây là câu chuyện có thật thì quả thật vua Quang Trung là một ông vua hết sức tâm lý khi hiểu thấu được nỗi lòng nhớ quê nhà của vợ mình. Về phần Ngọc Hân, cành đào đó là một phần của của cái tết ở thành Thăng Long, nơi nàng sinh ra.
Tuy nhiên, nhiều nhà sử học lại cho rằng đây hoàn toàn chỉ là một câu chuyện được thêu dệt vì không có tài liệu nào ghi nhận điều này. Theo các nhà sử học, tình yêu giữa hai người còn chẳng lấy gì làm sâu đậm chứ chẳng nói gì đến việc tặng cành đào. Nhưng nhiều người dân trồng đào ở Nhật Tân lại khẳng định tính chính xác của câu chuyện này. Phải chăng câu chuyện bắt nguồn từ sự ngưỡng mộ vua Quang Trung, muốn hình tượng hóa vua với một câu chuyện tình yêu đẹp?
Câu trả lời dù thế nào đi nữa thì huyền thoại này vẫn sẽ được lưu truyền trong dân gian và riêng admin cũng muốn nó mãi đẹp như vậy, đừng nên đổi khác chi nữa 💝
🎉CON VOI CHIẾN CỦA VOI QUANG TRUNG🎉
Lúc sinh thời vua Quang Trung đã xây dựng nên một đội quân bách chiến bách thắng.Trong đó có một phần đóng góp không nhỏ đến từ tượng binh với những chú voi chiến dũng mảnh.
Vua Quang Trung cũng có cho mình một chú voi trung thành tuyệt đối. Ngày vua Quang Trung đột ngột qua đời (16/9/1792), người ta thả chú voi chiến này vào rừng ở Huế. Tương truyền, người dân vẫn thường nghe tiếng rống của chú voi này, phải chăng là vì nhớ chủ.
Có câu chuyện thế này:
Lúc còn trẻ, Bác Hồ sống ở Huế. Một hôm Bác vào rừng với một vị bô lão và nghe tiếng của một con vật. Bô lão giải thích đó là tiếng voi. Bác Hồ bảo có phải là con voi chiến không?. Bô lão bảo Bác rằng chớ gọi vậy, mà phải gọi là "vua tượng"
Vào thời điểm ấy, nước nhà đã bị Pháp đô hộ, Bác Hồ và bô lão nọ luyến tiếc biết bao vua Quang Trung, giá như lúc ấy có một vị vua như vua Quang Trung thì nước nhà liệu có phải bị đô hộ như thế này?
PS: Mình rất hân hạnh được nhận những ý kiến đóng góp của các bạn, thân ái!
Trung Nguyễn
Nam Cung Minh Hồng
Về trình bày: cách viết của bạn theo dạng những mẩu chuyện nhỏ, gây cuốn hút cho người đọc (nhất là những người mới tìm hiểu sử học)
Về nội dung: Đây là những mẩu chuyện mang tính truyền thuyết hoặc huyền thoại nhiều, các mẩu chuyện có tính xác thực thấp, nói chung dạng truyện kể thì ổn chứ nếu dùng làm sử liệu thì không ổn.
Nhìn chung, thì cách kể chuyện dạng giai thoại như bài viết rất hữu ích đối với đối tượng là các bé, các trẻ ở độ tuổi từ mẩu giáo đến tiểu học, độ tuổi này khi nghe các mẩu chuyện giai thoại sẽ tăng sự tưởng tượng của trẻ, phát triển tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc...