Tạo giá trị trước, đòi hỏi quyền lợi sau?

  1. Phong cách sống

Một người bạn của mình nói đây là cách anh ý đối mặt với mọi vấn đề trong công việc liên quan tới quyền lợi.

Ví dụ công ty offer mức lương thấp hơn so với những gì anh ý mong muốn. Anh ý sẵn sàng chấp nhận sau đó làm việc tạo ra thành tựu khi đó mới đề xuất tăng lương. Nếu công ty không đồng ý hay không nhận ra giá trị anh ý đem lại thì công ty khác cũng sẽ nhận ra thôi. Và nếu anh ý nghỉ thì sẽ là một thiệt thòi cho công ty hiện tại.

Mindset này mình ít thấy xuất hiện khi gặp ứng viên cả junior, senior hay management level. Hầu hết mọi người đều cố gắng deal được lợi ích tốt nhất cho mình (lương và các benefits) mà không muốn chịu thiệt thòi trong bất kì hoàn cảnh nào. Nên các case deal lương là cực kì mệt mỏi :)


Mọi người đã gặp ai có mindset như vậy chưa?

Từ khóa: 

phong cách sống

Chị có mindset y chang anh này =))

Thật ra quan điểm của chị là thay vì kỳ kèo deal với Nhà tuyển dụng, thì chứng minh giá trị của mình với họ; biến việc mình cần họ thành họ cần mình. Và các sếp khi nhìn nhận đc giá trị của mình, thường họ sẽ cố gắng protect mình & ko để mình quá thiệt thòi đâu :))

Từ hồi junior (mới đi làm cách đây 8 năm) chị đã tư duy kiểu đó rồi . Và chị cũng đang cố gắng hướng các bạn ở team của mình, những bạn đang làm việc cùng chị theo hướng xây dựng và hình thành giá trị riêng của bản thân

Trả lời

Chị có mindset y chang anh này =))

Thật ra quan điểm của chị là thay vì kỳ kèo deal với Nhà tuyển dụng, thì chứng minh giá trị của mình với họ; biến việc mình cần họ thành họ cần mình. Và các sếp khi nhìn nhận đc giá trị của mình, thường họ sẽ cố gắng protect mình & ko để mình quá thiệt thòi đâu :))

Từ hồi junior (mới đi làm cách đây 8 năm) chị đã tư duy kiểu đó rồi . Và chị cũng đang cố gắng hướng các bạn ở team của mình, những bạn đang làm việc cùng chị theo hướng xây dựng và hình thành giá trị riêng của bản thân

Mình cũng gặp các case tương tự khi trao đổi với ứng viên, phải nói là nhiều, nhiều lắm; nhưng mình nhận ra 1 góc nhìn khác từ các ứng viên kiểu muốn công việc ổn định lâu dài thì họ không có mong cầu nhiều trong việc phải ngồi nói chuyện với sếp để mà đề xuất tăng lương, họ nghĩ đơn giản là bây giờ vô công ty, mình phải làm sao đề xuất được cái mình mong muốn, sau đó mình làm gì làm trong công ty tính sau.

Nên là, thật ra những ứng viên kiểu "ăn chắc mặc bền" này thì vẫn tạo ra giá trị, nhiều ít tùy vào giá trị từng cá nhân, dựa trên cách phát triển công ty hay lợi ích đạt được thì lựa chọn kiểu ứng viên này hay ứng viên có thái độ tốt về mặt chủ động trong các tình huống phát sinh.

Bản thân mình thì mong muốn ứng viên ở mindset chủ động nhiều hơn, chứ các bạn làm theo plan mà đổi plan giờ chót các bạn dảy nảy lên thì mình hốt bằng hết, thế thì hại quá :D

Đi làm hay đi từ thiện?
Đùa thôi mình không có ý quá gay gắt nhưng rõ ràng cái mình deal ban đầu là cái mình năm chắc, còn chuyện 1 2 năm sau ai mà biết được? Nên ban đầu cứ cố hết sức mà deal không phải là cách tốt nhất sao?
Với hẳn đâu phải nhân sự nào cũng hiền như cừu đâu mà nói chuyện tương lai nhỉ

Tiền trao cháo múc. Nhưng để người ta chịu bỏ tiền cho múc cháo thì cháo phải thơm trước đã.