Tăng trưởng và phát triển khác nhau như thế nào?
Hôm rồi nghe thầy Trường chia sẻ về ý này thấy thú vị nên muốn chia sẻ một chút với cộng đồng noronion mình. Theo các bạn tăng trưởng và phát triển khác nhau như thế nào? Doanh nghiệp cần tăng trưởng hay cần phát triển? Cái nào quý hơn, cái nào khó hơn? Khi nào thì nên tăng trưởng, khi nào thì nên phát triển. Ai lo nhiệm vụ tăng trưởng, ai lo việc phát triển?
quản trị doanh nghiệp
Theo mình thì
- Tăng trưởng là tăng về số lượng
- Phát triển là tăng về chất lượng
Đối với doanh nghiệp thì lợi ích cuối cùng là trên hết. Nói như vậy không phải phủ nhận vai trò của doanh nghiệp đối với các đóng góp cho xã hội. Ở đây tất cả đều ảnh hưởng đến lợi ích cuối cùng của doanh nghiệp.
Sự tăng trưởng không phải là mãi mãi, nó chỉ có thể đạt tối đa của nhu cầu thị trường hoặc thấp hơn rất nhiều lần. Và đến một giai đoạn nào đó, sự tăng trưởng sẽ chậm lại, càng chiếm lĩnh thị trường thì việc tăng trưởng sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Đồng thời xã hội đòi hỏi sự đáp ứng cao hơn về chất lượng. Vì thế cần có sự phát triển để giữ nền móng vững chắc, tạo tiền đề để tăng trưởng hơn nữa.
Khái niệm phát triển không chỉ bó hẹp trong chất lượng sản phẩm, nó mở rộng ra đến các dịch vụ, giá trị khác cho xã hội, lợi ích cho nhân viên,....
Vì vậy, cả tăng trưởng và phát triển đều quan trọng và không thể nói cái nào hơn cái nào.
Vấn đề là làm sao cân bằng được 2 yếu tố này để doanh nghiệp ngày càng đi lên.
Khởi đầu của một doanh nghiệp cần có sự tăng trưởng, để thể hiện khả năng tạo ra giá trị, thu hút đầu tư,.... Sau đó là phát triển để giữ vững thị phần và tăng khách hàng tiềm năng, giúp doanh nghiệp đứng vững và trường tồn.
Ta có thể thấy cần có chiến lược lâu dài, song song 2 yếu tố tăng trưởng và phát triển. Và cần có sự xen kẽ tập trung nguồn lực cho 2 yếu tố này. Làm sao để luôn luôn có một chuỗi tăng trưởng và phát triển nối tiếp nhau.
Mô hình lý tưởng nhất là hiệu quả của sự phát triển rơi vào đúng đỉnh của tăng trưởng. Muốn như vậy doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị và dự đoán được đỉnh của tăng trưởng.
Nhà nước sẽ lo việc phát triển, nâng cao đời sống, các tiện ích, phúc lợi xã hội. Nhằm thúc đẩy nhu cầu ngày càng nhiều và càng cao của người dân.
Doanh nghiệp sẽ lo việc tăng trưởng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Đồng thời phát triển sản phẩm, dịch vụ phù hợp với sự tiến bộ của xã hội cũng như phù hợp với những đòi hỏi ngày càng cao của đời sống.
Nguyễn Hữu Hoài
Theo mình thì
Đối với doanh nghiệp thì lợi ích cuối cùng là trên hết. Nói như vậy không phải phủ nhận vai trò của doanh nghiệp đối với các đóng góp cho xã hội. Ở đây tất cả đều ảnh hưởng đến lợi ích cuối cùng của doanh nghiệp.
Sự tăng trưởng không phải là mãi mãi, nó chỉ có thể đạt tối đa của nhu cầu thị trường hoặc thấp hơn rất nhiều lần. Và đến một giai đoạn nào đó, sự tăng trưởng sẽ chậm lại, càng chiếm lĩnh thị trường thì việc tăng trưởng sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Đồng thời xã hội đòi hỏi sự đáp ứng cao hơn về chất lượng. Vì thế cần có sự phát triển để giữ nền móng vững chắc, tạo tiền đề để tăng trưởng hơn nữa.
Khái niệm phát triển không chỉ bó hẹp trong chất lượng sản phẩm, nó mở rộng ra đến các dịch vụ, giá trị khác cho xã hội, lợi ích cho nhân viên,....
Vì vậy, cả tăng trưởng và phát triển đều quan trọng và không thể nói cái nào hơn cái nào.
Vấn đề là làm sao cân bằng được 2 yếu tố này để doanh nghiệp ngày càng đi lên.
Khởi đầu của một doanh nghiệp cần có sự tăng trưởng, để thể hiện khả năng tạo ra giá trị, thu hút đầu tư,.... Sau đó là phát triển để giữ vững thị phần và tăng khách hàng tiềm năng, giúp doanh nghiệp đứng vững và trường tồn.
Ta có thể thấy cần có chiến lược lâu dài, song song 2 yếu tố tăng trưởng và phát triển. Và cần có sự xen kẽ tập trung nguồn lực cho 2 yếu tố này. Làm sao để luôn luôn có một chuỗi tăng trưởng và phát triển nối tiếp nhau.
Mô hình lý tưởng nhất là hiệu quả của sự phát triển rơi vào đúng đỉnh của tăng trưởng. Muốn như vậy doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị và dự đoán được đỉnh của tăng trưởng.
Nhà nước sẽ lo việc phát triển, nâng cao đời sống, các tiện ích, phúc lợi xã hội. Nhằm thúc đẩy nhu cầu ngày càng nhiều và càng cao của người dân.
Doanh nghiệp sẽ lo việc tăng trưởng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Đồng thời phát triển sản phẩm, dịch vụ phù hợp với sự tiến bộ của xã hội cũng như phù hợp với những đòi hỏi ngày càng cao của đời sống.