Tăng khả năng xử lý vấn đề như thế nào?

  1. Kỹ năng mềm

Mỗi khi gặp vấn đề, mình không kịp phản xạ để xử lý tình huống (kiểu bị bất ngờ và đơ vài giây đến chục giây mà não vẫn không kịp load) cũng như không nghĩ tới những cách đơn giản mà hay phức tạp hoá nó lên.

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Mình nghĩ bạn có thể thử chiến thuật sau:

  1. Tìm hiểu về các kĩ thuật giải quyết các vấn đề. Mình nghĩ đơn giản và mạnh mẽ nhất là kĩ thuật bóc tách (break-down). Mình gợi ý sách The McKinsey Mind.
  2. Challenge mình tìm thêm và đối mặt với nhiều vấn đề ở cách lĩnh vực khác nhau. Tiến bộ trong quá trình này là không dễ nhận ra, nên cần kiên trì.

Nghe có vẻ đơn giản đến trắng trợn phải không? Logic đằng sau nó là bạn chỉ có thể hình thành phản xạ nhanh nếu bạn đã từng đối mặt với vấn đề đó trước đây. (1) Khả năng phân tách vấn đề tốt sẽ giúp bạn mau chóng chuyển đổi từ một vấn đề mới về cái lõi của nó, rồi từ lõi này liên hệ sang những tình huống tương tự. (2) Luyện tập là cách để bạn xây dựng một database các tình huống.

Chúc bạn thành công!

Trả lời

Mình nghĩ bạn có thể thử chiến thuật sau:

  1. Tìm hiểu về các kĩ thuật giải quyết các vấn đề. Mình nghĩ đơn giản và mạnh mẽ nhất là kĩ thuật bóc tách (break-down). Mình gợi ý sách The McKinsey Mind.
  2. Challenge mình tìm thêm và đối mặt với nhiều vấn đề ở cách lĩnh vực khác nhau. Tiến bộ trong quá trình này là không dễ nhận ra, nên cần kiên trì.

Nghe có vẻ đơn giản đến trắng trợn phải không? Logic đằng sau nó là bạn chỉ có thể hình thành phản xạ nhanh nếu bạn đã từng đối mặt với vấn đề đó trước đây. (1) Khả năng phân tách vấn đề tốt sẽ giúp bạn mau chóng chuyển đổi từ một vấn đề mới về cái lõi của nó, rồi từ lõi này liên hệ sang những tình huống tương tự. (2) Luyện tập là cách để bạn xây dựng một database các tình huống.

Chúc bạn thành công!

Mình nghĩ để đảm bảo cho việc tăng khả năng giải quyết xử lý vấn đề cần:

Hiểu được các kỹ thuật giải quyết vấn đề, phần này như bạn Quý có mention ở dưới thì có nhiều kỹ thuật và góc nhìn khác nhau, tuy nhiên cần lưu ý :

  • Để giải quyết được đúng vấn đề thì đầu tiên phải xác định được vấn đề đúng: đôi khi bề mặt nó chỉ là hiện tượng, nó ko phải là bản chất của vấn đề. Ở bước này thì nên xây dựng thói quen đa dạng hóa góc nhìn; bạn phải nhìn đa chiều, tiếp cận vấn đề ở nhiều góc nhìn khác nhau thì việc xác định vấn đề đúng của bạn mới có khả năng chính xác được
  • Sau khi nhận diện được vấn đề (hoặc vài vấn đề), thì bắt đầu truy ngược về Nguyên nhân, gốc rễ của vấn đề - Trả lời câu hỏi WHY vấn đề lại xảy ra. Cái này có kỹ thuật 5Why có thể tham khảo để truy tới gốc rễ
  • Biết được rõ nguyên nhân thì sẽ đi tìm Giải pháp , phương thức Giải quyết Vấn đề. Ở bước này hãy biết vận dụng thêm về góc nhìn đa chiều; biết đưa các yếu tố nguồn lực và hiệu quả chi phối để lựa chọn Giải pháp. Bước này làm tốt thì tới bước Ra quyết định Thực thi (Giải quyết ) nó bạn sẽ rõ ràng hơn rất nhiều.

--> Tóm gọn lại là: Khi gặp tình huống cụ thể hãy Trả lời các câu hỏi:

  • What? Vấn đề là gì
  • Why? Tại sao vấn đề này xảy ra
  • How? Có thể giải quyết vấn đề này bằng cách nào

Muốn hình thành phản xạ thì bạn cần thực hiện, luyện tập các kỹ thuật giải quyết tình huống cụ thể theo phương pháp đã nêu trc. Lâu dần, bạn hình thành được Tư duy giải quyết vấn đề thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn.