Tăng cường truyền thông về cộng đồng LGBT liệu có phải sẽ mang đến những điều tích cực cho giới trẻ?
Mình đặt ra câu hỏi này không phải bởi mình có định kiến với cộng đồng LGBT, mà bởi mình quan tâm đến một cộng đồng lớn hơn cộng đồng LGBT, đó là các bạn thanh thiếu niên.
Việc bày tỏ sự tôn trọng với cộng đồng LGBT là không sai, nhưng càng ngày càng có nhiều thông tin về cộng đồng này (và đã có những thương hiệu tham gia vào chiến dịch tuyên truyền để tận dụng sự ủng hộ của cộng đồng này) khiến mình suy nghĩ.
Công bố tràn lan các thông điệp về LGBT liệu có phải là điều cộng đồng này thực sự mong muốn? Họ không cần chút riêng tư nào trong tình cảm sao?
Trong khi đó, những thông tin về LGBT có thể tạo thành một dạng hiệu ứng Werther (bắt chước) khiến cho các bạn trẻ tò mò, mang tâm lý bất ổn tham gia, với hệ lụy là các sự nở rộ của các tác phẩm đam mỹ (nam - nam) và bách hợp (nữ - nữ) mang xu hướng cổ vũ cho khuynh hướng này? Giữa tôn trọng và khuyến khích, thì đâu là ranh giới?
Mong được lắng nghe suy nghĩ từ các bạn.
xã hội
Tôi cực kỳ quan ngại vấn đề truyền thông LGBT hiện nay. Tôi sợ thế hệ con cháu tôi sau này từ thẳng cũng thành cong. Khi mà cái gì nói đến quá nhiều thì nó tác động không nhỏ tới suy nghĩ. Theo thống kê mới nhất tôi đọc báo thì số ca HIV tại Sài Gòn phần lớn là LGBT thông qua quan hệ đồng giới.
Aci Home
Tôi cực kỳ quan ngại vấn đề truyền thông LGBT hiện nay. Tôi sợ thế hệ con cháu tôi sau này từ thẳng cũng thành cong. Khi mà cái gì nói đến quá nhiều thì nó tác động không nhỏ tới suy nghĩ. Theo thống kê mới nhất tôi đọc báo thì số ca HIV tại Sài Gòn phần lớn là LGBT thông qua quan hệ đồng giới.
Curioustea
Hi anh, em xin phép trả lời câu hỏi của anh như sau ạ:
1. Việc công bố các thông điệp về LGBT là một trong những cách để các bạn thuộc nhóm Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender được nói lên tiếng nói của mình, được thể hiện cho xã hội biết rằng các bạn ấy là ai, định danh như thế nào, xu hướng thật sự của các bạn ấy ra sao. Việc phổ biến rộng rãi các khái niệm về LGBT bắt nguồn từ chính người LGBT khi họ muốn công khai bản dạng, xu hướng của bản thân ra ngoài xã hội. Do đó, khi thông điệp từ LGBT lan tỏa thì dĩ nhiên sẽ có người tiếp nhận được và nhận biết được các bạn ấy, từ đó có một cái nhìn khác về LGBT, để các bạn sống tự tin là mình hơn và hòa nhập với xã hội tốt hơn.
Tuy nhiên, bởi vì phần trăm người ủng hộ và tôn trọng quyền LGBT+ ở Việt Nam hiện tại và thế giới vẫn chỉ là một phần trăm rất nhỏ. Rất nhỏ so với phần đông những người kì thị và ghét LGBT. Điển hình nhất là thời gian vừa qua, một số bang ở Mỹ đã ban hành hàng loạt quy định liên quan đến người chuyển giới, ví dụ cấm sách có nội dung LGBTIQ, luật lệ cấm trans, trans không được tiếp cận dịch vụ y tế, không hỗ trợ trẻ em chuyển giới (nếu bố mẹ giúp thì đứa trẻ sẽ bị bắt đi luôn), bị bắt nếu dùng nhà vệ sinh sai giới tính sinh học, và còn nhiều điều khác.
Thêm một thông tin nữa, lịch sử đấu tranh của cộng đồng LGBT chỉ mới từ những năm 1920, trải qua rất nhiều biến động từ việc họ bị chối bỏ, cho đến việc họ có thể có một chỗ đứng nào đó thì lại bị vùi dập một lần nữa. Nói chung anh có thể tìm hiểu qua một số bộ phim tài liệu về LBGT chiếu trên netflix thì sẽ rõ hơn ạ.
Chính vì điều này, nên cộng đồng LGBT chưa bao giờ là "làm lố" hay "đòi quyền" giống như phần lớn bộ phận kì thị chỉ trích. Chỉ đơn giản như em đã giải thích, phần trăm kỳ thị và ghét bỏ LGBT bao giờ cũng lớn hơn những người tôn trọng và ủng hộ. Nên việc có những phong trào, chiến dịch, truyền thông thật sự mà nói, như một cách nhắc nhở nhân loại nói chung rằng LGBT cũng là những con người cần được hiện diện trong xã hội và cũng cần có quyền như những người bình thường khác. Một sự thật khác là những chính sách về hôn nhân, bảo hiểm trong xã hội ngày nay không được thiết kế dành cho những người đồng tính hoặc những người chuyển giới. Do đó thì các chiến dịch về LGBT bên cạnh việc nâng cao nhận thức thì còn mang ý nghĩa thúc đẩy các chính sách về quyền lợi dành riêng cho cộng đồng.
2. Mình cần phải thật sự rõ ràng giữa 2 kiểu truyền thông: dạng thứ nhất là những chiến dịch nâng cao nhận thức, ủng hộ sự đa dạng >> đây là dạng như em đã trả lời ở phần 1. Dạng thứ hai đến từ những chương trình (ví dụ come out của đài MCV), các bộ phim, cuốn sách, văn hóa phẩm dạng tiêu thụ giải trí. Có vẻ anh Nguyenphuhoang Nam đang lo lắng có thể đến từ hệ quả của những chiến dịch hay các chương trình truyền thông về LGBT dạng này hơn. Bởi vì chúng ta không tránh khỏi được mặt trái là sẽ có các chương trình truyền thông một cách gây lố lăng cho cộng đồng LGBT. Chẳng hạn như giật tít về chuyện tình cảm, chuyện chăn gối của các cặp đôi để kích thích sự tò mò, sự hiếu kì và cả sự cảm thông lẫn sự kì thị của người xem. Nên có thể nói, đây chính xác hơn là dạng truyền thông lợi dụng LGBT để làm lợi cho những bên thứ ba nào đó chứ không phải cho người trong cộng đồng hay là toàn xã hội.
Còn về việc các bạn trẻ có xu hướng ảnh hưởng bởi vì họ xem, nghe, đọc quá nhiều về cộng đồng? Em nghĩ là có phần đúng và cũng có phần sai. Đúng vì có thể nhiều bạn sẽ khá bối rối với xu hướng tình cảm, định danh của mình nên có thể là khi tiếp xúc, gặp gỡ nhiều thì các bạn sẽ bị lầm tưởng mình yêu nam hoặc yêu nữ thật. Sai vì thật ra, con người ngày nay đã cởi mở hơn trong việc khám phá bản thân, họ có thể có tình cảm với nam hoặc nữ đơn thuần hoặc cả hai, không quan trọng. Điều quan trọng là họ có được sự chấp nhận từ chính bản thân họ và những người trong gia đình hay không?
Vậy nên em xin phép trả lời anh rằng, chỉ cần mình tôn trọng thôi là đủ. Còn lại thì việc là LGBT, là người đồng tính, người chuyển giới, nó thuộc về định dạng cá nhân của mỗi con người. Anh không thể khuyến khích hay bắt ép họ phải sống khác đi được. Tôn trọng về việc LGBT được hiện diện, được nói lên tiếng nói của mình, được có quyền tham gia vào việc vận động luật và chính sách để giúp chất lượng sống của họ tốt hơn.
Em xin phép kết thúc câu trả lời tại đây ạ! Không biết câu trả lời của em còn điều gì khiến anh lấn cấn không ạ?