Tản mản Quỳnh Búp bê: DĂM BA CÁI TÍNH NHÂN VĂN

  1. Phim ảnh

44726386_1400347460096802_5602722161174249472_n

Đây là bài viết đầu tiên mình viết về phim truyền hình nên còn non tay, có gì mong bạn đọc góp ý kiến phê bình.

Sau khi tập số 20 của Quỳnh búp bê được phát sóng chưa đầy 24 giờ, tập phim đã gây tranh cãi. Nhưng không phải nó "hot" vì đề tài nữa mà là tranh luận xem phim có... nhân văn không khi "Sao để Quỳnh, Lan và Cảnh khổ thế?" và dọa không để hai nhân vật này hết khổ sẽ ra ... xử đạo diễn (?!)

Tạm gạt chuyện đòi xử đạo diễn ra một bên, nói về chuyện Quỳnh búp bê có nhân văn không khi để người tốt phải khổ. Thật ra, theo mình, điều đó chưa chắc đã nói lên điều gì ngoài việc khiến phim trở nên khiễn cưỡng khi tạo ra một câu chuyện hơi "cổ tích hóa thực tế" (đời trắc trở hơn thế nhiều). Và, phim sẽ trở nên khô khan, không gắn với đời sống - trong khi phim đang nói về thực trạng nạn buôn bán người, dựa vào câu chuyện có thật ở ngoài đời.

Ai đã xem Quỳnh búp bê không khỏi rơi nước mắt vì xót xa khi thấy việc người chồng hờ và cả làng đi ủ lò thể xác và tinh thần nhân vật Lan rồi tự hỏi: Sao người tốt lại bị đám đông lao vào dạy đời trong khi còn chưa thật sự hiểu rõ được câu chuyện của Lan? và ngẫm về việc miệng đời và tâm lý đám đông ở đời thật. Tính CHÍNH LUẬN và NHÂN VĂN nằm ở đấy đó bạn. Việc để hai nhân vật bị khổ chính là cách để nói lên thực tế rằng những người mại dâm muốn làm lại cuộc đời phải đối diện muôn mặt khó khăn khi xã hội ruồng bỏ, sự độc ác của đám đông và sự phán xét vội vàng. Và cũng là muốn góp phần nói rằng: sức mạnh của lời nói ác ý, những lời phán xét vội vàng đủ để giết chết một con người - trong bối cảnh nhiều người ngoài xã hội vẫn cứ thản nhiên vô tư... bàn tán, thêm mắm thêm muối vào một câu chuyện mà họ chỉ được 'nghe nói'.

fe997750e8c211e898d72fef91e97592

Ảnh chụp trích đoạn từ

bài Những lời xầm xì tàn độc, tác giả Bảo Vy, báo Thanh niên

Nói dăm ba chuyện Quỳnh búp bê, nó khiến mình chợt nhớ tới một series phim hoạt hình từ nước bạn Malaysia cũng để các nhân vật… khổ lên khổ xuống: Ejen Ali (tức Điệp viên Ali).

Trong tập số 13 mùa 1, nhân vật Ali gặp phải "trùm" bên địch và nhỡ tưởng với sức mạnh của mình đã đánh bại kẻ thù, song cậu đã chịu đau đớn trong phút chót khi bị ép thực hiện quá trình tách IRIS ra khỏi cậu (chưa kể đau đớn về tinh thần khi người cậu thân yêu bị xử trước mặt cậu). Trong trường hợp bạn nào chưa rõ tại sao quá trình tách IRIS khỏi Ali lại đau đớn như thế thì nguyên nhân là do IRIS là thiết bị có tính liên kết cực cao với đặc tính sinh học của người sử dụng. (không spoil thêm nữa đâu)

44876424_1400347506763464_7514829897567567872_n

Ảnh chụp màn hình tập 13, mùa 1 series Điệp viên Ali của WAU Animation (Malaysia)

Trong tập số 13, mùa 2 cùng series, ông chú điệp viên 'soái ca' Zain, người không chỉ khiến khán giả trở nên thích thú mà nhân vật Ali và Alicia đều ngưỡng mộ và coi ông là vị tiền bối, cũng bị đối thủ... xử thẳng khiến cả hai nhiều chịu đau đớn tinh thần.

44624643_1400347563430125_8520323965384654848_n

Nhân vật Zain bị đối thủ Djin... xử chảm. Ảnh chụp màn hình tập 13, mùa 2, series Điệp viên Ali (WAU Animation, Malaysia)

Và có khán giả Malaysia nào nói cái kết của Ejen Ali không nhân văn như khán giả Việt khi xem Quỳnh búp bê - trong khi nó CÒN CHƯA TỚI TẬP CUỐI nữa? (dăm ba cái tập nữa mới hết cơ). Người ta không kêu gọi xử đạo diễn một cách điên cuồng trên Facebook khi để nhân vật yêu thích... nghẻo sau một mùa như khán giả đòi xử đạo diễn Quỳnh búp bê khi Cảnh chết.

a755d600e8c211e8921dab34ac5db66e

Một comment đăng

trên một post trên Facebook chính thức của phim Quỳnh búp bê
. Tôi đến sợ cư dân mạng mà...

Họ hiểu, sự nhân văn không nhất thiết phải là cái kết, mà là bài học cuộc sống. Họ hiểu từ những cái kết từ Ejen Ali một thông điệp nhân văn rằng: Đời khi có đau khổ phải biết gượng dậy để sống tốt, phải biết hợp tác khi hoạn nạn để cùng nhau đạt tới điều tốt đẹp trong xã hội. Chứ chẳng như một bộ phận ai đó xem phim chỉ vì nhân vật đẹp trai hay "ngon" như cách nói của một ai đó.

Nên khán giả của Quỳnh búp bê, hãy nán lại, tìm cho mình sự nhân văn qua các chi tiết xuyên xuốt phim chứ không chỉ là một "cái kết đẹp" (Nhà báo Kim Ngân cũng khẳng định khó có thể có kết "nhân hậu" cho câu chuyện của những người mại dâm - tham khảo thêm:

bài từ VnExpress
)

904fbdb0e8c011e8b0385dfea2015b9f

Như chú Usamah Zaid, đạo diễn của Ejen Ali có nói:

"Bạn dành 30 phút để xem trọn bộ một tập của một mùa (trong series bạn thích) hay 90 phút để xem một bộ phim điện ảnh, khán giả phải 'có được một điều gì đó' từ thứ bạn đã xem" (ngụ ý là phải học hỏi được thông điệp từ thứ họ xem được).

Khán giả Việt, xin hãy nhớ điều đó.

18661bf0e8c011e8921dab34ac5db66e

Ảnh chụp từ:

  • Tập 19 của Quỳnh búp bê từ Trung tâm sản xuất phim truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV)
  • Tập 13 của hai mùa 1 và 2 series Điệp viên Ali, WAU Animation, Malaysia
  • Câu trích dẫn nguồn từ video phỏng vấn đạo diễn Usamah Zaid của Veedo:

Trong trường hợp các bạn muốn ngó thử xem nhân vật hoạt hình Ali bị 'hành' ra sao thì mời các bạn xem ở dưới (và rất xin lỗi mọi người vì phía sản xuất chia phim thành từng phần nhỏ, nếu ai muốn coi thì nên coi từ tập 1):


Đăng tải từ bài viết gốc đăng trên Spiderum:

https://spiderum.com/bai-dang/Tan-man-Quynh-Bup-be-DAM-BA-CAI-TINH-NHAN-VAN-d6m


Từ khóa: 

quỳnh búp bê

,

nhân văn

,

phim ảnh

Mình cũng đồng ý với bạn ở điểm, nhân văn hay không nó không nằm ở cái kết thúc có hậu cho nhân vật mà nó là ở thông điệp, là triết lý sống mà tác phẩm truyền tải đến người xem; để người xem phải khắc khoải về nó, đôi khi "thức tỉnh" một phần, nhận thức một phần về thói quen phán xét rất vô tư của mình, hay những thứ thói quen hằng ngày vô tình mình không biết nó gây nên nhiều tổn thương cho những người khác.

Chúng ta luôn muốn những câu chuyện có hậu, nhân văn. Nhưng cuộc sống ngoài kia ko phải là những câu chuyện cổ tích; những thước phim, những nhân vật rất đời ấy, cái kết rất đời ấy mới là thứ triết lý nhân văn mà phim ảnh chuyển tới chúng ta. Và nếu thực sự đã chạm tới được tim độc giả rồi, thì hy vọng 1-2% trong số độc giả đấy sẽ hiểu được triết lý nhân văn đấy, sẽ có chuyển hóa được 1 phần nhận thức hay hành động của mình 

Trả lời

Mình cũng đồng ý với bạn ở điểm, nhân văn hay không nó không nằm ở cái kết thúc có hậu cho nhân vật mà nó là ở thông điệp, là triết lý sống mà tác phẩm truyền tải đến người xem; để người xem phải khắc khoải về nó, đôi khi "thức tỉnh" một phần, nhận thức một phần về thói quen phán xét rất vô tư của mình, hay những thứ thói quen hằng ngày vô tình mình không biết nó gây nên nhiều tổn thương cho những người khác.

Chúng ta luôn muốn những câu chuyện có hậu, nhân văn. Nhưng cuộc sống ngoài kia ko phải là những câu chuyện cổ tích; những thước phim, những nhân vật rất đời ấy, cái kết rất đời ấy mới là thứ triết lý nhân văn mà phim ảnh chuyển tới chúng ta. Và nếu thực sự đã chạm tới được tim độc giả rồi, thì hy vọng 1-2% trong số độc giả đấy sẽ hiểu được triết lý nhân văn đấy, sẽ có chuyển hóa được 1 phần nhận thức hay hành động của mình