Tầm quan trọng của khu vục Châu Á – Thái Bình Dương đối với Mỹ là như thế nào ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Bài viết của Tiến sỹ Lisa Williams - cựu Trưởng nhóm Trợ lý nghị sỹ Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương và Môi trường Toàn cầu, cho hay để đảm bảo với châu Á về cam kết của Mỹ, Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa Cory Gardner, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á-Thái Bình Dương và Chính sách An ninh mạng Quốc tế thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, đã giới thiệu Đạo luật Sáng kiến Tái bảo đảm châu Á (ARIA). Trong khi đó, Thượng nghị sỹ John McCain - Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện cũng như các Thượng nghị sỹ và Hạ nghị sỹ Mỹ khác đang thúc đẩy Sáng kiến Ổn định châu Á-Thái Bình Dương. Những người chỉ trích cho rằng cả hai sáng kiến này đều có thể dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang. Cuộc chạy đua này đang diễn ra. Có lẽ các nghị sỹ Mỹ không nhận ra là bởi nó khá nhẹ nhàng, kín đáo, như Tôn Tử đã nói trong Binh pháp rằng "thậm chí nó còn không có hình dạng". Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời lãnh đạo của Ngoại trưởng John Kerry đã có quan điểm mập mờ về Biển Đông thông qua lập trường trung lập đối với các tuyên bố chủ quyền. Xu hướng đó đã khuyến khích Trung Quốc đẩy mạnh việc chiếm giữ tất cả những rạn san hô mà họ có thể, đồng thời quân sự hóa những đồn trú tại các khu vực xung đột để có thể tạo ra những cơ sở quân sự rộng khắp trong tương lai. Thú vị là, trong khi Mỹ vẫn còn thiên về châu Âu trong suy nghĩ và hành động thì Trung Quốc đã sử dụng nghệ thuật điều động - "chiến lược nắm giữ cơ hội" mà Tôn Tử gọi là "cơ hội tăng gấp bội khi ta nắm giữ nó". Trung Quốc hành động như Tôn Tử nói: "Hãy để kế hoạch của anh kín đáo, khó đoán định và khi anh hành động thì nhanh như sét đánh". Như một lời đe dọa, Trung Quốc hiện kêu gọi Mỹ từ bỏ hệ thống phòng thủ tại châu Á và yêu cầu Mỹ, Hàn Quốc "ngừng gia tăng căng thẳng". Trung Quốc cũng phớt lờ phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế - được thành lập dựa trên Công ước quốc tế về Luật Biển (UNCLOS), trong đó ủng hộ 14 trong số 15 tuyên bố của Philippines ở Biển Đông. Mỹ cũng trì hoãn một nghị quyết tại Quốc hội về việc thúc đẩy ASEAN và các nước khác hoàn thành Bộ Quy tắc ứng xử (COC) tại Biển Đông. Đến tận năm 2014, Hạ viện Mỹ mới thông qua được Nghị quyết H.Res.714, khẳng định ủng hộ tự do hàng hải và việc sử dụng vùng biển, vùng trời phù hợp với luật pháp quốc tế tại khu vực Thái Bình Dương, ủng hộ giải pháp hòa bình và mang tính phối hợp trong giải quyết các xung đột về hàng hải, về quyền chủ quyền tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Nghị quyết này được giới thiệu bởi hai nghị sỹ Eni F.H.Faleomavaega - nghị sỹ người Mỹ gốc châu Á đầu tiên trong lịch sử Mỹ giữ cương vị Chủ tịch Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương và Môi trường Toàn cầu thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, cùng với nghị sỹ nữ đầu tiên trong lịch sử Mỹ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ là Ileana Ros-Lehtinen. Tuy nhiên, mặc cho Nghị quyết này được thông qua, ông John Kerry vẫn giữ lập trường cứng rắn rằng Mỹ không có lợi ích gì đối với những tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Nhưng sự thực là Mỹ vẫn có lợi ích ở đây bởi theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ vào ngày 24/7/2015, có tới hơn 5 tỷ USD hàng hóa thương mại toàn cầu phụ thuộc vào những tuyến đường biển không bị cản trở ở Biển Đông và chỉ tính riêng eo biển Malacca đã có hơn 25% dầu mỏ và 50% khí đốt tự nhiên được vận chuyển qua đây mỗi ngày. Không may là trong lịch sử, Mỹ đã nhiều lần bỏ quên khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Sự kiên nhẫn chiến lược đã thất bại và chính sách xoay trục cũng vậy. Hầu hết những cam kết của Mỹ vẫn chưa bao gồm Thái Bình Dương dù là trên hình thức hay thực chất. Đối với Sáng kiến Ổn định châu Á-Thái Bình Dương của Thượng nghị sỹ John McCain, cho đến nay, những gì chúng ta biết là các nghị sỹ Mỹ đang tập trung vào Nga hơn là Triều Tiên - quốc gia đang đe dọa Mỹ. Nếu Crimea là sự lo ngại của Mỹ, các tiêu chí tương tự cần được áp dụng cho Indonesia và Tây Papua - vấn đề được đưa ra rất nhiều lần nhưng đều bị Mỹ từ chối quan tâm. Nếu những cuộc điều tra là sở trường của Mỹ, hãy điều tra mối liên hệ giữa Iran và chương trình hạt nhân của Triều Tiên cũng như hơn 33,6 tỷ USD khoản chi trả bí mật bằng tiền mặt và vàng mà Mỹ đã tặng cho Iran trước đây. Nhìn chung, Mỹ vẫn là quốc gia mạnh nhất thế giới, và nếu vẫn muốn duy trì điều này thì Mỹ nên bắt đầu chạy đua bởi vì Trung Quốc đã "nổi bật hẳn lên" trước sự ngạc nhiên của Mỹ, và Triều Tiên cũng vậy. Tại Đông Nam Á, tổ chức khủng bố IS đã xuất hiện ở nơi mà người ta không ngờ tới. Trong khi đó, mối quan hệ của Mỹ với châu Á - Thái Bình Dương lại đang lỏng lẻo. Dù muốn hay không thì Tổng thống Trump đã thừa hưởng một chính sách đối ngoại thảm họa. Cùng với Tổng thống Trump, Phó Tổng thống Mike Pence, Ngoại trưởng Rex Tillerson và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đều hiểu rõ rằng đã đến lúc cần từ bỏ chính sách kiên nhẫn chiến lược vì Trung Quốc đang áp dụng “Binh pháp Tôn Tử" - dùng mưu lược để không cần đánh mà vẫn giành được thắng lợi"
Trả lời
Bài viết của Tiến sỹ Lisa Williams - cựu Trưởng nhóm Trợ lý nghị sỹ Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương và Môi trường Toàn cầu, cho hay để đảm bảo với châu Á về cam kết của Mỹ, Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa Cory Gardner, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á-Thái Bình Dương và Chính sách An ninh mạng Quốc tế thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, đã giới thiệu Đạo luật Sáng kiến Tái bảo đảm châu Á (ARIA). Trong khi đó, Thượng nghị sỹ John McCain - Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện cũng như các Thượng nghị sỹ và Hạ nghị sỹ Mỹ khác đang thúc đẩy Sáng kiến Ổn định châu Á-Thái Bình Dương. Những người chỉ trích cho rằng cả hai sáng kiến này đều có thể dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang. Cuộc chạy đua này đang diễn ra. Có lẽ các nghị sỹ Mỹ không nhận ra là bởi nó khá nhẹ nhàng, kín đáo, như Tôn Tử đã nói trong Binh pháp rằng "thậm chí nó còn không có hình dạng". Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời lãnh đạo của Ngoại trưởng John Kerry đã có quan điểm mập mờ về Biển Đông thông qua lập trường trung lập đối với các tuyên bố chủ quyền. Xu hướng đó đã khuyến khích Trung Quốc đẩy mạnh việc chiếm giữ tất cả những rạn san hô mà họ có thể, đồng thời quân sự hóa những đồn trú tại các khu vực xung đột để có thể tạo ra những cơ sở quân sự rộng khắp trong tương lai. Thú vị là, trong khi Mỹ vẫn còn thiên về châu Âu trong suy nghĩ và hành động thì Trung Quốc đã sử dụng nghệ thuật điều động - "chiến lược nắm giữ cơ hội" mà Tôn Tử gọi là "cơ hội tăng gấp bội khi ta nắm giữ nó". Trung Quốc hành động như Tôn Tử nói: "Hãy để kế hoạch của anh kín đáo, khó đoán định và khi anh hành động thì nhanh như sét đánh". Như một lời đe dọa, Trung Quốc hiện kêu gọi Mỹ từ bỏ hệ thống phòng thủ tại châu Á và yêu cầu Mỹ, Hàn Quốc "ngừng gia tăng căng thẳng". Trung Quốc cũng phớt lờ phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế - được thành lập dựa trên Công ước quốc tế về Luật Biển (UNCLOS), trong đó ủng hộ 14 trong số 15 tuyên bố của Philippines ở Biển Đông. Mỹ cũng trì hoãn một nghị quyết tại Quốc hội về việc thúc đẩy ASEAN và các nước khác hoàn thành Bộ Quy tắc ứng xử (COC) tại Biển Đông. Đến tận năm 2014, Hạ viện Mỹ mới thông qua được Nghị quyết H.Res.714, khẳng định ủng hộ tự do hàng hải và việc sử dụng vùng biển, vùng trời phù hợp với luật pháp quốc tế tại khu vực Thái Bình Dương, ủng hộ giải pháp hòa bình và mang tính phối hợp trong giải quyết các xung đột về hàng hải, về quyền chủ quyền tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Nghị quyết này được giới thiệu bởi hai nghị sỹ Eni F.H.Faleomavaega - nghị sỹ người Mỹ gốc châu Á đầu tiên trong lịch sử Mỹ giữ cương vị Chủ tịch Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương và Môi trường Toàn cầu thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, cùng với nghị sỹ nữ đầu tiên trong lịch sử Mỹ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ là Ileana Ros-Lehtinen. Tuy nhiên, mặc cho Nghị quyết này được thông qua, ông John Kerry vẫn giữ lập trường cứng rắn rằng Mỹ không có lợi ích gì đối với những tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Nhưng sự thực là Mỹ vẫn có lợi ích ở đây bởi theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ vào ngày 24/7/2015, có tới hơn 5 tỷ USD hàng hóa thương mại toàn cầu phụ thuộc vào những tuyến đường biển không bị cản trở ở Biển Đông và chỉ tính riêng eo biển Malacca đã có hơn 25% dầu mỏ và 50% khí đốt tự nhiên được vận chuyển qua đây mỗi ngày. Không may là trong lịch sử, Mỹ đã nhiều lần bỏ quên khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Sự kiên nhẫn chiến lược đã thất bại và chính sách xoay trục cũng vậy. Hầu hết những cam kết của Mỹ vẫn chưa bao gồm Thái Bình Dương dù là trên hình thức hay thực chất. Đối với Sáng kiến Ổn định châu Á-Thái Bình Dương của Thượng nghị sỹ John McCain, cho đến nay, những gì chúng ta biết là các nghị sỹ Mỹ đang tập trung vào Nga hơn là Triều Tiên - quốc gia đang đe dọa Mỹ. Nếu Crimea là sự lo ngại của Mỹ, các tiêu chí tương tự cần được áp dụng cho Indonesia và Tây Papua - vấn đề được đưa ra rất nhiều lần nhưng đều bị Mỹ từ chối quan tâm. Nếu những cuộc điều tra là sở trường của Mỹ, hãy điều tra mối liên hệ giữa Iran và chương trình hạt nhân của Triều Tiên cũng như hơn 33,6 tỷ USD khoản chi trả bí mật bằng tiền mặt và vàng mà Mỹ đã tặng cho Iran trước đây. Nhìn chung, Mỹ vẫn là quốc gia mạnh nhất thế giới, và nếu vẫn muốn duy trì điều này thì Mỹ nên bắt đầu chạy đua bởi vì Trung Quốc đã "nổi bật hẳn lên" trước sự ngạc nhiên của Mỹ, và Triều Tiên cũng vậy. Tại Đông Nam Á, tổ chức khủng bố IS đã xuất hiện ở nơi mà người ta không ngờ tới. Trong khi đó, mối quan hệ của Mỹ với châu Á - Thái Bình Dương lại đang lỏng lẻo. Dù muốn hay không thì Tổng thống Trump đã thừa hưởng một chính sách đối ngoại thảm họa. Cùng với Tổng thống Trump, Phó Tổng thống Mike Pence, Ngoại trưởng Rex Tillerson và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đều hiểu rõ rằng đã đến lúc cần từ bỏ chính sách kiên nhẫn chiến lược vì Trung Quốc đang áp dụng “Binh pháp Tôn Tử" - dùng mưu lược để không cần đánh mà vẫn giành được thắng lợi"