Tắm nắng như thế nào cho con thì hiệu quả?

  1. Mẹ và Bé

  2. Sức khoẻ nhi khoa

Bé nhà mình đc 4 tháng tuổi thì có thể tắm nắng đc chưa ạ?

Tắm nắng như nào là tốt nhất ạ?

Từ khóa: 

tắm nắng

,

mẹ và bé

,

sức khoẻ nhi khoa

Làn da của trẻ mỏng chỉ bằng 1/5 da người lớn. Trước 3 tuổi, lớp sừng ở thượng bì của da rất mỏng và ít melanin, da bé hoàn toàn không có khả năng chống bức xạ của tia UV. Để phòng ngừa những tác hại của ánh nắng mặt trời đối với làn da mỏng manh của trẻ, Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ mới đây khuyến cáo, trẻ dưới 6 tháng tuổi tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng ở bất kỳ thời gian nào trong ngày. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), không nên cho trẻ dưới 1 tuổi phơi nắng bởi trẻ dưới 1 tuổi da còn yếu. Nếu cho trẻ phơi trực tiếp dưới ánh nắng trẻ sẽ có nguy cơ mắc những bệnh lý về da sau này, thậm chí là ung thư da
Trả lời
Làn da của trẻ mỏng chỉ bằng 1/5 da người lớn. Trước 3 tuổi, lớp sừng ở thượng bì của da rất mỏng và ít melanin, da bé hoàn toàn không có khả năng chống bức xạ của tia UV. Để phòng ngừa những tác hại của ánh nắng mặt trời đối với làn da mỏng manh của trẻ, Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ mới đây khuyến cáo, trẻ dưới 6 tháng tuổi tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng ở bất kỳ thời gian nào trong ngày. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), không nên cho trẻ dưới 1 tuổi phơi nắng bởi trẻ dưới 1 tuổi da còn yếu. Nếu cho trẻ phơi trực tiếp dưới ánh nắng trẻ sẽ có nguy cơ mắc những bệnh lý về da sau này, thậm chí là ung thư da

4 tháng là cho con tắm nắng thoải mái rồi nhé mẹ ơi. Em bé nhà mình tắm nắng từ lúc 1 tháng cơ. Mình có tham khảo ý kiến của bác sĩ rồi, sau sinh 10 ngày là yên tâm cho con tắm nắng tổng hợp Vitamin D nhé! 

Để tốt nhất thì mẹ chỉ nên cho con tắm trong khoảng thời gian từ 6-9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều. Lúc này, tia hồng ngoại và tia cực tím trong ánh mặt trời khá yếu, thích hợp để giúp bé thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho cơ thể. Khoảng thời gian sau 5 giờ chiều, tia X-quang trong ánh mặt trời sẽ giúp bé cưng hấp thụ can-xi và phốt pho một cách tốt nhất, có ích cho sự phát triển xương. Mẹ nhớ là đừng cho con dính nắng trong khoảng từ 10-16 giờ vì lúc này tia cực tím cực mạnh sẽ gây tổn thương làn da non nớt của con. 

Bình thường mình hay tắm nắng kéo dài khoảng 10 ngày cho em bé nhà mình và cho bé “nghỉ” 10-20 ngày rồi mới bắt đầu lại. Mình cũng không đưa bé ra hẳn ngoài mà chỉ cho tắm nắng bên cửa sổ vào buổi sáng sớm, mở cửa kính để cơ thể con hấp thụ ánh nắng thui. Bác sĩ nhà mình cũng có dặn chỉ cho bé tắm tầm 30 phút là tốt nhất nhé. 

Chúc bé nhà bạn luôn khỏe mạnh nha!

Sau khi sinh khoảng 7-10 ngày, bé đã có thể tắm nắng để giúp cơ thể tổng hợp vitamin D. Thời gian trong ngày mẹ nên cho bé tắm nắng trong khoảng thời gian từ 6-9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều. Thời gian thích hợp để giúp bé thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho cơ thể là khoảng thời gian từ 6-9 giờ, vì thời điểm này tia hồng ngoại và tia cực tím trong ánh mặt trời khá yếu. Ngược lại, khoảng sau 5 giờ chiều, tia X-quang trong ánh mặt trời sẽ giúp bé cưng hấp thụ can-xi và phốt pho một cách tốt nhất, có ích cho sự phát triển xương.

Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý từ 10-16 giờ, là khoảng thời gian tia cực tím cực mạnh xuất hiện trong ánh nắng mặt trời sẽ gây tổn thương làn da mỏng manh của bé, mẹ cần tuyệt đối tránh cho bé tiếp xúc với ánh nắng.

Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, thời gian tắm nắng có thể từ 10-30 phút mỗi ngày. Trong những ngày đầu, mẹ có thể cho con tắm nắng trong bóng râm trong khoảng 10 phút và tăng dần thời gian tắm nắng khoảng 20 đến 30 phút cho những ngày tiếp theo. Mỗi lần tắm nắng chỉ nên kéo dài khoảng 10 ngày, và mẹ nên cho bé “nghỉ” 10-20 ngày rồi mới bắt đầu lại “quy trình”. Với trẻ sơ sinh, không nhất thiết phải đưa bé ra ngoài, mẹ có thể cho con tắm nắng bên của sổ vào buổi sáng sớm, và mở cửa kính để cơ thể con hấp thụ ánh nắng tốt hơn.