Tâm lý học trong cộng đồng
Cộng đồng hay nói chung hơn là xã hội và các nền văn hóa, mà trong đó con người sinh sống có một tác động rất lớn đến sự phát triển tâm lý của họ. Con người và nơi chốn xung quanh một cá nhân tạo bối cảnh mà trong đó họ suy nghĩ, tin tưởng và hành xử, và cấu thành nên những chuẩn mực thành văn hay bất thành văn chi phối đời sống hàng ngày của họ. Nhưng cũng giống như các cá nhân bị hoàn cảnh xung quanh tác động, bản thân họ cũng sáng tại và định hình nên nền văn hóa của họ.
Sự gắn kết cộng đồng. Nguồn ảnh: Internet
Lĩnh vực nghiên cứu
Tâm lý học cộng đồng, nghiên cứu hành vi của con người trong nhiều bối cảnh sinh thái, lịch sử, văn hóa và chính trị xã hội. Tâm lý học cộng đồng là sự chuyển dịch khỏi lĩnh vực rộng lớn hơn của tâm lý học nội bộ, nhận thức và gia đình hạt nhân hướng tới việc kết hợp sự chú ý nhiều hơn đến vai trò của các hệ thống và cấu trúc xã hội trong hoạt động của con người.
Nghiên cứu tâm lý học cộng đồng dựa trên một mô hình hợp tác, trong đó nhà nghiên cứu hợp tác với cộng đồng để giải quyết các nhu cầu của họ. Nghiên cứu tâm lý cộng đồng nên dẫn đến hành động hoặc có ý nghĩa rõ ràng cho hành động. Các phương pháp can thiệp dựa trên tâm lý cộng đồng bao gồm các chương trình phòng ngừa chính, can thiệp nâng cao vị thế, các nhóm hỗ trợ lẫn nhau (tự lực) và các chiến lược hành động xã hội (ví dụ: tổ chức và vận động cộng đồng ). Mục tiêu bao trùm của các can thiệp tâm lý cộng đồng là giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của bệnh tật và đau khổ thông qua các chiến lược nhằm vào các yếu tố tạo điều kiện và tiền đề.
Cộng đồng hoạt động như thế nào?
Cộng đồng được xây dựng quanh nhiều sự tương đồng, chẳng hạn như việc sinh sống gần gũi hay quyền lợi, giá trị, tập tục, nghề nghiệp, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc, khuynh hướng tình dục, hoặc sở thích giống nhau. Cộng đồng hỗ trợ các bản thể cá nhân, đồng thời cũng trao cho tất cả mọi người cơ hội thành một phần của một điều gì đó to lớn hơn và thống nhất hơn. Mối liên hệ này góp phần tạo nên cảm thức tâm lý về cộng đồng của một người - cảm giác mình giống với người khác, thừa nhận sự phủ định lẫn nhau, cảm giác thuộc về và một phần của cảm giác bình ổn.
Trao quyền
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Một trong những mục tiêu của tâm lý học cộng đồng là trao quyền cho cả cá nhân lẫn cộng đồng, đặc biệt là những người bị đẩn ra rìa của của xã hội chính thống. Trao quyền giúp cho những người bị đẩy ra bên lề xã hội được tiếp cận với các nguồn lực mà trước kia họ chối bỏ.
Những đối tượng bị đẩy ra rìa có thể bao gồm nhóm sắc tộc, chủng tộc hay tôn giáo thiểu số, những người vô gia cư hay những người đã đi chệch khỏi chuẩn mực xã hội. Một tỏng những hệ quả của việc bị đẩy ra rìa là một vòng xoáy lao dốc - một cá nhân sẽ không tìm được một công việc; không có công việc, họ không thể tự lập và thiếu đi cảm giác tự hào về chuyên môn và thành tựu, kết quả là lòng tự tin của họ sẽ bị ảnh hưởng; và cuối cùng điều này sẽ ảnh hưởng cả sức khỏe về mặt tâm lý và xã hội của họ, gia tăng sự phụ thuộc của họ vào các chương trình từ thiện và phúc lợi xã hội. Trao quyền bao gồm những biện pháp nhằm trao cho những cá nhân này quyền tự túc và tự quyết. Công bằng xã hội, một cách thức nghiên cứu nó định hướng theo hành động và một nỗ lực tác động đến các chính sách công lànhững khối cơ bản của việc trao quyền.
Cộng đồng đô thị
Cộng đồng đô thị. Nguồn ảnh: hbcg.vn
Tâm lý học môi trường nghiên cứu hành vi của con người trong mối tương quan với môi trường xung quanh họ, bao gồm các không gian mở, các tòa nhà công và tư, và hoàn cảnh xã hội.
Nghiên cứu trong ngành tâm lý học môi trường đã cho thấy một môi trường đóng một vai trò then chốt đối với tâm lý củ một người, rằng con người đồng nhất bản thân một cách mạnh mẽ với khái niệm về nơi chốn, và rằng hành vi của họ sẽ thay đổi phù hợp với hoàn cảnh.
Việc sinh sống trong một môi tường đô thị hiện đại khiến việc duy trì một mức độ không gian cá nhân thoải mái trở nên khó khăn. Mật độ dân số cao khiến các con phố, các phương tiện giao thông công cộng, văn phòng và các tòa nhà trở nên quá mức đông đúc. Một giải pháp cho việc này là thiết kế môi trường một cách thận trọng.
An toàn trong cộng đồng
Để các cộng đồng có thể hưng thịnh, các cá nhân cần phải có một cảm giác an toàn về thân thể và tâm lý nói chung. Bên cạnh việc gây ra những tổn hại về thân thể và các hệ quả thực tế, tội ác có thể gây ra những tác động tâm lý lâu dài.
An toàn khi sử dụng mạng. Nguồn ảnh: Internet
Trong thời đại kỹ thuật số, các cộng đồng mạng và mạng xã hội là nơi chốn chủ yếu để con người thỏa mãn nhu cầu tâm lý về tình bạn, lòng tự tôn, cảm giác được chấp nhận và thuộc về họ. Tuy nhiên, kết nối ảo cũng có thể mang đến nhiều nguy hiểm. Cảm thức về tính vô danh và vô hình có thể khuyến khích mọi người nói và làm những điều trên mạng mà họ sẽ không dám làm trong đời thực. Điều này được gọi là “hiệu ứng mất kiểm soát hành vi” vốn có thể dẫn đến những lời nói căm ghét, bắt nạt trên mạng, nhử mồi kích động, quấy rối hoặc lạm dụng tình dục trẻ em. Do đó, học cách giữ an toàn trên mạng là điều cần thiết, chẳng biệt là đối với những nhóm người dễ bị tổn thương như trẻ em.
Tài liệu tham khảo:
- Sách: How Psychology Works - Jo Hemmings