Tâm lý học tội phạm FBI?
Có 1 đôi nam nữ đang đi dạo bên hồ, cô bạn gái đã trượt chân ngã xuống sông, sau khi giãy giụa một lát cô đã chìm nghỉm. Lúc đó, người con trai hoảng loạn lao xuống sông nhưng không cứu được cô bạn gái. Mấy năm sau, người con trai này đã quay lại nơi đã xảy ra tai nạn và nhìn thấy một ông già đang câu cá. Nhìn vào giỏ cá, anh ta phát hiện ra những con cá bị ông già câu lên đều rất sạch sẽ. Thấy lạ, anh ta bèn hỏi ông già, sao trên người những con cá không có rong rêu. Ông già điềm tĩnh trả lời: Con sông này chưa bao giờ có rong rêu. Sau khi nghe xong, anh ta không nói câu nào mà lao đầu xuống sông tự tử. Tại sao?
tâm lý học
,hỏi xoáy đáp hay
Hiệu ứng ám ảnh mất mát, các app đang dùng đòn tâm lý này để moi tiền chúng ta.
Nhiều app như Youtube và Spotify luôn có những dịch vụ cho user dùng thử premium trong 1 khoảng thời gian nhất định. Tại sao lại vậy?
Thử tưởng tượng nhé:
Bạn đang lắng nghe list nhạc yêu thích của mình trên Spotify khi đang làm việc. Bạn đã làm một lèo trong nửa tiếng rồi đó. Bạn đang hoàn toàn tập trung cao độ.
Bỗng nhiên một đoạn quảng cáo phiền phức của Spotify premium vang lên, ngay giữa lúc bạn đang thưởng thức list nhạc, và nó hoàn toàn phá hỏng sự tập trung liền mạch này.
Đoạn quảng cáo ấy mời bạn dùng thử Spotify premium 3 tháng đấy.
Chuyển bài hát không giới hạn, được tải nhạc về và quyền lợi tuyệt vời nhất: KHÔNG CÓ QUẢNG CÁO.
Quả cuối đúng kiểu hấp dẫn luôn. Cho tới thời điểm này thì bấy lâu nay bạn đã phải chịu đựng đống quảng cáo khó chịu ấy rồi. Nó cũng không hẳn là vấn đề quá khó chịu và bạn cũng quen với chuyện đấy luôn rồi, nhưng rõ ràng có hẳn 3 tháng không phải gặp quảng cáo thì sướng thật.
Bạn không thực sự cần gói premium đó, nhưng mà được miễn phí mà? Mình có thể hủy đăng ký trước ngày hết hạn dùng thử.
Vậy là bạn đăng ký dùng thử miễn phí.
Và trong suốt 3 tháng tiếp theo, bạn tha hồ thưởng thức những bản nhạc chất lượng hoành tráng lại còn tải về máy được, cũng như thoải mái chuyển bài và CHẲNG CÓ QUẢNG CÁO xuất hiện để phá đám lúc tập trung của mình.
Sướng quá.
Đời tuyệt vời quá.
Nhưng thời gian dùng thử sắp đến hạn rồi.
Ôi không! Bạn không thể sống mà thiếu những bản nhạc không quảng cáo mà mình đã tải! Bạn không thể chịu nổi khi về lại những ngày tháng không thể nghe đúng bản nhạc mình muốn! Hay phải nghe đống quảng cáo phiền phức kia!
Bạn làm gì bây giờ?
Bạn đầu hàng.
Bạn mở ví đóng phí hàng tháng và làm mới lượt đăng ký gói Premium.
Và rồi phòng Marketing của Spotify reo hò mừng rỡ khi số thành viên của gói premium lại tăng thêm một con số.
Bạn đã sa lưới vào cái mánh tâm lý cực kỳ hiệu quả này.
Hiệu ứng ám ảnh mất mát.
Nó đánh vào cái thực tế này nè:
BẠN LO SỢ ĐÁNH MẤT NHỮNG GÌ MÌNH ĐANG SỞ HỮU HƠN LÀ VIỆC KHÔNG LẤY ĐƯỢC THỨ MÌNH KHÔNG CÓ.
Bạn đã có thể sống tốt mà không cần Spotify premium TRƯỚC CÁI LÚC bạn dùng thử. Nhưng một khi đã trải nghiệm rồi, bạn không muốn thiếu nó chút nào.
Mánh khóe này hiện hữu ở mọi nơi, từ những công ty mời gọi gói dùng thử miễn phí cho đến chuyện phạt con của những bậc làm cha làm mẹ.
Việc đe dọa LẤY ĐI thứ gì đấy của của con đã được chứng minh là hiệu quả hơn hẳn là mình không ĐƯA thứ gì đấy cho chúng.
Vậy nên mình có một mẹo muốn mách khéo đến các phụ huynh. Thay vì hứa tặng laptop, điện thoại mới để nó được làm điều gì đó thì hãy cho nó thử trước rồi lại dọa lấy nó đi nếu chúng không làm chuyện mình bảo. Như thế nó sẽ sợ hơn rất nhiều.
Và lần tiếp theo bạn thấy lời mời dùng thử sản phẩm miễn phí nào, hãy nhớ rằng họ cũng đang xài chiêu cũ với bạn đấy.
Nội dung liên quan
Lê Đức
Long Vương Thần Tướng
Van Du
Thảo Hoang
Thảo Hoang
Một mẹo tâm lý học cực hay các bạn nên biết:
Minh Phương
Tâm lý học khác nhau trong cách giao tiếp giữa nam và nữ:
Lê Phươngg
Jenny
Koanh
Bạn để bài này sang dạng câu hỏi để được xét duyệt nhé
Lê Hương Mai