Tâm lý học: Kiểm tra tâm trắc

  1. Tâm lý học

  2. Thấu Ngành Hiểu Nghề

Được sử dụng lần đầu trong lĩnh vực tâm lý học giáo dục vào đầu thế kỷ 20, các cuộc kiểm tra tâm trắc ngày nay càng trở nên phổ biến đối với những nhà tuyển dụng – họ sử dụng chúng để phân tích độ phù hợp của những nhân viên mới được tuyển dụng.

https://cdn.noron.vn/2022/08/17/31996116482714-1660731035.jpg

Chúng là gì?

Nhà tâm lý học người Pháp Alfred Binet đã nghĩ ra bài kiểm tra trí thông minh hiện đại đầu tiên vào năm 1905. Đây là động thái phản hồi của ông trước một bộ luật bắt buộc tất cả trẻ em tại Pháp từ độ tuổi 6 đến 14 phải đi học. Một số trẻ mắc chứng khó học phải vất vả để đương đầu với những đòi hỏi của chương trình học. Hệ thống giáo dục cần có một phương pháp đánh giá mức độ khó khăn mà trẻ gặp phải, để học có thể quyết định được những trẻ nào là sẽ cần học tập tại các trường học đặc biệt. Binet bắt tay vào thiết kế những bài kiểm tra để đánh giá những năng lực bẩm sinh, chứ không phải thành tích học tập. Ông đã thử nghiệm các phương pháp của mình trên hai cô con gái, bởi ông hết sức thích thú trước những cách khác nhau mà các cô con gái của mình khám phá và phản ứng với thế giới xung quanh.

Nhận được sự hỗ trợ từ người đồng nghiệp Théodore Simon, Binet đã phát triển 30 bài kiểm tra, vài bài dành cho mỗi nhóm tuổi và chúng sẽ được thực hiện dưới các điều kiện có kiểm soát. Chúng khác nhau về độ khó, chẳng hạn như từ việc đếm số cánh hoa trên một bức hình bông hoa đến việc dùng trí nhớ để vẽ lại một hình ảnh. Mục tiêu là để những đứa trẻ vượt qua được nhiều bài kiểm tra ở lứa tuổi mình nhất có thể, và đạt đến mức độ năng lực tiêu chuẩn cho độ tuổi.

Nhà tâm lý học Lewis Terman tại Đại học Stanford – Binet (Stanford – Binet Intelligence Scales) vào năm 1916. Những thang đo này hình thành nên nền tảng của các bài kiểm tra chỉ số IQ trong phần lớn thế kỷ 20. Các bài kiểm tra tâm trắc ngày nay có được phần lớn vẫn nhờ vào công trình của hai người Mỹ - Pháp này, mặc dù tầm vóc của chúng đã được mở rộng và chúng được sử dụng rộng rãi trong việc hỗ trợ tuyển dụng và lựa chọn nghề nghiệp của người trưởng thành hơn là để kiểm tra trí thông minh của trẻ. Các nhà tuyển dụng sử dụng các bài kiểm tra tâm trắc để loại trừ các ứng viên không phù hợp nhất và khớp các cá nhân với nghề nghiệp phù hợp nhất với họ. Do đó điều quan trọng là họ phải tin vào chính xác của các bài kiểm tra.

Làm cho bài kiểm tra được công bằng?

Bởi các bài kiểm tra tâm trắc có thể tác động trực tiếp đến việc liệu một người có nhận được công việc họ mong muốn hay không, chúng phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Các bài kiểm tra nên:

  •  Khách quan
  •  Tiêu chuẩn hóa
  •  Đáng tin cậy
  •  Tính tiên đoán
  •  Không phân biệt
  •  Các dạng bài kiểm tra 

Phần lớn các nhà tuyển dụng sử dụng các bài kiểm tra tâm trắc đưa vào trong đó có cả bảng câu hỏi tính cách để đánh giá động lực, nhiệt huyết và tính phù hợp với một môi trường làm việc cụ thể của một ứng viên. Bởi giờ đây các công việc thiên về hướng lấy khách hàng làm trọng tâm và thường có ít tầng lớp quản lý hơn, các kỹ năng mềm bao gồm giao tiếp và hòa hợp với mọi người – vốn là điều mà các bài kiểm tra tính cách có thể thể hiện – càng lúc càng đóng vai trò quan trọng. Nhà tuyển dụng cũng có thể sử dụng các bài kiểm tra năng lực để đánh giá năng lực trí tuệ cụ thể so với điểm số tiêu chuẩn

Các bài kiểm tra năng lực

Ứng viên trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong các điều kiện thi cử, về nhiều chủ đề hoặc về một lĩnh vực cụ thể cho công việc mà họ đang nộp đơn xin. Những câu hỏi ngôn ngữ, tính toán hay lý luận trừu tượng xuất hiện hầu hết trong các bài kiểm tra năng lực để đánh giá kỹ năng giao tiếp, tính toán và khả năng học hỏi các kỹ năng mới, trong khi đó các bài kiểm tra khác sẽ chuyên môn hóa hơn

  •  Năng lực ngôn ngữ
  •  Năng lực tính toán
  •  Lý luận trừu tượng
  •  Năng lực không gian
  •  Lý luận cơ khí
  •  Phát hiện lỗi
  •  Kiểm tra dữ liệu
  •  Mẫu công việc

“Tâm trắc học cung cấp điều mà con người chúng ta không thật sự giỏi – các thước đo chủ quan, không thiên vị, đáng tin cậy, và hợp lệ về các đặc điểm và tính cách của con người” – David Hughes, giảng viên về tâm lý học tổ chức tại Trường đào tạo Kinh doanh Manchester.


Tài liệu tham khảo:

Sách: How Psychology Works - Jo Hemmings

Từ khóa: 

tâm lý học

,

tâm lý

,

tâm trắc học

,

tâm lý học

,

thấu ngành hiểu nghề