Tâm lý học có những trường phái nào?
kiến thức chung
Một số các trường phái tâm lý học
* Trướng Phái Cấu Trúc
Trường phái cấu trúc, với các đại biểu là Wilhelm Wundt và Edward Ticherner, cho rằng tâm lý học nên nghiên cứu những trải nghiệm có ý thức và tập trung vào việc khám phá những yếu tố cơ bản của ý thức, như cảm giác, tri giác, cảm xúc, và mối quan hệ giữa các yếu tố này.
Các nhà tâm lý học theo trường phái cấu trúc sử dụng phương pháp nội quán (introspection) để để nghiên cứu cấu trúc của ý thức. Trong đó, người tham gia được yêu cầu mô tả một cách tỉ mỉ những gì họ trải nghiệm khi tiếp nhận một kích thích.
Ví dụ: Cho người tham gia thí nghiệm tiếp nhận một ánh sáng hoặc một âm thanh và yêu cầu họ mô tả lại các cảm giác, cảm nhận đối với kích thích đó.
Phương pháp này bị các nhà tâm lý học khác chỉ trích do thiếu tính khoa học bơi hai lý do. Một là, không thể kiểm chứng một cách trực quan độ chính xác của những mô tả từ người tham gia thí nghiệp. Hai là, con người cũng có những hạn chế trong việc mô tả trải nghiệm bên trong của mình.
Tuy nhiên nhờ việc tiến hành những thí nghiệm sử dụng phương pháp nội quán mà trường phái cấu trúc đã chuyển tâm lý học từ triết học về các tiến trình tinh thần sang khoa học về các tiến trình tinh thần.
* Trường Phái Chức Năng
Trường phái chức năng, dưới ảnh hưởng của lý thuyết tiến hóa của Charles Darwin, với đại biểu là William James, cho rằng tâm lý học nên tập trung nghiên cứu chức năng của các hoạt động tinh thần và vai trò của hành vi trong việc giúp con người thích nghi với môi trường.
Cụ thể William James nghiên cứu những hình ảnh, cảm giác, cảm xúc, ký ức và những tiến trình tinh thần khác tạo nên ý thức đã giúp con người thích nghi với môi trường như thế nào
Ví dụ: Các nhà tâm lý học theo trường phái chức năng cho rằng cảm xúc sợ hãi có chức năng giúp con người chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với tình huống nguy hiểm.
Trường phái chức năng còn nghiên cứu sự khác biệt giữa các cá nhân về học tập, trí nhớ và những tiến trình tinh thần khác liên quan đến trí thông minh và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
* Trường Phái Gestalt
Trường phái Gestalt, mà đại diện là hai nhà tâm lý học người Đức Hermann Ebbinghaus và Max Wertheimer, cho rằng tâm lý học nên nghiên cứu ý thức như một thể thống nhất thay vì từng thành phần riêng lẻ.
Cụ thể, trường phái Gestalt tập trung vào sự tổ chức tri giác trong một thể thống nhất hơn là nghiên cứu từng thành phần riêng lẻ của tri giác. Họ cho rằng tri giác về các sự vật thì lớn hơn và có ý nghĩa hơn là những thành phần riêng lẻ tạo nên nó.
Trường phái này có nhiều đóng góp cho những hiểu biết về tri giác.
* Trường Phái Phân Tâm Học
Trường phái phân tâm học, do Sigmund Freud phát triển, nghiên cứu về vô thức, cụ thể là ảnh hưởng của những tiến trình tinh thần, đặc biệt là những xung đột xảy ra bên ngoài ý thức, đối với hành vi.
Phân tâm học bao gồm lý thuyết về nhân cách, những rối nhiều tâm lý cũng như những phương pháp trị liệu những rối loạn đó.
Do lý thuyết và phương pháp trị liệu của phân tâm học chỉ được xây dựng dựa trên một số lượng nhỏ các ca bệnh của Freud nên nó gặp phải những nghi ngờ về tính khoa học và đại diện.
Mặc dù vậy, lý thuyết phân tâm học vẫn có những ảnh hưởng quan trọng lên tâm lý học và những lĩnh vực khác
* Trường Phái Hành Vi
Trường phái hành vi, với đại diện là John B. Watson và B. F. Skinner, cho rằng tâm lý học nên tập trung nghiên cứu những hành vi có thể quan sát được thay vì các tiến trình tinh thần và nhấn mạnh đến vai trò của học tập đối với việc hình thành nên các hành vi giúp con người thích ứng với môi trường.
John B. Watson, người sáng lập trường phái hành vi, nổi tiếng với khẳng định rằng nếu có đủ sự kiểm soát cần thiết đối với môi trường, ông có thể tạo ra những trải nghiệm học tập giúp biến những đứa trẻ sơ sinh trở thành luật sư, bác sĩ hay thậm chí tội phạm
B. F. Skinner, nhà tâm lý học có nhiều đóng góp quan trọng cho trường phái hành vi, đã nghiên cứu và đưa ra lý thuyết điều kiện hóa tạo tác về cách thức mà sự thưởng phạt định hình, duy trì và thay đổi hành vi của con người và động vật.
Ví dụ: Thông qua việc phân tích chức năng của hành vi, ông có thể giải thích cách thức mà cha mẹ hay thầy cô giáo đã vô tình khuyến khích những cơn giận giữ của trẻ bằng cách thưởng cho chúng sự chú ý hay vì sao những phẩn thưởng không thường xuyên, không thể dự đoán trước được lại khiến cho người ta nghiện cờ bạc.
Trường phái hành vi chi phối các nghiên cứu về tâm lý trong khoảng thời gian từ những năm 20 đến những năm 60 của thế kỷ trước và do đó ý thức ít được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là ở Mỹ.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Xanh Khánh An