Tấm lòng con người sâu lắm đúng không?
Một con người nói đơn giản vẫn là một con người. Một con người, nói phức tạp thì qua bao nhiêu lời ra tiếng lại đã thành những phiên bản nào rồi ạ? Lại nữa, qua cảm nhận của bản thân, qua các chặng lại trở thành "vô cùng" nữa kìa. Lớn, càng lớn, càng nhiều việc đặt nặng trong lòng, như thế đã cảm thấy bản thân có quá nhiều phiên bản. Vui, buồn, yêu, ghét,... con người có bao nhiêu cảm xúc chứ, nghĩ thì rất thú vị và thấy cuộc sống ý nghĩa biết bao, nhưng trải nghiệm thì... lại là chuyện khác. Có những người bị nhốt trong một cung bậc cảm xúc suốt đời, cũng có những người thấu cảm và trở nên bình thản trước tất cả.
Có một câu chuyện nhiều lúc muốn đem kể, mà ai thấu cảm cho chăng? Cuộc sống thực chất chỉ nhận kết quả, đã cho một số người đau thấu tâm can. Lớn lên trong cảnh thiếu thốn, nếu lại chịu thêm những tổn thương về tâm lý thì trong trí óc thành tỉ phú cảm xúc tự bao giờ. Thường nghe cụm "giàu cảm xúc" để chỉ những con người văn chương phong phú hơn cả, nhưng trong trường hợp này, nó khiến con người ấy bị bào mòn về lời nói- thành người kiệm lời, bị bào mòn về lí trí- thành người cảm tính. Trong cuốc sống hiện đại, muốn thay đổi đâu phải cứ hiểu, cứ thấu là sửa được. Đã thế, nếu cứ giữ lại dòng này cùng phát triển theo thời gian thì bạc tóc, bạc người mà u uất, cho dù chêch hướng hay là đúng hướng. Vì sao? Vì tâm can không có sự cân bằng thì không thể nào bình thản cho đến khi chết.
Thật sự, đôi khi, quất vài roi da vào người cũng không bằng một roi cảm xúc đâu ạ. Chính xác, mỗi chúng ta đều có một sự phát triển trong các điều kiện khác nhau dù không chạm nhau hay là chạm nhau trong một quãng thì hãy đừng vội đánh giá họ, cô lập họ. Trong sâu thẳm, nỗi ước ao về sự ngây thơ thời thơ ấu, sự hồn nhiên lứa tuổi học sinh, sự mạnh dạn, tự tin của một sinh viên, cho đến sự trưởng thành từng bước, họ thấu hiểu hơn cả mà. Đối với mọi người, họ đều dành sự tôn trọng nhất định, dù họ thế nào. Nhưng mà, hiếm có một ai thấu cho nỗi đó, thế nên được phép buồn đã trở thành niềm vui.
Tại sao mọi người lại kì thị khi nhắc đến vấn đề tâm lý, ngay cả những bậc cha mẹ (vì trong đầu họ cũng thương yêu quá mà mặc định con họ không có vấn đề gì, đôi khi, vì quá thiếu thốn mà chính họ cũng không nhận thức được, họ cũng vậy.). Con đường trở nên gian nan rất nhiều. Cũng vì thế, việc đặt hoài vọng và sự nghiệp với tâm nguyện cuộc sống của gia đình tốt hơn thiết yếu nhất. Bước đi khó gấp trăm, ngàn, vạn lần. Xin rằng, nếu có thể thì hãy phán xét đúng cách, nếu thấy mình cũng đang trong quá trình ấy, còn chưa hoàn thiện thì đừng vội mà cho những lời bàn luận không hay mà. Nhìn cuộc sống đi, nó thú vị và ý nghĩa biết bao. "Vui vì được sinh ra, vui vì được làm con cha mẹ, vui vì có hàng xóm, vui vì có mọi người, có xã hội, có đất nước, được hội nhập, được khám phá".-Họ nghĩ vậy đấy. Và rằng, nếu được, hãy khéo léo truyền đạt những gì mình có thể cho nhiều người nhất, theo từng khả năng nhận thức, từng bước giúp họ dần phát triển, tiến lên thêm những bước tầng thức mới, để cho từ "xã hội" mang đúng nghĩa về cả hình thức lẫn tinh thần.
Đừng ngại khi nhắc đến nó ạ, hãy để các chuyên gia dạy cho mọi người bài học về tâm lý, tìm lại cuộc sống đúng nghĩa của riêng bạn ::> Thân mến!