Tại sao xe hơi tự lái vẫn chưa được sử dụng phổ biến?
ai
,xehoitulai
,công nghệ thông tin
,trí tuệ nhân tạo
,xã hội
1. Cảm biến
Xe ô tô tự hành sử dụng một loạt các cảm biến từ cơ bản để chuyên sâu để quan sát cũng như nhận biết môi trường xung quanh theo thời gian thực, giúp chúng phát hiện các đối tượng như người đi bộ, phương tiện khác và biển báo đường bộ. Chẳng hạn, cảm biến hình ảnh (camera) giúp xe quan sát các vật thể. Cảm biến Lidar sử dụng tia laser để đo khoảng cách giữa các vật thể và xe. Cảm biến Radar chịu trách nhiệm phát hiện các đối tượng, theo dõi tốc độ và hướng của chúng.Tất cả các cảm biến này đều thu thập dữ liệu và gửi ngược trở lại hệ thống điều khiển của ô tô (thường là máy tính AI). Tại đây, dữ liệu sẽ được phân tích kỹ lưỡng để giúp ô tô đưa ra quyết định chính xác nhất, ví dụ như vị trí nên đánh lái hoặc thời điểm phanh, lực phanh… Một chiếc xe hoàn toàn tự động sẽ phải cần đến một hệ thống cảm biến hoạt động không có sai số trong mọi điều kiện và môi trường mà không cần con người can thiệp.
Tuy nhiên, thử nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng những yếu tố như thời tiết khắc nghiệt, giao thông đông đúc, các biển báo đường có hình vẽ phức tạp… đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến độ chính xác của cảm biến. Radar mà xe hơi Tesla sử dụng ít bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết bất lợi, nhưng vẫn còn thách thức trong việc đảm bảo cảm biến có thể phát hiện được tất cả các vật thể với mức độ chắc chắn cần thiết để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người ngồi trong xe.
Để một chiếc xe tự hành có thể hoạt động thực sự an toàn, hệ thống cảm biến này phải hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết ở mọi nơi trên hành tinh, từ Alaska đến Zanzibar. Và ở các thành phố đông đúc, có tình hình giao thông phức tạp như Cairo hay Hà Nội. Đây vẫn còn là thách thức lớn với các hãng, kể cả Tesla.
2. Trí tuệ nhân tạo
Như đã nói, hầu hết các phương tiện tự hành sẽ sử dụng trí tuệ nhân tạo và máy học để xử lý dữ liệu thu được từ hệ thống cảm biến và đưa ra quyết định cụ thể cho từng tình huống. Có thể ví đây là bộ não của chiếc xe.
Các thuật toán AI được đào tạo để xác định các đối tượng mà cảm biến phát hiện, sau đó phân loại chúng một cách chính xác. Tiếp theo, máy tính sử dụng thông tin này để quyết định xem ô tô có cần phải thực hiện hành động, chẳng hạn như phanh hoặc chuyển hướng, để tránh một đối tượng hay không.Trong tương lai, máy móc sẽ có thể thực hiện công việc phát hiện và phân loại này hiệu quả hơn so với khả năng của chính con người. Nhưng hiện tại, không có gì đảm bảo rằng các thuật toán học máy được sử dụng trên ô tô là an toàn tuyệt đối. Cần có một sự tiêu chuẩn hóa về thức cách hệ thống học máy trên xe tự hành nên được đào tạo, thử nghiệm hoặc xác thực như thế nào. Đây chỉ là vấn đề thời gian.
3. Trí tuệ nhân tạo
Khi một chiếc ô tô tự lái lăn bánh trên đường, nó luôn không ngừng học hỏi, đi qua những con đường mới, phát hiện những đối tượng mà nó chưa gặp trong quá trình đào tạo và buộc phải cập nhật phần mềm định kỳ.
Làm cách nào chúng ta có thể đảm bảo rằng hệ thống tiếp tục an toàn như phiên bản trước? Hoặc liệu có hay không lỗi, lỗ hổng xuất hiện sau khi cập nhật phần mềm gây ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe. Mọi sai lầm dù là nhỏ trong tình huống này đều có thể dẫn đến những tai nạn thảm khốc.
4. Các quy chuẩn
Hiện vẫn chưa có hệ thống các tiêu chuẩn và quy định mang tính quốc tế, thống nhất đối với công nghệ xe tự hành. Đối với loại phương tiện mới này, cần phải có những quy định mới cho từng chức năng cụ thể, chẳng hạn như đối với hệ thống giữ làn đường tự động. Từ đó, các hãng xe buộc phải tuân thủ thì sản phẩm mới được cấp phép.
Đây là vấn đề không chỉ liên quan đến sự an toàn, mà còn cả đối với hàng loạt khía cạnh khác như môi trường, kinh tế, xã hội.
5. Sự chấp nhận của xã hội
Đã có rất nhiều vụ tai nạn liên quan đến xe tự hành nói chung và của Tesla nói riêng. Sự chấp nhận của xã hội không chỉ là vấn đề đối với những người có nhu cầu mua ô tô tự lái mà, còn đối với những người đi chung đường với họ.
Mọi người dân đều cần được tham gia vào các quyết định về việc giới thiệu và áp dụng phương tiện tự lái. Đơn giản với việc tham gia giao thông cùng với các hệ thống trí tuệ nhân tạo là điều chưa từng có tiền lệ và người ta có quyền đặt ra nghi vấn về sự toan toàn cho cộng đồng.
Ba thách thức đầu tiên phải được giải quyết để giúp vượt qua hai thách thức sau. Tất nhiên, cuộc đua trong lĩnh vực xe tự hành vẫn sẽ không hạ nhiệt. Nhưng nếu không có sự ngồi lại giữa các nhà sản xuất, người tiêu dùng, cơ quan kiểm định và cơ quan quản lý, những chiếc xe tự hành có lẽ sẽ vẫn chỉ lăn bánh trên các cung đường thử nghiệm trong nhiều năm tới.
Thái Dương
1. Cảm biến
Xe ô tô tự hành sử dụng một loạt các cảm biến từ cơ bản để chuyên sâu để quan sát cũng như nhận biết môi trường xung quanh theo thời gian thực, giúp chúng phát hiện các đối tượng như người đi bộ, phương tiện khác và biển báo đường bộ. Chẳng hạn, cảm biến hình ảnh (camera) giúp xe quan sát các vật thể. Cảm biến Lidar sử dụng tia laser để đo khoảng cách giữa các vật thể và xe. Cảm biến Radar chịu trách nhiệm phát hiện các đối tượng, theo dõi tốc độ và hướng của chúng.Tất cả các cảm biến này đều thu thập dữ liệu và gửi ngược trở lại hệ thống điều khiển của ô tô (thường là máy tính AI). Tại đây, dữ liệu sẽ được phân tích kỹ lưỡng để giúp ô tô đưa ra quyết định chính xác nhất, ví dụ như vị trí nên đánh lái hoặc thời điểm phanh, lực phanh… Một chiếc xe hoàn toàn tự động sẽ phải cần đến một hệ thống cảm biến hoạt động không có sai số trong mọi điều kiện và môi trường mà không cần con người can thiệp.
Tuy nhiên, thử nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng những yếu tố như thời tiết khắc nghiệt, giao thông đông đúc, các biển báo đường có hình vẽ phức tạp… đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến độ chính xác của cảm biến. Radar mà xe hơi Tesla sử dụng ít bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết bất lợi, nhưng vẫn còn thách thức trong việc đảm bảo cảm biến có thể phát hiện được tất cả các vật thể với mức độ chắc chắn cần thiết để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người ngồi trong xe.
Để một chiếc xe tự hành có thể hoạt động thực sự an toàn, hệ thống cảm biến này phải hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết ở mọi nơi trên hành tinh, từ Alaska đến Zanzibar. Và ở các thành phố đông đúc, có tình hình giao thông phức tạp như Cairo hay Hà Nội. Đây vẫn còn là thách thức lớn với các hãng, kể cả Tesla.
2. Trí tuệ nhân tạo
Như đã nói, hầu hết các phương tiện tự hành sẽ sử dụng trí tuệ nhân tạo và máy học để xử lý dữ liệu thu được từ hệ thống cảm biến và đưa ra quyết định cụ thể cho từng tình huống. Có thể ví đây là bộ não của chiếc xe.
Các thuật toán AI được đào tạo để xác định các đối tượng mà cảm biến phát hiện, sau đó phân loại chúng một cách chính xác. Tiếp theo, máy tính sử dụng thông tin này để quyết định xem ô tô có cần phải thực hiện hành động, chẳng hạn như phanh hoặc chuyển hướng, để tránh một đối tượng hay không.Trong tương lai, máy móc sẽ có thể thực hiện công việc phát hiện và phân loại này hiệu quả hơn so với khả năng của chính con người. Nhưng hiện tại, không có gì đảm bảo rằng các thuật toán học máy được sử dụng trên ô tô là an toàn tuyệt đối. Cần có một sự tiêu chuẩn hóa về thức cách hệ thống học máy trên xe tự hành nên được đào tạo, thử nghiệm hoặc xác thực như thế nào. Đây chỉ là vấn đề thời gian.
3. Trí tuệ nhân tạo
Khi một chiếc ô tô tự lái lăn bánh trên đường, nó luôn không ngừng học hỏi, đi qua những con đường mới, phát hiện những đối tượng mà nó chưa gặp trong quá trình đào tạo và buộc phải cập nhật phần mềm định kỳ.
Làm cách nào chúng ta có thể đảm bảo rằng hệ thống tiếp tục an toàn như phiên bản trước? Hoặc liệu có hay không lỗi, lỗ hổng xuất hiện sau khi cập nhật phần mềm gây ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe. Mọi sai lầm dù là nhỏ trong tình huống này đều có thể dẫn đến những tai nạn thảm khốc.
4. Các quy chuẩn
Hiện vẫn chưa có hệ thống các tiêu chuẩn và quy định mang tính quốc tế, thống nhất đối với công nghệ xe tự hành. Đối với loại phương tiện mới này, cần phải có những quy định mới cho từng chức năng cụ thể, chẳng hạn như đối với hệ thống giữ làn đường tự động. Từ đó, các hãng xe buộc phải tuân thủ thì sản phẩm mới được cấp phép.
Đây là vấn đề không chỉ liên quan đến sự an toàn, mà còn cả đối với hàng loạt khía cạnh khác như môi trường, kinh tế, xã hội.
5. Sự chấp nhận của xã hội
Đã có rất nhiều vụ tai nạn liên quan đến xe tự hành nói chung và của Tesla nói riêng. Sự chấp nhận của xã hội không chỉ là vấn đề đối với những người có nhu cầu mua ô tô tự lái mà, còn đối với những người đi chung đường với họ.
Mọi người dân đều cần được tham gia vào các quyết định về việc giới thiệu và áp dụng phương tiện tự lái. Đơn giản với việc tham gia giao thông cùng với các hệ thống trí tuệ nhân tạo là điều chưa từng có tiền lệ và người ta có quyền đặt ra nghi vấn về sự toan toàn cho cộng đồng.
Ba thách thức đầu tiên phải được giải quyết để giúp vượt qua hai thách thức sau. Tất nhiên, cuộc đua trong lĩnh vực xe tự hành vẫn sẽ không hạ nhiệt. Nhưng nếu không có sự ngồi lại giữa các nhà sản xuất, người tiêu dùng, cơ quan kiểm định và cơ quan quản lý, những chiếc xe tự hành có lẽ sẽ vẫn chỉ lăn bánh trên các cung đường thử nghiệm trong nhiều năm tới.
Kha Nguyen
Những ý kiến của các bạn khác đều đúng, tôi chỉ bổ sung thêm về góc nhìn của người sử dụng.
Bổ sung 1: Giá thành của việc tự lái cao. Xe Tesla muốn có thì phải bỏ thêm 10k AUD (không biết bên Mỹ giá thế nào), đây là con số không nhỏ so với nhu cầu của phần lớn người ta là đi lại nội thành.
Bổ sung 2: Xe xử lý rất chậm trong nội thành, nhất là khi dừng đèn đỏ rồi chạy tiếp. Với việc người lái thì nhấn ga một phát là từ 0km/h thành 60km/h sau 2s thì chiếc tesla tự lái xử lý chậm chạp lên 30km/h sau 5s sẽ là quá chậm. Cơ bản thì xe tự lái muốn đảm bảo không gây tai nạn do sự nhầm lẫn nên xử lý chậm và an toàn.
Bổ sung 3: Điểm lợi của tự lái không nằm ở khu vực nội thành mà là ở đường trường. Ở Úc hay Mỹ có rất nhiều đường đi xa mà không có chỗ dừng, đi xuyên sa mạc hoặc xuyên bang. Khác với VN, vốn có mức độ cư dân hóa rất cao, gần như đi 50Km là sẽ đi ngang qua một khu dân cư, ở Úc hay Mỹ có những con đường đi 500Km mà không có một bóng người. Đường trường như vậy rất thẳng đường, và lái xe rất dễ buồn ngủ (do không phải xử lý tình huống gì), và như thế thì tự lái sẽ giúp ích rất nhiều. Tuy nhiên, số lượng người có nhu cầu đi đường trường (vốn là lợi thế của tự lái) thì không nhiều so với nhu cầu đi lại trong nội thành hoặc khu dân cư. Do đó, nhiều người cũng cân nhắc không mua gói tự lái khi chưa thật sự có nhu cầu.
Nguyễn Việt Cường
Cơ sở hạ tầng chưa đủ khả năng - công nghệ vẫn kém - giá cao.
Trần Nam
Mnonmom
Trần Hải Bình
Có thể là do chi phí cao nên chưa được nhận rộng. Và nói gì thì nói cảm giác xe hơi tự lái vẫn khá nguy hiểm.