Tại sao xã hội thích ''da sáng màu'' hơn là ''da tối màu''?

  1. Xã hội

Có phải là vì chủ nghĩa thực dân? Chủ nghĩa đế quốc? Di truyền học? Tự ti về giai cấp?

https://cdn.noron.vn/2023/01/15/skinthai-1673798368.png
Từ khóa: 

xã hội

Màu da được xem như một biểu hiện cho tầng lớp xã hội, nhìn vào màu da người khác có thể đánh giá bạn thuộc tầng lớp nào.
Trong phần lớn các xã hội, da tối màu đồng nghĩa với sự nghèo đói, biểu thị rằng người đó là người lao động chân tay, giãi nắng nhiều nên mới có làn da như vậy.
Trước cuộc cách mạng công nghiệp, người châu Âu (giống như phần lớn các xã hội) liên tưởng da tối màu với sự nghèo khó, và do đó họ thần tượng da trắng. Vì vậy, nhiều quý tộc sẵn sàng bỏ sự nguy hiểm để sử dụng các chất độc hại như “chì trắng” lên da của mình để trở nên trắng nhất có thể (và nhờ đó tách biệt bản thân họ khỏi tầng lớn bần nông).
Tuy nhiên, với sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp, sự ám ảnh của làn da trắng bất ngờ kết thúc, từ lúc bấy giờ người nghèo ở châu Âu bắt đầu làm việc trong các nhà máy tối tăm, dơ bẩn, và vì vậy mà trở nên nhợt nhạt hơn so với người giàu có, thường xuyên đi nghỉ mát tiếp xúc nhiều với mặt trời. Do vậy, nhuộm gia trở nên thời thượng ở châu Âu hậu công nghiệp hóa.
Có một vài nghiên cứ cho thấy độ sáng (của tông màu da) ở phụ nữ ở các chủng tộc khác nhau là một chỉ số của sự nữ tính. Một người phụ nữ trung bình ở phần lớn các chủng tộc có lượng melanin ít hơn một chút so với đàn ông (cùng chủng tộc). 
Đây có thể cũng là lý do vì sao Ấn Độ (mặc dù có sở thích thẩm mỹ để có làn da sáng màu hơn vài thế kỷ gần đây) có rất nhiều đàn ông với da tối màu (Thân Krishma, thân Rama) được tôn vinh và tôn thờ, trong khi rất ít phụ nữ với da tối màu được xem là xinh đẹp (Draupadi là người duy nhất tôi có thể nghĩ tới).
Thế nên, chúng ta có thể thấy rằng việc ưa chuộng một màu da nào đấy phần lớn là bởi vì cấu trúc xã hội, trong đó di truyền chỉ tham gia một chút nào đó trong đấy. Ai biết được, nếu ngày mai người giàu và những người có quyền lực trên khắp thế giới tự nhiên da trở nên xanh lét (giả thuyết thôi), chúng ta có lẽ cũng trở nên "xanh mắt” bởi màu da của họ và bắt đầu thần tượng hóa nó thì sao!
Trả lời
Màu da được xem như một biểu hiện cho tầng lớp xã hội, nhìn vào màu da người khác có thể đánh giá bạn thuộc tầng lớp nào.
Trong phần lớn các xã hội, da tối màu đồng nghĩa với sự nghèo đói, biểu thị rằng người đó là người lao động chân tay, giãi nắng nhiều nên mới có làn da như vậy.
Trước cuộc cách mạng công nghiệp, người châu Âu (giống như phần lớn các xã hội) liên tưởng da tối màu với sự nghèo khó, và do đó họ thần tượng da trắng. Vì vậy, nhiều quý tộc sẵn sàng bỏ sự nguy hiểm để sử dụng các chất độc hại như “chì trắng” lên da của mình để trở nên trắng nhất có thể (và nhờ đó tách biệt bản thân họ khỏi tầng lớn bần nông).
Tuy nhiên, với sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp, sự ám ảnh của làn da trắng bất ngờ kết thúc, từ lúc bấy giờ người nghèo ở châu Âu bắt đầu làm việc trong các nhà máy tối tăm, dơ bẩn, và vì vậy mà trở nên nhợt nhạt hơn so với người giàu có, thường xuyên đi nghỉ mát tiếp xúc nhiều với mặt trời. Do vậy, nhuộm gia trở nên thời thượng ở châu Âu hậu công nghiệp hóa.
Có một vài nghiên cứ cho thấy độ sáng (của tông màu da) ở phụ nữ ở các chủng tộc khác nhau là một chỉ số của sự nữ tính. Một người phụ nữ trung bình ở phần lớn các chủng tộc có lượng melanin ít hơn một chút so với đàn ông (cùng chủng tộc). 
Đây có thể cũng là lý do vì sao Ấn Độ (mặc dù có sở thích thẩm mỹ để có làn da sáng màu hơn vài thế kỷ gần đây) có rất nhiều đàn ông với da tối màu (Thân Krishma, thân Rama) được tôn vinh và tôn thờ, trong khi rất ít phụ nữ với da tối màu được xem là xinh đẹp (Draupadi là người duy nhất tôi có thể nghĩ tới).
Thế nên, chúng ta có thể thấy rằng việc ưa chuộng một màu da nào đấy phần lớn là bởi vì cấu trúc xã hội, trong đó di truyền chỉ tham gia một chút nào đó trong đấy. Ai biết được, nếu ngày mai người giàu và những người có quyền lực trên khắp thế giới tự nhiên da trở nên xanh lét (giả thuyết thôi), chúng ta có lẽ cũng trở nên "xanh mắt” bởi màu da của họ và bắt đầu thần tượng hóa nó thì sao!

Trông cái nào đẹp hơn thì thích hơn thôi ô. Tự hỏi lại mk xem nhìn cái ảnh kia thì ô thích cô nào hơn 🤣

Còn lí do thì là văn hóa thôi. Người Châu Á da trắng là nhất, là số một. Châu Âu thì chuộng da đen. 

Thie mk thì thích chỉ ở Châu Á người ta mới thích''da sáng màu'' hơn là ''da tối màu''. Lý do thì có thể là vì những lý do lịch sử như nhau. Cũng giống như việc nó thường được xem trọng tại Châu Âu thời Trung Cổ. Da bạn càng nhợt nhạt, thì bạn càng giàu có. Sở hữu một làn da nhợt nhạt có nghĩa là bạn không cần phải làm việc trên các cánh đồng. Còn da bạn đen thì có nghĩa là bạn thường xuyên phải ra ngoài, bạn không có cung điện và nơi ở sang trọng, để cơ thể bạn được bao phủ dưới bóng râm. Cũng vì thế mà nó tạo ra sự phân biệt đối xử dựa trên màu da.

Định kiến này của bạn cũng có thể thay đổi nếu môi trường sống của bthay đổi. Ví dụ nếu b chuyển đến phương Tây, nơi nhà nhà người người đi nhuộm da nâu, ra biển tắm trắng, và ai cũng nghĩ làn da trắng bệt là bằng chứng của sự nghèo tới nổi phải đi làm suốt ngày mà không có thời gian đi biển đi tắm nắng. Dần dà bạn cũng sẽ thay đổi theo thôi. Nhìn đa số Việt kiều lâu năm về nước là biết.