Tại sao vua Quang Trung không lập thật nhiều lăng mộ giả như các vua Mạc để tránh bị quật mộ?

  1. Lịch sử

Trong câu hỏi trước mình hỏi về phần mộ của các vua nhà Mạc có bị đào mộ ném xuống sông không?

Bạn đó trả lời rất cực kỳ hợp lý.

Trở lại với thắc mắc trên tại sao vua Quang Trung hoặc người thân sau khi vua Quang Trung chết không tiến hành lập nhiều mộ giả hoặc sang hơn là lăng mộ giả. Tính từ vua Quang Trung chết năm 1792 đến khi nhà Tây Sơn sụp đổ là 1802 thì khoảng thời gian đó cũng dư sức lập mấy trăm ngôi mộ giả. Lập mộ giả chắc cũng không tốn kém chi phí lắm đâu.

Từ khóa: 

lịch sử

Nói cho đúng thì Huệ tồn tại như một ông vua của người Chiêm Thành, hay ít ra là một người kế tục sự nghiệp của Chế Bồng Nga, người nào xem xét kỹ quy cách lên ngôi của ông ta sẽ thấy thôi. Có lẽ vì thế nên quan niệm của ông này về mọi thứ nhất là về sự chết sẽ không như nhiều vị Thiên cổ nhất đế khác của Đại Việt. Một ví dụ nho nhỏ sau khi lên ngôi hoàng đế, một viên quan xuất thân triều Lê Trịnh mà cá nhân tôi cho là ông anh giai của Nguyễn Du- một kẻ có lòng trung thật là dị đã từng nịnh hót ông ta rằng chữ Tây trong Tây Hồ phạm húy Tây trong Tây Sơn. Theo lẽ thường thì ông sẽ đổi tên hồ để tránh phạm húy như cách Trịnh Tạc từng làm ( Hồ Tây thành hồ Lục Thủy). Nhưng say đ*o, ông ta chill rằng nghe có duyên vãi kiểu Khách Ts, cảnh Tây Hồ. Cho nên cá nhân tôi cho rằng quan niệm của ông ta về kèo chết nó cũng tương tự là sự ko xem trọng của ông ta mà thôi 

Trả lời

Nói cho đúng thì Huệ tồn tại như một ông vua của người Chiêm Thành, hay ít ra là một người kế tục sự nghiệp của Chế Bồng Nga, người nào xem xét kỹ quy cách lên ngôi của ông ta sẽ thấy thôi. Có lẽ vì thế nên quan niệm của ông này về mọi thứ nhất là về sự chết sẽ không như nhiều vị Thiên cổ nhất đế khác của Đại Việt. Một ví dụ nho nhỏ sau khi lên ngôi hoàng đế, một viên quan xuất thân triều Lê Trịnh mà cá nhân tôi cho là ông anh giai của Nguyễn Du- một kẻ có lòng trung thật là dị đã từng nịnh hót ông ta rằng chữ Tây trong Tây Hồ phạm húy Tây trong Tây Sơn. Theo lẽ thường thì ông sẽ đổi tên hồ để tránh phạm húy như cách Trịnh Tạc từng làm ( Hồ Tây thành hồ Lục Thủy). Nhưng say đ*o, ông ta chill rằng nghe có duyên vãi kiểu Khách Ts, cảnh Tây Hồ. Cho nên cá nhân tôi cho rằng quan niệm của ông ta về kèo chết nó cũng tương tự là sự ko xem trọng của ông ta mà thôi 

cái này mình không biết. Trong đầu Hoàng Đế Quang Trung nghĩ gì về việc an táng lúc hấp hối, đó đơn giản là sự lựa chọn: đây là ý kiến cá nhân của mình và nó không hẳn cũng là suy nghĩ của Quang trung hay con là Quang Toản, mình nghĩ thế này. "Giả sử" mình là Quang Trung mình sẽ suy nghĩ thế này: "Quang Trung là một vị vua khác biệt"

Quang Trung là vị Hoàng Đế lên ngôi nhờ xông pha nơi chiến trận và có hai hoài bão lớn trong việc thống nhất quốc gia và xây dựng Đại Việt thành một cường quốc minh chứng bằng việc chuẩn bị quân đội chiếm lại Lưỡng Quảng của nhà Thanh, thi hành ngoại thương buôn bán với phương Tây, xây dựng bản sắc văn hóa riêng cho dân tộc (chữ Nôm. nam nữ bình quyền...)

Điều quan trọng nhất đối với ông ấy là đạt được hoài bão của mình

  1. Sự tôn nghiêm mà Hoàng Đế Quang Trung dành được đến từ tài cầm quân, sự can đảm, năng lực trị quốc chứ không phải là lăng tẩm, long bào, hay vô số cung tần Mỹ nữ (Quang trung chỉ có 5 bà vợ và dành tình cảm cho 2 người đó là bà Cả và Ngọc Hân), chính những phẩm chất đó thu phục lòng người, và trở thành huyền thoại cho đến tận ngày nay. Chúng ta đâu cần quan tâm Nguyễn Huệ ăn gì, mặc gì, uống gì, có bao nhiêu mỹ nữ, có bao nhiêu của cải, có bao nhiêu lăng mộ đúng không?, cái tính cách của vua Quang Trung rất giống Hạng Vũ và Thiết Mộc Chân những con người quan tâm đến hoài bão của mình còn hơn cả mạng sống của mình. Thì đối với họ những thứ khác chỉ là tiểu tiết, như Hạng Vũ biết không thu phục được Trung Quốc nên rút kiếm đâm thẳng cổ họng trong khi ông hoàn toàn có thể vượt sông Ô Giang và trốn được, hay như thiết Mộc chân chiếm gần như cả lục địa Á Âu những vẫn giữ bản sắc dân tộc của mình, ông ấy vẫn mặc áo lông thú, uống rượu làm từ sữa dê, sống du mục, ông ta chẳng thèm thành quách, nhà cao cửa rộng, vàng bạc đầy rương, cái mà ông ta muốn đó là quyền lực tối thượng, những thứ ngoài mục tiêu của những người này đều là không cần thiết, hay như Bác Hồ đâu muốn xây lăng tẩm đâu, Bác Hồ chỉ muốn hỏa thiêu rồi đem tro cốt rải khắp 3 miền đất nước. Xây lăng tẩm chưa bao giờ nằm trong suy nghĩ của Nguyễn Huệ cả
  2. Quang Trung xuất thân bình dân, không phải quý tộc, không câu nệ lễ nghi cung đình, sự thật nhà Nguyễn và Trịnh lễ nghi quy củ nhưng khi đánh trận lại bị quân của Nguyễn Huệ đánh cho tan tác, ngay cả khi đã nắm cả thiên hạ vẫn ăn mặc khá giản dị, triết lý ăn mặc khá giống Thiết Mộc Chân tức là không quá chú trọng vẻ ngoài của mình, nên chúng ta gọi vua Quang Trung là người anh hùng áo vải là vậy
  3. Bạn hãy thử nghĩ thế này nếu một người dám xây dựng quân đội để đánh chiếm lại đất lưỡng quảng thuộc lãnh thổ nhà Thanh rộng lớn, thách thức vị thế thiên triều của Nhà Thanh tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á thì một người như thế còn sợ hãi điều gì, một người đã đánh gần 100 trận cưỡi voi giết giặc, thúc quân tạo nên nỗi kinh hoàng tột độ cho vua tôi nhà Thanh đến nỗi vua nhà Thanh phải đồng ý gả công chúa cho Nguyễn Huệ, đánh Xiêm, đánh Nam dẹp Bắc, thách thức cả Nguyễn Nhạc anh trai mình. Một người như thế mà cảm thấy sợ hãi mà phải giấu mộ của mình sao. Khi sống còn chả sợ thì khi chết chỉ là cái xác thối và cái phiến đá vô tri thì câu nệ làm gì...

Hết!!!

Phần tranh luận: 

Rukan: mình thích khoa học tự nhiên hơn lịch sử vì mọi thứ đều rõ ràng bằng vật lý, nhưng lịch sử lại cho mình động lực để biết học khoa học tự nhiên để phục vụ điều gì, còn vấn đề mà chúng ta đang bàn luận là lịch sử, lịch sử thì đa phần dựa vào các thư tịch đó là do các thế hệ đi trước ghi chép lại. Vấn đề là có cái chép đúng, có cái gần đúng, có cái không đúng tí nào. Chính vì thế mà những người đọc các tài liệu khác nhau thường cãi nhau với nhau đó là điều không thể tránh khỏi khi tranh luận lịch sử. Nhưng có một cách để có thể giảm xác suất sai lầm của nguồn tài liệu hay nói cách khác là cách xác minh tính đúng đắn của tài liệu đó là xâu chuỗi các sự kiện hướng tới mục đích của các nhân vật. Nếu có sự kiện mà xâu chuỗi lại là hợp lý thì nhiều khả năng là tư liệu đó đúng hoặc gần đúng: Mình sẽ xâu chuỗi các sự kiện mà mình từng tìm hiểu còn từ những tư liệu đó bạn hãy tự đưa ra nhận định của mình: https://cdn.noron.vn/2024/02/21/511513464249-1708474151.png
Càn Long biết tính khí Nguyễn Huệ, thể nào Huệ cũng mang quân lên đánh, việc chuẩn y cho hôn sự và chỉ cắt Quảng Tây là 1 hành động điều đình chiến tranh mà vẫn giữ được thể diện nước lớn. 
Còn về phần Nguyễn Ánh, có lẽ là vị vua thấp hèn nhất của lịch sử Đại Việt, không chỉ vì thái độ thần phục hoàn toàn triều đình phương Bắc tạo ra cái cớ cho Trung Quốc trong các vấn đề ngoại giao của Việt Nam từ sau năm 1945 đến tận ngày nay, mà còn ở chỗ trong lúc giặc Mãn Thanh đang giày xéo đất nước, thân là người nước Việt mà lại đem lương thực chở lên cho quân Thanh nhưng thật may là bị bão đánh đắm. Chưa kể Nguyễn Ánh chưa lần nào đánh thắng được Nguyễn Huệ dù lần nào cũng là Huệ đi viễn chinh xuống tận Hà Tiên, Phú Quốc nơi mà Ánh nhận được sự hậu thuẫn rất lớn từ người gốc Hoa vì người gốc Hoa rất sợ và căm ghét quân Tây Sơn vì quân Tây sơn giết rất nhiều người Hoa khi đánh thành Gia Định, chính người gốc Hoa đã tạo con đường sống cho Nguyễn Ánh những lúc nguy nan nhất. Và chính Nguyễn Ánh đã tạo độ khó cho Tổng Bí Thư Lê Duẩn về nạn Hoa Kiều sau giải phóng 1975. Nói trắng ra là Huệ chẳng xem Ánh là đối thủ mặt khác Huệ biết ở phía Nam còn có anh mình là Nguyễn Nhạc tuy là không đánh xuống Gia Định được nhưng thủ thì Nguyễn Ánh không sao đánh lại được nguyễn Nhạc, sau này nguyễn huệ chết và nguyễn nhạc già yếu thì Nguyễn Ánh mới ngóc đầu lên được.
Tư liệu về việc cầu hôn:
tư liệu về giặc tàu ô:
tư liệu về các trích dẫn nguyên văn trong các thư tịch của đại việt và của Nhà Thanh:
và rất nhiều tư liệu khác mà tôi tổng hợp được.