Tại sao Việt Nam không quy định tuổi được uống rượu?
Như ở Đứa là 16, Hàn thì 20, Mỹ thì 21 thì mới được vào quán rượu hay mua rượu. Sao ở VN không có quy định này?
luật pháp
Mình có search một chút về quy định liên quan đến uống, mua bán rượu cho người dưới 18 tuổi tại Nghị định số 117/2020/NĐ-CP thì hiện tại đã có các quy định, chỉ nằm ở mức xử phạt vi phạm hành chính, mình copy paste trước và sẽ giải thích ở phần dưới:
1. Điều 30. Vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia. 2. Điều 31. Vi phạm các quy định về bán, cung cấp rượu, bia
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán, cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi;
b) Không niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi tại vị trí dễ nhìn của cơ sở bán rượu, bia.
3. Luật trẻ em
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm 9. Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia
Trên đây là một số quy định, mình chưa có rà kỹ hơn. Mình sẽ giải thích một chút về quan điểm của mình đối với các quy định:
1. Có người mua thì sẽ có người bán, Luật chặn ở đầu người bán.
Đó là quy định không được bán rượu cho người dưới 18 tuổi, hay phải niêm yết quy định về không bán rượu cho người dưới 18 tuổi.
Rõ ràng ở VN việc mua rượu hay thuốc lá rất dễ dàng vì có quá nhiều hình thức và cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, VÀ KHÔNG CÓ GIẤY PHÉP. Nếu bạn để ý ở các siêu thị 24h như Circle K, ministop,... đều có niêm yết bảng warning về không bán rượu, thuốc lá cho người dưới 18 tuổi (mình k rõ là các bạn bán hàng có kiểm tra ID trước khi bán k). Các cơ sở kinh doanh như vậy chắc hẳn bị ràng buộc bởi các giấy phép bán lẻ rượu, thuốc lá và phải cẩn thận quy định, nếu k sẽ bị tước giấy phép. Theo mình nhớ thì kinh doanh rượu cần giấy phép nhưng kinh doanh bia thì không (dựa trên nồng độ), chưa check nữa. Điều mình muốn nói là "mức độ ràng buộc khi cấp giấy phép".
Đó là quy định và chế tài xử phạt nhưng pháp luật luôn còn một vế nữa là "khả năng thực thi trên thực tế". Theo mình nghĩ đây là nguyên tắc cơ bản và phù hợp với các nước khác. Và mấu chốt vấn đề thực thi được quy định hay không là: có người thực thi không, có các quy định cho người đó đủ quyền lực để thực thi (khác với quy định đánh vào người bán, đấy là quy định tạo quyền lực chủ động cho người thực thi). Và ở VN thì khá khó.
Mình tóm ý lại nha:
- Khả năng thực thi quy định trên thực tế;
- Chế tài đủ sức răn đe;
- Quy định chặt chẽ đối với linh vực kinh doanh rượu.
2. Người mua, người sử dụng
Cần làm rõ một chút, luật "không cấm trẻ em uống rượu" mà là "cấm bán rượu cho trẻ em" và "người giám hộ phải chịu trách nhiệm khi để trẻ em uống rượu". VN thiết kế quy định theo nguyên tắc như vậy. Lý do là vì:
Tùy quan điểm của các nước mà nước đó xác định 1 công dân có đủ nhận thức khi đạt đến độ tuổi nào đó (đa số là 18 tuổi), năng lực hành vi (năng lực chịu trách nhiệm). Vậy từ khi đủ tuổi trở đi, người đó phải chịu trách nhiệm (ví dụ: uống rượu tại nơi không được uống rượu). Nhưng dưới 18 tuổi thì sao, đó là lúc pháp luật cho rằng người đó không đủ nhận thức để nhận ra tác hại của rượu. Nên, pháp luật áp chế tài cho người bán rượu (bán rượu cho người dưới 18 tuổi), người giám hộ (để người dưới 18 tuổi uống rượu).
Tóm lại đó là: người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm thì không phạt được, đẩy trách nhiệm cho người bán và người giám hộ.
Ninh Phạm
Mình có search một chút về quy định liên quan đến uống, mua bán rượu cho người dưới 18 tuổi tại Nghị định số 117/2020/NĐ-CP thì hiện tại đã có các quy định, chỉ nằm ở mức xử phạt vi phạm hành chính, mình copy paste trước và sẽ giải thích ở phần dưới:
1. Điều 30. Vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia. 2. Điều 31. Vi phạm các quy định về bán, cung cấp rượu, bia
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán, cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi;
b) Không niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi tại vị trí dễ nhìn của cơ sở bán rượu, bia.
3. Luật trẻ em
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm 9. Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia
Trên đây là một số quy định, mình chưa có rà kỹ hơn. Mình sẽ giải thích một chút về quan điểm của mình đối với các quy định:
1. Có người mua thì sẽ có người bán, Luật chặn ở đầu người bán.
Đó là quy định không được bán rượu cho người dưới 18 tuổi, hay phải niêm yết quy định về không bán rượu cho người dưới 18 tuổi.
Rõ ràng ở VN việc mua rượu hay thuốc lá rất dễ dàng vì có quá nhiều hình thức và cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, VÀ KHÔNG CÓ GIẤY PHÉP. Nếu bạn để ý ở các siêu thị 24h như Circle K, ministop,... đều có niêm yết bảng warning về không bán rượu, thuốc lá cho người dưới 18 tuổi (mình k rõ là các bạn bán hàng có kiểm tra ID trước khi bán k). Các cơ sở kinh doanh như vậy chắc hẳn bị ràng buộc bởi các giấy phép bán lẻ rượu, thuốc lá và phải cẩn thận quy định, nếu k sẽ bị tước giấy phép. Theo mình nhớ thì kinh doanh rượu cần giấy phép nhưng kinh doanh bia thì không (dựa trên nồng độ), chưa check nữa. Điều mình muốn nói là "mức độ ràng buộc khi cấp giấy phép".
Đó là quy định và chế tài xử phạt nhưng pháp luật luôn còn một vế nữa là "khả năng thực thi trên thực tế". Theo mình nghĩ đây là nguyên tắc cơ bản và phù hợp với các nước khác. Và mấu chốt vấn đề thực thi được quy định hay không là: có người thực thi không, có các quy định cho người đó đủ quyền lực để thực thi (khác với quy định đánh vào người bán, đấy là quy định tạo quyền lực chủ động cho người thực thi). Và ở VN thì khá khó.
Mình tóm ý lại nha:
- Khả năng thực thi quy định trên thực tế;
- Chế tài đủ sức răn đe;
- Quy định chặt chẽ đối với linh vực kinh doanh rượu.
2. Người mua, người sử dụng
Cần làm rõ một chút, luật "không cấm trẻ em uống rượu" mà là "cấm bán rượu cho trẻ em" và "người giám hộ phải chịu trách nhiệm khi để trẻ em uống rượu". VN thiết kế quy định theo nguyên tắc như vậy. Lý do là vì:
Tùy quan điểm của các nước mà nước đó xác định 1 công dân có đủ nhận thức khi đạt đến độ tuổi nào đó (đa số là 18 tuổi), năng lực hành vi (năng lực chịu trách nhiệm). Vậy từ khi đủ tuổi trở đi, người đó phải chịu trách nhiệm (ví dụ: uống rượu tại nơi không được uống rượu). Nhưng dưới 18 tuổi thì sao, đó là lúc pháp luật cho rằng người đó không đủ nhận thức để nhận ra tác hại của rượu. Nên, pháp luật áp chế tài cho người bán rượu (bán rượu cho người dưới 18 tuổi), người giám hộ (để người dưới 18 tuổi uống rượu).
Tóm lại đó là: người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm thì không phạt được, đẩy trách nhiệm cho người bán và người giám hộ.