Tại sao Việt Nam không có 1 thành phố phát triển giáp biển, là trung tâm kinh tế lớn của đất nước như Chicago, Hongkong, Singapore,...?
Việt Nam vốn là đất nước có đường giáp biển khá lớn. Kèm theo đó là rất nhiều thành phố. Nhưng đa số các thành phố biển hiện nay của nước ta, chỉ phát triển chủ yếu là du lịch.
Đa số các toà nhà là khách sạn, chứ công ty, tập đoàn, hay chung cư cao cấp thì chưa nhiều. Mặc dù biển rất đẹp. Tại sao Việt Nam ko có 1 thành phố phát triển giáp biển, là trung tâm kinh tế lớn của đất nước như Chicago, Hongkong, Singapore,...?
Điều kiện địa lý hay kinh tế nào khiến Việt Nam còn chưa có những thành phố như thế? Mình có đi chơi 1 vài thành phố biển thì thấy dân bản địa ko nhiều, đa số là dân du lịch. Lí do gì mà người dân VN ko có xu hướng ở các thành phố biển? Do việc làm, hay còn lí do nào khác?
Mình có tổng hợp ảnh vài thành phố biển ở các nước trên thế giới, mong tương lai ko xa VN có những thành phố phát triển giáp biển như này.
xã hội
Cám ơn bạn Hoàng Nhật Anh mời 😀. Mình nghĩ là câu hỏi cần có phân tích và tầm nhìn về kinh tế vĩ mô. Hóng các cao nhân, rồng ẩn vậy.
Người dùng Noron
Cám ơn bạn Hoàng Nhật Anh mời 😀. Mình nghĩ là câu hỏi cần có phân tích và tầm nhìn về kinh tế vĩ mô. Hóng các cao nhân, rồng ẩn vậy.
Linhhalav
Kwazamnieska Lee JiMin
Câu trả lời thảng thốt, ngay & luôn, là: — CÓ (Việt Nam 'có' thành phố biển).
Còn, Phiên bản không thể ngắn ?
Trường hợp câu hỏi này, tuy nhìn giản đơn, song lại chứa một số thắc mắc nhỏ thuộc loại chủ đề có thể, hoặc buộc phải mở rộng, tùy người hiểu và lý giải.
Tôi không rõ bạn đã thỏa mãn với 2 câu trả lời trước (vốn cũng khá tạm đủ để giải đáp cho thắc mắc đưa ra bên trên) hay chưa; tuy nhiên, nhân Cảm Ơn lời mời của bạn Hoàng Nhật Anh, và cũng để tự sàng lọc lại hệ thống hiểu biết của mình, tôi mạn phép góp một góc nhìn khác chút, khái quát 3 ý quanh việc cần hiểu rõ hơn khái niệm «thành phố biển» và chủ đề «tại sao Việt Nam KHÔNG có chuyện 'không có thành phố biển'» (như phải đáng trầm trồ, trong đó Chicago, Hongkong, Singapore,... chỉ là vài ví dụ bất chợt, dễ cảm thông).
• • •
❮I.❯– "tỉnh, thành phố biển" trên thế giới
Các tỉnh, thành phố ven biển/giáp biển hoặc còn gọi ngắn hơn: "tỉnh, thành phố biển" (trực diện biển, hay gián tiếp cách biển bởi các nhánh sông), để tiện tra cứu, trong tiếng Anh thần thánh đều gọi chung là «coastal cities, provinces» (Brian Voigt, “Glossary of Coastal Terminology” [March 1998], www.csc.noaa.gov/text/glossary.html; https://bit.ly/3AADWVi).
Tới nay, người ta từng thống kê được khoảng hơn 4 triệu thành phố và thị trấn từ mọi quốc gia trên thế giới (https://bit.ly/3cfD130), trong đó có hơn 1O ngàn thành phố (trong lục địa & giáp biển) với cơ sở hạ tầng, dân số v.v.. phù hợp các chuẩn/chí do LHQ quy ước. Như vậy,
mặc dù chỉ có khoảng 13% đất đô thị nằm ở các khu vực ven biển trong CHỈ 2 % tổng diện tích đất đô thị trên thế giới–https://bit.ly/3dLDE4Y, tuy nhiên,
hiện có tới.. khoảng 40% dân số thế giới sống cách bờ biển 100 km! (Percentage of Total Population Living in Coastal Areas | Core indicator–the United Nations–https://bit.ly/3SY2hLM).
Được xếp hạng thành phố lớn/MegaCity, chứa hơn 20 triệu dân, là: Tokyo, Delhi, Seoul, Shanghai, New York, São Paulo, Mexico City, Cairo, Mumbai, Beijing.., trong đó Tokyo (với 37 triệu người chen chúc), hoặc Mumbai-India, New York City-USA, Shanghai-China, Lagos-Nigeria, Los Angeles-USA.. ĐỀU là «coastal/duyên hải/ven biển/giáp biển»—https://bit.ly/3PRBBd7, và có từ 513 đến 625 thành phố biển với dân cư trên 1 triệu người—https://bit.ly/3KaRZ7h (in which 65 % cities with populations above 2.5 million—https://bit.ly/3cbxhr9; https://bit.ly/3A2DIVq).
Dẫn/Liệt dài dòng, cóp/pát.. 'dễ ợt' các số liệu lòng thòng như này, là để chi vậy? — (1). Chứng minh rằng, không trả lời/thông tin theo cảm tính, mà đều theo số liệu/bằng chứng của 'thế giới văn minh' hết; (2). Cho thấy rằng, các sinh linh trên Địa Cầu rủ nhau sống gần biển hẳn không phải là câu chuyện.. hiếm, hay mới mẻ gì, hoặc cần phản biện gì.. BỞI VÌ
theo nghiên cứu của chuyên gia nhiều quốc gia (không phân biệt Tây, Nga, Tàu, Mỹ), nhiều chuyên ngành, nhiều thế hệ,
từ xa xưa, các thành phố lớn (thậm chí thủ đô) đều nằm trên bờ biển, sát biển, hoặc sát cửa sông đổ ngay ra biển vì có nhiều lợi ích về giao thông, lương thực và sinh thái.—https://bit.ly/3Aa1aQG; hoặc
trong suốt lịch sử Địa Cầu, các Tp. cảng mang lại cơ hội cho thương mại, việc làm và vận tải—https://bit.ly/3QTxDC5
Nghĩa là, nói gọn:
từ xưa, sống gần sông, biển là gần NGUỒN THỰC PHẨM NUÔI SỐNG khỏe, và gần NGUỒN GIAO THƯƠNG để.. SỐNG vui.
Tới nay, con người vẫn coi trọng biển tuy có nhận thức thêm: về mặt quân sự-quốc phòng, đặt các trung tâm đầu não gần biển là không an toàn. Tuy nhiên, tiến bộ trong công nghệ quân sự, đã giải quyết vấn đề, và, người ta vẫn xem phát triển các «thành phố biển»–yếu tố cốt lõi trong mọi «nền Kinh Tế Biển», là một xu thế phát triển của thế giới, bất chấp những tâm lý/học thuật/xu hướng.. e ngại biển.
• • •
❮II.❯– «thành phố biển»–Lợi Ích và Nguy Cơ
Nếu bàn đến các quốc gia, lãnh thổ có «nền kinh tế biển», với cơ man hoành tráng các thành phố biển đáng ngưỡng mộ, họ đã làm gì.. với biển ?
.. Ở khu vực Đông Nam Á, Singapore là một quốc gia lấn biển và sân bay Changi là sản phẩm của một quá trình lấn biển trong mấy chục năm; ở Thái Lan, cách Pattaya chỉ hơn 20 cây số là thành phố Laemchabang-một thành phố tích cực lấn biển để xây dựng cảng biển, khu dân cư và khu công nghiệp. Manila của Philippines cũng lấn biển. Xa hơn, ở khu vực Đông Bắc Á, hàng chục thành phố Nhật kiêu sa như ngày nay cũng nhờ mở rộng ra phía biển như Nigata, Sendai, Osaka, Kagoshima, Nagoya…
Busan, thành phố biển nổi tiếng Hàn Quốc cũng mở rộng hơn 20% diện tích nhờ lấn biển. Sân bay Incheon gần Seoul cũng là một sân bay hình thành từ việc lấn biển. Còn ở châu Âu ? Còn ở Hoa Kỳ, ở Nam Mỹ, ở Úc, ở châu Phi.. ? — rõ: các khu vực ven biển/giáp biển không chỉ dành cho Du Lịch và thở hít không khí.. thơm tươi.
Bên cạnh đó, Thủ đô Jakarta của Indonesia với 9,6 triệu dân, một trong những thành phố sụt lún nhanh nhất thế giới với 1/3 diện tích có thể ngập dưới nước năm 2050–đang chìm xuống dưới mực nước biển trung bình 20cm mỗi năm. Điều này buộc Indonesia phải tiến hành nhanh kế hoạch chuyển Thủ đô Jakarta đến đảo Borneo, đổi tên thành Nusantara. Và, không chỉ Jakarta (tp. HCM cũng bị xếp thứ hạng 11, rất cao trong danh sách «threats from rising sea levels/mối đe dọa do mực biển dâng»)— UN report: coastal cities subject to disaster with rising sea levels—https://bit.ly/3K5P5k9; These 36 World Cities Will Be Underwater First—March 2, 2022—https://bit.ly/3T1JL5f
Có lẽ không nhiều người biết và quan tâm: trong số các quốc gia được nước XHCN Việt Nam chọn làm «Đối Tác», có duy nhất một «Đối Tác» khá kỳ lạ (nếu ưa suy diễn theo kiểu tư duy hung hãn, thích quy mọi thứ thành PHE/BÊN để..cãi vã/'đấu tranh đập/diệt' v.v..), đó là: Hà Lan–«Đối tác chiến lược lĩnh vực» của nước Việt XHCN «về thích ứng với biển đổi khí hậu và quản lý nước» (kể từ ngày 4 tháng 10 năm 2010),
và là nhà đầu tư đứng thứ 5 tại thành phố HCM với 161 dự án có tổng vốn đầu tư gần 5 tỷ USD.-Apr 26, 2022-https://bit.ly/3CtD9Xk; https://bit.ly/3R0pZ8k
Hà Lan (Pays-Bas/xứ đất thấp/“Netherlands” means 'low-lying country', quốc gia chỉ có khoảng 50% diện tích đất nằm cao hơn 1 m so với mực nước biển; hầu hết diện tích dưới mực nước biển là đất cải tạo, từ cuối thế kỷ 16) có kinh nghiệm 'khủng' trong việc giúp Việt Nam cải tạo thổ nhưỡng/địa hình, chống úng lụt/sụt lún.
Liệt kê như thế, để không bỏ qua một trong những thực trạng nên quan sát, ghi nhận đa chiều–cũng như bao vấn đề khác, câu chuyện xây dựng, sử dụng «thành phố biển» luôn luôn có nhiều mặt:
bên cạnh tiềm năng, lợi ích luôn là nguy cơ, thách thức; bên cạnh những tung hô ngây ngất cho một đối tượng, là những chửi chê, xúc xiểm-từ các quý vị thù ghét/muốn hủy hoại đối tượng ấy (trong chuyện này, đối tượng, đương-tất-dĩ là: «thành phố biển»).
• • •
❮III.❯– Việt Nam đang ở đâu ? giai đoạn nào ?
Trở lại với Việt Nam,
tính từ cực Đông Tp. Móng Cái đến cực Tây Tp. Hà Tiên, Việt Nam có 28 tỉnh giáp biển.
Là người Việt có quan tâm đến thế phát triển của tổ quốc, hầu như ai cũng ghi nhận những thành tựu (và theo dõi, tham gia góp ý sửa khiếm khuyết) cho tỉnh Quảng Ninh, tp. Hải Phòng, tp. Đà Nẵng, tp. HCM, tỉnh Khánh Hòa-tp. Nha Trang, tỉnh Kiên Giang-tp. Phú Quốc và 8 nhóm khu kinh tế ven biển trọng điểm (https://bit.ly/3KcQk0F).. là những tỉnh-thành phố biển được đặc biệt chăm sóc, ưu đãi để trở thành trụ cột, nâng đỡ các tỉnh thành còn lại trong 28 địa phương giáp biển–huyết mạch của «nền kinh tế biển» Việt Nam.
Ngoài «Cảng Tân Cảng-Cát Lái» hay ❛Cảng Cát Lái❜ hiện đại nhất Việt Nam (tại tp. Thủ Đức–Thành phố Hồ Chí Minh, lọt Top 25 cảng hàng đầu thế giới với thị phần container xuất nhập khẩu chiếm trên 90% khu vực phía Nam và gần 50% thị phần cả nước; tiếp nhận các tàu biển có trọng tải đến 30.000 DWT‐Aug 11, 2021–https://bit.ly/3AfNBz4),
người Việt có quan tâm tìm hiểu không ai không biết.. cảng Dung Quất–tỉnh Quảng Ngãi, Cảng biển nước sâu Cửa Lò–Nghệ An; hoặc Cảng tổng hợp quốc tế Nghi Sơn–Thanh Hóa hiện đang là đơn vị duy nhất có khả năng tiếp nhận tàu container quốc tế tới 50 nghìn DWT-Jul 25, 2022-https://bit.ly/3PGjFSy
Nước Việt Nam 'yếu đuối, nghèo hèn' (do đi sau, do lo 'đánh đuổi các nền văn minh khai hóa') đang tiếp tục xem xét dự án Xây cảng biển Xuân Thiện ở Nam Định để đón tàu trọng tải tới 300.000 DWT (gấp 1O lần năng lực Cát Lái); và, danh mục 34 cảng biển Việt Nam vừa được công bố ngày 8/7/2022 theo Quyết định số 804/QĐ-TTg–https://link.gov.vn/gJFDTEj8.. chính là minh chứng cho thấy:
➙ Việt Nam đang nỗ lực phát triển để tương xứng với ưu thế 'quốc gia có tổng chiều dài 3.260km bờ biển đáng tròn xoe-xoa xuýt' (đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới) mà tổ tiên, liệt sĩ đã hy sinh máu xương-tim óc, truyền lại. Ngộn ngợp việc phải làm đàng sau những toan tính chiến lược bị bươi quào, xỏ xiên, móc mỉa.. từ những 'nhà', những 'đấng' và những 'ngài' chuyên phô diễn.. thiện lành lòng yêu nước ngữa ngang-ì trệ-phỉnh phờ.
• • •
❮ KẾT ❯–.. những gì buộc «thành phố Biển» phải rộ nở ở Việt Nam ?
Có thể tạm kết thúc chủ đề này, bằng 2 ghi nhận thô sơ, phù hợp với thực tế không bị khúc xạ óng ẹo 7 màu, rằng:
❮1❯. Quan sát một cách khái quát, dù chắc chắn không thể nào hoàn hảo, song, để «nền kinh tế biển» phát triển, Việt Nam đã có
❛Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045❜/«Vietnam’s coastal economy», including 28 of the 63 provinces and cities and analyzes six priority economic sectors (according to Resolution 36/TW/2018 “About the sustainable development strategy of Vietnam’s marine economy to 2030, vision to 2045”)—https://bit.ly/3CdJWnY, https://bit.ly/3AtmIsU
Đồng thời, đối với Bên ngoài, việc phát triển «kinh tế biển» Việt Nam đối diện 2 vấn đề rất cơ bản:
—.. chuẩn bị sẵn tư thế đón vận hội phát triển mới, khi Kênh đào Kra (xuyên ngang miền Nam Thailand, sẽ là 1 trong 3 kênh đào trọng yếu của thế giới [+Suez, Panama], rút ngắn các chuyến hải hành-giảm nhiều chi phí vận chuyển-giảm nhiều giá cả hàng hóa, và khiến vị thế một số quốc gia ASEAN sẽ thay đổi) buộc Trung Quốc phải 'mở ngõ ra biển Nam Ấn Độ dương', nối với tuyến đường sắt xuyên Lào-tới Bangkok từ Côn Minh;
— chuẩn bị sẵn tư thế đón vận hội phát triển mới, khi khu vực tranh chấp lợi ích chồng lấn ở biển Đông (bao gồm lợi ích 6 quốc gia/lãnh thổ) sớm muộn cũng phải đạt giải pháp rõ ràng. Lý do: 'giấc mơ' «Vành đai & Con đường» của Trung Quốc sẽ 'nghẽn' đầu tiên ngay chính 'cửa ngõ' biển Đông Việt Nam-bởi đường lưỡi bò ngạo mạn tham lam; đồng thời, kích xung đột ở khu vực này đến mức môi-răng lẫn lộn..cũng không phải là cách ủ mưu sáng suốt của 'hoàng thượng Pax-Americana'-kẻ chuyên mê vác gậy lê la khắp hành tinh, đang ngày càng lão hóa.
❮2❯. Ngay cả NẾU chính 99% người Việt KHÔNG MUỐN Việt Nam PHÁT TRIỂN, và/hoặc, Ngay cả NẾU chính những kẻ CHỐNG LỢI ÍCH Việt dù 1.O.2% CÓ MUỐN Việt Nam PHẢI THẤT BẠI, thì, cũng từng như 2O năm qua, «nền Kinh Tế Biển của Việt Nam» vẫn lừng lững phát triển. Các thành phố Biển buộc sẽ phải nhi nhiên nở rộ suốt dọc 3.260km bờ biển, dù chậm rãi, thong thả (sự chọn lựa nơi sống không theo ép buộc, mơ/cưỡng mà theo tiến trình phát triển và những điều kiện nhất định: không phải bây giờ các tp biển thưa dân cư, đồng nghĩa với trong tương lai các tp biển/cảng/du lịch.. lại phải phều phào mời gọi nhân công/tài lực đến tìm & lượm..tiền).
Lý do: với vị trí địa-chính trị ngày nay, và với tư thế tiến/lui uyển chuyển của mình, Việt Nam sẽ là NGÒI NỔ CÔNG PHÁ KHỦNG KHIẾP cho cả 3/4 châu Á nếu bất ổn, bạo loạn 'lên ngôi' ở Việt Nam, nếu chuỗi cung ứng bị đứt gãy ở phân khúc Việt Nam, và, nếu chính cái cầu nối–'thế cân bằng động' giữa Mỹ-Trung (vùng xa, phía Nam/sau lưng nước Nga) bị.. 'ai đó đủ tài.. lanh' thọt sập, chọt bung.
— Việt Nam là bạn của các nước (đặc biệt, là 6 quốc gia: Mỹ-Trung-Nga-Ấn-Hàn-Nhật), nên, khó có nước nào (trong mớ uẩn khúc đầy tương quan lẫn nhau ấy) chịu.. để cho 'bạn' Việt Nam phải tàn úa, xanh xao: họ không có cơ sở để 'TIN', và thời gian để CHỜ xem kẻ nào 'tài lanh' lăm le-mơ mòng-manh nha phá hủy 'thế cân bằng' ở một góc quê mùa Á châu, nhỏ-nhưng bỏng như kem này.
■
Ghost Wolf
Làm gì mà ko có.
Thành phố HCM cũng là thành phố giáp biển nhé, HCM cũng có kha khá cảng, to nhất là Cát Lái thì phải. Ngay phía trên thì có cảng loại đặc biệt Vũng Tàu. Ở miền Bắc thì có cảng Hải Phòng. Bạn đi du lịch có ra bến cảng thì cũng chỉ ra mấy bến đỗ cho tàu chở khách chứ có ra bến cho tàu lớn và siêu lớn đâu.
Vấn đề lớn nhất ko nằm ở hệ thống cảng mà là các hệ thống phụ trợ như bốc dỡ, kho bãi và hạ tầng giao thông kết nối cảng biển với phần còn lại. Các hạn chế trên làm cho vận tải biển của VN chưa tương xứng với tiềm năng của nó.
Tuy nhiên, so đám thành phố cảng của VN với đám trên câu hỏi của bạn ko hợp lý cho lắm. Các cảng biển của VN xét về vị trí thì kém xa so với Singapore, Chicago, HK hay Thâm Quyến.