Tại sao Việt Nam có thể trở thành quốc gia hạnh phúc nhất châu Á?

  1. Xã hội

Mình mới đọc được thông tin là VN thuộc top 3 quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giớ, và là đại diện duy nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, qua đó trở thành đất nước hạnh phúc nhất châu Á. Thật sự là mình hơi bất ngờ.

Từ khóa: 

xã hội

Bạn phải biết một điều rằng các bài báo cáo đó thường dễ bị sai lệch. Hiện nay người ta vẫn chưa chấp nhận được cách đo "hạnh phúc" phù hợp vì có quá nhiều thứ ảnh hưởng nó. Trong đó có văn hoá, chính trị - xã hội, kinh tế, giáo dục, môi trường, v.v.

Đó là lý do tại sao mỗi bài báo mỗi kiểu, thứ hạng. Nên cẩn thận khi đọc nó.

Những bài báo đó có thể bị ảnh hưởng chính trị nhiều. Vì ai cũng muốn làm việc ở một nơi hạnh phúc nên thường các quốc gia sẽ thường xuyên trả tiền cho các bài báo lớn nhỏ để quảng bá đất nước mình.

Như bài báo này không có VN trong đó luôn.

Thường người ta sẽ dùng tiểu chuẩn của Liên Hợp Quốc, nhưng cái đó cũng bị gây tranh cải nhiều.

Mặc dù đúng là VN đang phát triển và độ hài lòng của người dân đối với cuộc sống cũng được gia tăng. Nhưng ta cũng nên suy nghĩ kỹ càng trước khi đọc.

Mà theo mình nhớ thì đứng thứ ba Đông Nam Á theo chỉ tiêu của LHQ. Còn châu á thì mình tìm chưa ra.

https://cdn.noron.vn/2022/02/28/82721917612085615-1646059273.png

Trên thế giới thì VN đứng thứ 77.

Trả lời

Bạn phải biết một điều rằng các bài báo cáo đó thường dễ bị sai lệch. Hiện nay người ta vẫn chưa chấp nhận được cách đo "hạnh phúc" phù hợp vì có quá nhiều thứ ảnh hưởng nó. Trong đó có văn hoá, chính trị - xã hội, kinh tế, giáo dục, môi trường, v.v.

Đó là lý do tại sao mỗi bài báo mỗi kiểu, thứ hạng. Nên cẩn thận khi đọc nó.

Những bài báo đó có thể bị ảnh hưởng chính trị nhiều. Vì ai cũng muốn làm việc ở một nơi hạnh phúc nên thường các quốc gia sẽ thường xuyên trả tiền cho các bài báo lớn nhỏ để quảng bá đất nước mình.

Như bài báo này không có VN trong đó luôn.

Thường người ta sẽ dùng tiểu chuẩn của Liên Hợp Quốc, nhưng cái đó cũng bị gây tranh cải nhiều.

Mặc dù đúng là VN đang phát triển và độ hài lòng của người dân đối với cuộc sống cũng được gia tăng. Nhưng ta cũng nên suy nghĩ kỹ càng trước khi đọc.

Mà theo mình nhớ thì đứng thứ ba Đông Nam Á theo chỉ tiêu của LHQ. Còn châu á thì mình tìm chưa ra.

https://cdn.noron.vn/2022/02/28/82721917612085615-1646059273.png

Trên thế giới thì VN đứng thứ 77.

Mình thấy có 1 số yếu tố như thế này:

1. Chính trị ổn định, đời sống người dân nâng cao

Có thể nói, trong suốt 30 năm đổi mới – đặc biệt là 20 năm trở lại đây, Việt Nam ta thật sự quốc thái, dân an: chính trị ổn định, kinh tế phát triển nhanh và đều, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt,… – tất cả dẫn đến chỉ số điều tra sự hài lòng lên tới 6,5.

Xét một cách toàn diện, chúng ta đang trong giai đoạn phát triển vàng cả về kinh tế lẫn quy mô dân số, và vẫn đảm bảo được mức cân đối giữa đô thị – vùng ven – nông thôn, không bị quá chênh lệch như một số quốc gia khác trong giai đoạn phát triển nóng.

Nhận thấy ngay ở khẩu hiệu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, mục tiêu dân giàu luôn được đưa lên làm đầu bởi chúng ta luôn tin tưởng rằng dân giàu ắt nước sẽ mạnh.

2. Y tế phát triển, tuổi thọ trung bình tăng nhanh nhất thế giới

Trong khi phúc lợi ở Việt Nam khiêm tốn hơn rất nhiều so với các nước còn lại trong Top 10 của HPI, nhưng điểm phúc lợi trung bình của chúng ta được đánh giá rất cao. Mặc dù nền kinh tế Việt Nam kém hơn đáng kể khi đặt lên bàn cân với Hồng Kông, phúc lợi của nước nhà vẫn tự hào vượt trội hơn nước bạn.

Không chỉ dừng lại ở đó, thống kê còn cho thấy tuổi thọ trung bình của Việt Nam rất đáng chú ý. Trong khi GDP bình quân của Việt Nam chỉ thấp tương đương với Gambia (một nước nhỏ ở châu Phi) nhưng người Việt lại sống thọ hơn người Gambia trung bình 17 năm (tuổi thọ trung bình ở VN hiện tại là 75.5 năm – theo Liên Hợp Quốc).

Lý giải cho việc tuy các chỉ số kinh tế vĩ mô chưa thực sự nổi bật nhưng mức sống người dân tăng cao và tuổi thọ trung bình tăng nhanh nhất thế giới, có một số lý do sau:

  • Ngành y tế có công tác y tế dự phòng và tuyên truyền tốt.

  • Người dân có ý thức tập luyện thể dục thể thao, chăm sóc sức khỏe cao.

  • Chất lượng y, bác sĩ được đào tạo bài bản cùng công nghệ Y học hiện đại được phổ cập nhanh chóng.

3. Dịch vụ công cải thiện, phổ cập giáo dục ở mức độ cao, dân trí tăng nhanh

Cuộc khảo sát của NEF cũng chỉ ra rằng, Việt Nam đang dần cải thiện chất lượng dịch vụ hành chính theo sự giám sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Vietnam Chamber of Commerce and Industry – VCCI). Đồng thời, tuy những đổi mới của ngành giáo dục vẫn đâu đó gây nhiều tranh cãi, nhưng tỷ lệ phổ cập giáo dục của ta khá cao so với bất cứ quốc gia nào trên thế giới.

Theo HPI, tỷ lệ phổ cập giáo dục của Việt Nam ở mức cao nhất thế giới với 98% trẻ em đều được đến trường (năm 2012). Đồng thời, số lượng trường cao đẳng, đại học vẫn tiếp tục tăng nhanh, đi kèm với đó là chất lượng giáo dục được đảm bảo cùng nhiều cuộc cải cách giáo dục giúp nâng cao chất lượng dạy và học.

Về bất bình đẳng thu nhập, Việt Nam làm tốt hơn Costa Rica – quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng. HPI miêu tả VN là “đất nước tiêu biểu” trong cuộc chiến chống đói nghèo, khi giảm dân số sống ở ngưỡng nghèo từ 58% (năm 1993) xuống còn 10,7% (năm 2010) và 3,75% (2019) do đất nước đáp ứng được mức độ hội nhập cao.

Nói ko phải mình mê tín chứ Việt Nam hạnh phúc nhất Châu Á thì mình thấy buồn cười :))

Theo mình thì do người Việt Nam không đòi hỏi cao cho nhu cầu của bản thân . Họ vui về những thứ họ đang có , có thêm thì tốt không có cũng chả sao . Thứ hai là tinh thần hỗ trợ lẫn nhau và lối sống vì cái chung . Thứ hết sức quan trọng nữa là Việt Nam mình chủ yếu sống ở nông thôn mà sống ở nông thôn mà ở nông thôn không hạnh phúc sao được .

Mình từng đọc một bài chia sẻ của chuyên gia

Hà Mai
về quốc gia hạnh phúc trong chuyến đi của chị đến Bhutan. Bạn đọc bài viết của chị xem có tìm thấy liên tưởng hay khám phá nào mới về đề tài này không, bạn nhé?

Bạn đọc tin này trên "hài vui lắm chấm com" à :v

Mèo ko khen mèo dài đuôi chẳng lẽ đi khen chó dài đuôi