Tại sao Việt Nam chỉ mua vũ khí của Nga mà không phải của các nước lớn khác?
vũ khí
,quân sự
,xã hội
,lịch sử
Vì VN đã quen dùng và vận hành vũ khí của liên Xô trước kia và bây giờ là Nga.
Vũ khí của Nga rẻ hơn của Mỹ nhưng chất lượng thì ngang hoặc mạnh hơn, khi mua của Nga thì có kèm theo các điều khoản đào tạo nhân lực hoặc chuyển giao công nghệ sản xuất, ví dụ như tàu tên lửa Molniya và tên lửa Kh-35.
Còn đối với vũ khí của Mỹ thì đắt và mỗi khi sử dụng thì phải được sự cho phép từ Mỹ 🙂
Theo kết quả điều tra, Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách những quốc gia nhập vũ khí nhiều nhất của Nga trong giai đoạn 2017-2021. Trong tương lai, có thể Việt Nam sẽ đàm phán mua thêm các tổ hợp tên lửa S-400 và Su-35
Nội dung liên quan
Lê Đức
Quang Dương
Bạn có biết Mỹ vẫn là bên cung cấp vũ khí lớn nhất thế giới, chiếm 39% tổng lượng vũ khí xuất khẩu. Nga và Pháp lần lượt đứng thứ hai và thứ ba, với tỷ lệ 19% và 11%. Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc và Đức chiếm hơn 3/4 lượng vũ khí xuất khẩu trên toàn thế giới.
Mỹ thì mới bỏ cấm vận Việt Nam gần đây. Pháp thì cũng từng xâm chiếm Việt Nam thì làm sao có chuyện bán vũ khí cho chúng ta. Mua vũ khí của Trung Quốc thì chẳng khác gì cõng rắn cắn gà nhà.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1965 đến 1972, Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam 95 tổ hợp tên lửa phòng không SA-75 Dvina (SAM-2) và 7.658 tên lửa. Năm 1972, khi Mỹ tiến hành chiến dịch Linebacker II bằng máy bay ném bom chiến lược B-52, Liên Xô đã viện trợ gấp sang Việt Nam một số tên lửa S-125 (SAM 3), song do triển khai chậm nên các tên lửa này đã không kịp tham gia chiến đấu. Do đó, để đối phó với các loại máy bay hiện đại nhất của Mỹ thời bấy giờ, nhất là máy bay ném bom chiến lược B-52, quân và dân ta chỉ có hệ thống súng, pháo, tên lửa phòng không, chủ yếu là tên lửa SAM-2.
Sau này, khi hoà bình lập lại, quân đội vẫn phải sử dụng các vũ khí sẵn có. Việc mua vũ khí của Nga bổ sung thêm vào hệ thống quân sự của của mình thay vì phải mua mới phải tích hợp và đào tạo sử dụng lại từ đầu.
Thêm vào đó, quan hệ Nga-Việt là mối quan hệ truyền thống, có độ tin cậy cao, nên khâu chuyển giao công nghệ để Việt Nam tự chủ, đặc biệt là tự chủ về số lượng đạn, tên lửa cho ý đồ chiến dịch, chiến lược phòng thủ, đã được đặt ra trong mọi tình huống có thể khi Nga ở vào thế không thể.
Hiện giờ, Công nghiệp quốc phòng nước ta đã tiến bộ vượt bậc, sản xuất được nhiều loại vũ khí "Made in Vietnam", có chất lượng cao, cạnh tranh được với các sản phẩm nước ngoài. Khi mối quan nghệ Nga- Trung càng trở nên thân thiết thì việc tự chủ về công nghệ, sản xuất vũ khí sẽ giúp ích cực lớn cho việc bảo vệ lãnh thổ trước "kẻ láng giềng" thích gây sự.
Máy bay không người lái trinh sát hạng nhẹ tầm gần. Viettel đang tiếp tục nghiên cứu phát triển các dòng máy bay không người lái hạng trung với các tính năng và tầm bay khác nhau
Quang Anh
Nguyên nhân đầu tiên là bài học cay đắng từ Argentina về chủ quyền biển đảo. Cuộc hải chiến trên quần đảo Falkland (Malvinas) giữa Vương quốc Anh và Argentina. Tên lửa Exocet của Pháp sản xuất bán cho Argentina đã phát huy sức mạnh khiến Hải quân Anh mất tinh thần. Khi cuộc chiến đang vào giai đoạn quyết định thì Anh chặn Pháp không bán tên lửa Exocet cho Argentina nữa. Pháp là đồng minh với Anh nên đã đồng ý nghỉ bán. Kết quả Argentina thua thảm hại. Còn Nga thì khác, Nga sẵn sàng bán cho bất cứ bên nào nếu họ cần và không quan tâm tới đồng minh với ai. Tóm lại cứ mua là bán.
Nguyên nhân thứ 2 là Nga có cơ chế mua bán khác Mỹ, Nga sẵn sàng cho mua nợ hoặc đổi các lương thực thực phẩm nếu thứ đó Nga cần và nước mua cũng có, ví dụ như VN ta mạnh về gạo mà Nga cũng đang cần gạo thì cứ chở gạo qua lấy tên lửa về (thảo nào các bác nhà mình mỗi lần qua Triều Tiên đều chở theo 1 đống gạo, ko biết đổi gì). Cách này cũng giúp Nga tránh được các lệnh cấm vận từ phương Tây.
Rukahn
Có vẻ bợn đang nhắc đến Việt Nam của giai đoạn trước năm 2000 nhỉ, tầm đó thì đúng rồi, chứ sau đấy, nhà nước và quân đội ta đã ra sức mở rộng đối ngoại quốc phòng với nhiều quốc gia trong đó có isarel, các nước đông âu và Mẽo, Trà, Phú đĩ bằng con đường gián tiếp thông qua các nước đồng minh của các nước này tại châu Á như Nhật, Hàn, Úc. Ngoải ra Mẽo cũng là quốc gia đứng đằng sau trong việc hộ trợ Việt Nam trong các kế hoạch nâng cấp vũ khí hay các dự án rà phá, khắc phục hậu quả bom mìn trong 10 năm nay. Còn để đến mức bán vũ khí theo kiểu sợ sệt trực tiếp như Nga thì còn khướt
Hồng Ngọc
Hoàng Nhật Anh
Ngon bổ rẻ, dễ mua, dễ bảo trì, ko phải dính líu nhiều điều kiện từ phía bán đưa ra, hên xui đc thỏa thuận chuyển giao công nghệ.
Ngọc Huy
Xét về vị trí địa lý, mô hình hợp tác, bộ máy Nhà nước, chuỗi cung ứng... gần như Việt Nam và Nga khó có kịch bản xung đông - tranh chấp. Từ lẽ đó, việc sử dụng vũ khí của Nga sẽ đem lại cảm giác an tâm, lâu bền hơn.
Các ông đừng bảo do rẻ, hoặc do bền, hay do lịch sử tốt đẹp...xung đột lợi ích Quốc gia là bem nhau hết. Chẳng qua là các Bác nhà mình thấy đc tương lai khó có kịch bản xung đột với Gấu Nga nên các Bác hướng theo thôi, chứ mà tiềm ẩn xung đột, mắc cũng phải đi mua của thằng khác.