Tại sao việc Mỹ rời ĐSQ Mỹ ở Israel sang Jerusalem lại gây ra những bất ổn chính trị trong tiến trình hòa bình Trung Đông?
tin tức
Ngày 6/12/2017 (theo giờ Mỹ, tức 7/12 - theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra tuyên bố công nhận thánh địa Jerusalem là thủ đô của Israel.
Năm 1947, Liên Hợp Quốc đã thông qua phân chia lãnh thổ ủy trị Palestine thành hai quốc gia riêng biệt là Israel của người Do Thái và Palestine của người Arab; đồng thời trao chế độ quốc tế đặc biệt cho thành phố Jerusalem. Thành phố Jerusalem được xem như là vùng đất thánh của 3 tôn giáo lớn trên thế giới là Thiên chúa giáo, Đạo Hồi và Do thái giáo.
Trong cuộc chiến tranh Arab-Israel năm 1948 - 1949, Israel giành phần thắng, kiểm soát Tây Jerusalem và nhiều phần đất vốn thuộc về Palestine theo phân chia của Liên Hợp Quốc.
Năm 1967, sau cuộc Chiến tranh Sáu ngày giữa các nước Arab và Israel, Israel giành quyền kiểm soát 22% diện tích còn lại gồm Bờ Tây, Đông Jerusalem và Dải Gaza. Kể từ đó, Israel tuyên bố toàn bộ Jerusalem là thủ đô của nước này, trong khi người Palestine cũng tuyên bố khu vực phía đông thành phố, bị Israel chiếm đóng từ năm 1967 là thủ đô nhà nước tương lai của họ.
Cho đến nay, hầu hết các nước, bao gồm cả Vương quốc Anh không công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và vẫn đặt sứ quán của họ ở Tel Aviv. Việc Tổng thống Trump tuyên bố di chuyển Đại sứ quán Mỹ ở Tel Aviv đến Jerusalem là một hành động mang tính biểu tượng cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với Israel, đồng thời chẳng khác nào chống lại người Palestine. Với quyết định của mình, ông Trump không chỉ hủy hoại tiến trình hòa bình giữa Israel với Palestine mà còn giữa Israel với người Hồi giáo dòng Sunni ở Saudi Arabia.
Nội dung liên quan
Kim Anh