Tại sao về mùa hè sau mỗi con mưa thường có một cầu vồng rất lớn, màu sắc sặc sỡ bắc ngang chân trời?
Tại sao về mùa hè sau mỗi con mưa thường có một cầu vồng rất lớn, màu sắc sặc sỡ bắc ngang chân trời? Tại sao có lúc thấy cả 2 cầu vồng? Tại sao các cụ thường bảo "cầu vồng bên tây, chẳng mưa dây cũng gió giật"?
kiến thức chung
Về mùa hè sau khi mưa trong không khí có rất nhiều giọt nước nhỏ. Tia sáng trắng của mặt trời khi đập vào mỗi giọt nước nhỏ này sẽ bị khúc xạ (thay đổi phương hướng) và bị phân tách ra thành 7 tia khác có màu sắc khác nhau (đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím) y hệt như khi đi qua một chiếc lăng kính (chắc bạn đã học về lăng kính trong chương trình vật lý) khi giọt nước trong không khí càng lớn thì màu sắc càng đậm, càng rực rỡ.
Trường hợp xảy ra cùng một lúc hai, ba, bốn thậm chí năm cầu vồng đã xảy ra nhưng ít phổ biến. Ngày 24-9-1948 trên bầu trời Leningrad xuất hiện bốn cầu vồng một lúc, còn năm cầu vồng thì đã được quan sát thấy trên bầu trời Bồ Đào Nha vào ngày 15-6-1877.
Về mùa đông trời lạnh, không khí khô hanh hơn, ít mưa rào, mặt trời ít rực rỡ như mùa hè vì vậy ít thấy cầu vồng hơn.
Nếu cầu vồng xuất hiện ở phía tây chứng tỏ ở phía tây đang có mưa. Do sự vận động của khí quyền là từ tây sang đông cho nên báo hiệu sắp có mưa, có gió.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Diệu Đinh Nghĩa