Tại sao vẫn tồn tại hủ tục "bắt vợ"?
hủ tục
,bắt vợ
,xã hội
Tục "trộm vợ", "cướp vợ", hay có nơi còn gọi là "kéo vợ, bắt vợ" của người H'Mông, người Thái ở Việt Nam được coi là một nét đẹp văn hóa ngày đầu năm mới.Ở góc độ tích cực, chúng ta có thể nhận thấy rằng phong tục này có thể được coi là một giải pháp khá hiệu quả cho những đôi trai gái yêu nhau tha thiết nhưng lại gặp phải trở ngại từ phía gia đình. Khi đó, kế hoạch "bắt vợ" được bàn bạc bí mật, có sự hỗ trợ của anh em, bạn bè, cô bác. Cô gái đi làm nương, chàng trai bất ngờ xuất hiện cùng bạn bè ra sức kéo cô gái về làm vợ. Dù tất cả đều "nằm trong kế hoạch" nhưng cô gái vẫn cố gắng la hét, kêu cứu. Sau đó phía nhà trai sẽ bắt gà làm phép theo như truyền thống rồi đưa cô gái vừa bị "bắt" vào nhà.
Khi mọi chuyện xong xuôi, nếu gia đình cô gái có biết thì mọi sự cũng đã rồi, cha mẹ cô gái chỉ còn biết bấm bụng chấp nhận. Bởi theo quan niệm của họ, nhà trai đã dùng gà làm phép thì con gái mình đã trở thành người nhà khác, chết làm ma nhà người. Kể từ đó nhà mình không có quyền can thiệp vào nữa.
Nhưng đằng sau phong tục vẫn hay được nhắc đến với cái tên mỹ miều là "nét đẹp văn hóa" ấy lại có rất nhiều câu hỏi được đặt ra với những người chứng kiến và cả những nhà làm Luật. "Bắt vợ" về bản chất không xấu nhưng khi bị biến tướng sẽ trở nên xấu xa vô cùng vì nó thực chất đã tước đi quyền tự do của một người. Tước đi cả quyền được chọn lựa tương lai của những cô gái vùng dân tộc, vốn còn ngây thơ và chưa hiểu rõ ràng về Luật pháp.
Rồi sẽ ra sao nếu những bé gái chỉ mới 15-16 tuổi mà không đồng ý chuyện "ép duyên" hay không hề thích người kia mà bị "bắt" về làm vợ thì ai sẽ cứu cô bé ấy? Khi mang tiếng "đã bị bắt" về làm vợ, thiếu nữ ấy nếu muốn thoát khỏi nhà trai thì có bị mang tiếng xấu không?Tương lai của những bé gái còn đang ngồi trên ghế nhà trường sẽ đi về đâu?Những câu hỏi này vẫn chưa có câu trả lời. Những nét đẹp văn hóa giờ đây đã bị biến tướng hoàn toàn so với trước và không còn giữ được vẻ đẹp trong sáng như trước nữa. Tất cả đang giống như một vụ phạm pháp được che đậy bởi những "phong tục" mà không ai có thể chạm tới được. Câu nói "phép vua thua lệ làng" giờ đây lại trở nên đúng hơn bao giờ hết, khi hiến pháp giờ đây bị bóp méo dưới bàn tay của những gã trai thôn bản.
Lan Anh
Tục "trộm vợ", "cướp vợ", hay có nơi còn gọi là "kéo vợ, bắt vợ" của người H'Mông, người Thái ở Việt Nam được coi là một nét đẹp văn hóa ngày đầu năm mới.Ở góc độ tích cực, chúng ta có thể nhận thấy rằng phong tục này có thể được coi là một giải pháp khá hiệu quả cho những đôi trai gái yêu nhau tha thiết nhưng lại gặp phải trở ngại từ phía gia đình. Khi đó, kế hoạch "bắt vợ" được bàn bạc bí mật, có sự hỗ trợ của anh em, bạn bè, cô bác. Cô gái đi làm nương, chàng trai bất ngờ xuất hiện cùng bạn bè ra sức kéo cô gái về làm vợ. Dù tất cả đều "nằm trong kế hoạch" nhưng cô gái vẫn cố gắng la hét, kêu cứu. Sau đó phía nhà trai sẽ bắt gà làm phép theo như truyền thống rồi đưa cô gái vừa bị "bắt" vào nhà.
Khi mọi chuyện xong xuôi, nếu gia đình cô gái có biết thì mọi sự cũng đã rồi, cha mẹ cô gái chỉ còn biết bấm bụng chấp nhận. Bởi theo quan niệm của họ, nhà trai đã dùng gà làm phép thì con gái mình đã trở thành người nhà khác, chết làm ma nhà người. Kể từ đó nhà mình không có quyền can thiệp vào nữa.
Nhưng đằng sau phong tục vẫn hay được nhắc đến với cái tên mỹ miều là "nét đẹp văn hóa" ấy lại có rất nhiều câu hỏi được đặt ra với những người chứng kiến và cả những nhà làm Luật. "Bắt vợ" về bản chất không xấu nhưng khi bị biến tướng sẽ trở nên xấu xa vô cùng vì nó thực chất đã tước đi quyền tự do của một người. Tước đi cả quyền được chọn lựa tương lai của những cô gái vùng dân tộc, vốn còn ngây thơ và chưa hiểu rõ ràng về Luật pháp.
Rồi sẽ ra sao nếu những bé gái chỉ mới 15-16 tuổi mà không đồng ý chuyện "ép duyên" hay không hề thích người kia mà bị "bắt" về làm vợ thì ai sẽ cứu cô bé ấy? Khi mang tiếng "đã bị bắt" về làm vợ, thiếu nữ ấy nếu muốn thoát khỏi nhà trai thì có bị mang tiếng xấu không?Tương lai của những bé gái còn đang ngồi trên ghế nhà trường sẽ đi về đâu?Những câu hỏi này vẫn chưa có câu trả lời. Những nét đẹp văn hóa giờ đây đã bị biến tướng hoàn toàn so với trước và không còn giữ được vẻ đẹp trong sáng như trước nữa. Tất cả đang giống như một vụ phạm pháp được che đậy bởi những "phong tục" mà không ai có thể chạm tới được. Câu nói "phép vua thua lệ làng" giờ đây lại trở nên đúng hơn bao giờ hết, khi hiến pháp giờ đây bị bóp méo dưới bàn tay của những gã trai thôn bản.
Huy Phan
Theo mình biết thì phong tục này là cả 2 gia đình đồng thuận rồi, trai gái cũng đã tìm hiểu và có tình cảm với nhau rồi. Lúc nhà trai qua thay vì người Kinh thì 2 vợ chồng lên xe, còn phong tục này thì vác vợ lên vai đi ra khỏi nhà cho có hình thức vậy thôi.
Còn những vid bắt vợ trên mạng là bị biến tướng đi nhiều rồi, trở thành lợi dụng, quấy rối tình dục, vi phạm pháp luật rồi:)))))
Ngọc Cảnh
“BẮT VỢ” là một nét văn hoá đẹp của người dân tộc Mông, nhưng đáng buồn rằng các bạn thanh/thiếu niên lại đang làm xấu nó bằng những việc làm sai lệch hoàn toàn với phong tục. Và bây giờ, nó lại bị coi là hủ tục
Đáng buồn!