Tại sao vẫn ăn được món tráng miệng dù bụng đã rất no?

  1. Sức khoẻ

Có ai có thắc mắc giống mình không nhỉ? Đôi khi bụng rất no rồi, không ăn được thêm thức ăn nữa nhưng vẫn có thể ăn hoa quả, thậm chí là uống thêm nước.

Từ khóa: 

sức khoẻ

Theo nghiên cứu của Russell Keast - Giáo sư về khoa học giác quan và thức ăn (Sensory and Food science) và Chủ tịch của Trung tâm khoa học giác quan cấp cao (Centre for Advanced Sensory Science) tại đại học Deakin (Úc), hiện tượng "bao tử tráng miệng" (Dessert stomach) xảy ra dựa trên cơ chế "Cảm giác no đặc thù" (Sensory-specific Sateity).

Chúng ta trải nghiệm "cảm giác no đặc thù" khi ta ăn một loại thức ăn cho đến no. Lúc đấy, các giác quan sẽ mách bảo ta rằng chúng không còn muốn thu nạp thêm món ăn đấy nữa. Hay đúng hơn là, Chúng ta đã no.

https://cdn.noron.vn/2021/01/20/1749590810913244-1611109213.jpg

Một phần của sự phản ứng này thực ra là sự nhàm chán giác quan (Sensory boredom). Món ăn lúc đầu kích thích vị giác ta và hứa hẹn mang lại những hương vị tuyệt vời nay trở nên nhàm chán. Chúng ta chỉ mới đang chuẩn bị no, nhưng dưới tác động của hệ thống vị giác đang trở nên "quá tải" bởi cùng một loại hương vị khiến ta cảm thấy no hơn và dừng việc ăn lại.

Thế nhưng, đột nhiên món tráng miệng được bày ra trên bàn hứa hẹn một trải nghiệm vị giác mới lạ. Bên cạnh đó, đa phần con người cũng dễ dàng bị hấp dẫn bởi các món ngọt bởi cách trang trí bắt mắt và hương vị dễ chiu của nó. Thế là, "cảm giác no đặc thù" bị chặn lại và những mong chờ được thưởng thức món tráng miệng tạo ra cảm giác thèm ăn. Đây chính là cái bao tử tráng miệng mà chúng ta đều có.

Tuy nhiên, trong trường hợp món ăn được bày biện sau "cảm giác no đặc thù" trông kém hấp dẫn với người ăn, họ vẫn có thể lựa chọn "tiếp tục no" và không ăn món đó.

https://cdn.noron.vn/2021/01/20/1749590810913246-1611109813.png

Ở một khía cạnh của bản năng, dạ dày và sinh lý của chúng ta có khả năng hấp thu quá độ chất dinh dưỡng và năng lượng. Một giả thuyết đưa ra rằng điều này là một bản năng sinh tồn tuyệt vời khi thức ăn không phải lúc nào cũng có sẵn - mặc dù nó không tốt cho sức khỏe của bạn lắm. Lợi ích của cơ chế ăn quá độ này thể hiện rõ nhất như vào thời kỳ dịch bệnh. Dạ dày của chúng ta rất linh hoạt trong việc tiếp nhận thêm thức ăn - trong khi các chất ngọt giúp dạ dày thư giãn và có thể ăn thêm.

Dù gì đi nữa, ăn uống quá độ có thể gây hại đến sức khỏe của bạn, và "Cảm giác no đặc thù" sẽ giúp bạn tránh khỏi việc thu nạp thêm thức ăn và cảm giác khó chịu khi quá no.

Trả lời

Theo nghiên cứu của Russell Keast - Giáo sư về khoa học giác quan và thức ăn (Sensory and Food science) và Chủ tịch của Trung tâm khoa học giác quan cấp cao (Centre for Advanced Sensory Science) tại đại học Deakin (Úc), hiện tượng "bao tử tráng miệng" (Dessert stomach) xảy ra dựa trên cơ chế "Cảm giác no đặc thù" (Sensory-specific Sateity).

Chúng ta trải nghiệm "cảm giác no đặc thù" khi ta ăn một loại thức ăn cho đến no. Lúc đấy, các giác quan sẽ mách bảo ta rằng chúng không còn muốn thu nạp thêm món ăn đấy nữa. Hay đúng hơn là, Chúng ta đã no.

https://cdn.noron.vn/2021/01/20/1749590810913244-1611109213.jpg

Một phần của sự phản ứng này thực ra là sự nhàm chán giác quan (Sensory boredom). Món ăn lúc đầu kích thích vị giác ta và hứa hẹn mang lại những hương vị tuyệt vời nay trở nên nhàm chán. Chúng ta chỉ mới đang chuẩn bị no, nhưng dưới tác động của hệ thống vị giác đang trở nên "quá tải" bởi cùng một loại hương vị khiến ta cảm thấy no hơn và dừng việc ăn lại.

Thế nhưng, đột nhiên món tráng miệng được bày ra trên bàn hứa hẹn một trải nghiệm vị giác mới lạ. Bên cạnh đó, đa phần con người cũng dễ dàng bị hấp dẫn bởi các món ngọt bởi cách trang trí bắt mắt và hương vị dễ chiu của nó. Thế là, "cảm giác no đặc thù" bị chặn lại và những mong chờ được thưởng thức món tráng miệng tạo ra cảm giác thèm ăn. Đây chính là cái bao tử tráng miệng mà chúng ta đều có.

Tuy nhiên, trong trường hợp món ăn được bày biện sau "cảm giác no đặc thù" trông kém hấp dẫn với người ăn, họ vẫn có thể lựa chọn "tiếp tục no" và không ăn món đó.

https://cdn.noron.vn/2021/01/20/1749590810913246-1611109813.png

Ở một khía cạnh của bản năng, dạ dày và sinh lý của chúng ta có khả năng hấp thu quá độ chất dinh dưỡng và năng lượng. Một giả thuyết đưa ra rằng điều này là một bản năng sinh tồn tuyệt vời khi thức ăn không phải lúc nào cũng có sẵn - mặc dù nó không tốt cho sức khỏe của bạn lắm. Lợi ích của cơ chế ăn quá độ này thể hiện rõ nhất như vào thời kỳ dịch bệnh. Dạ dày của chúng ta rất linh hoạt trong việc tiếp nhận thêm thức ăn - trong khi các chất ngọt giúp dạ dày thư giãn và có thể ăn thêm.

Dù gì đi nữa, ăn uống quá độ có thể gây hại đến sức khỏe của bạn, và "Cảm giác no đặc thù" sẽ giúp bạn tránh khỏi việc thu nạp thêm thức ăn và cảm giác khó chịu khi quá no.

Hãy tưởng tượng vào một ngày bạn trở về nhà, lục tung tủ lạnh và hào hứng ăn những món mà bản thân yêu thích. Ngày hôm sau, bạn cũng làm hành động tương tự và vẫn được thưởng thức món ăn đó. Nghe có vẻ tốt bởi ai cũng muốn được thưởng thức những món khoái khẩu vào 2 ngày liên tiếp. Nhưng khi bạn ăn thứ thực phẩm đó trong 5 rồi 10 ngày liên tiếp thì sự hào hứng sẽ bắt đầu cạn kiệt. Đến khi đã tiêu thụ món ăn yêu thích quá nhiều ngày liên tiếp thì có thể bạn sẽ chẳng còn yêu thích nó nữa.

Điều tương tự cũng xảy ra khi bạn ăn quá nhiều trong bữa ăn hàng ngày. Sau khi đã cho vào bụng một lượng thực phẩm đáng kể, bạn dần cảm thấy mất hứng thú với những thứ trước mặt mình. Tình trạng này khiến bản thân cảm thấy chẳng thể "nhét" thêm chút đồ ăn nào vào bụng nữa. Tuy nhiên, tại thời điểm đó nếu có một loại thực phẩm khác được đặt lên bàn thì sự hứng thú sẽ trở lại và rồi bạn sẽ lại thưởng thức nó.

Hiện tượng kể trên khiến sẽ có một số loại thực phẩm thường ngày làm bạn khó chịu và một số thứ khác lại trở thành món được yêu thích. Đồ tráng miệng được mang ra sau cùng, mang lại cảm giác mới lạ, hấp dẫn và sẽ khiến sự hào hứng của bạn quay trở lại. Hiện tượng một người thưởng thức thứ đồ ăn nào đó quá nhiều rồi cảm thấy nó bớt ngon (hoặc không ngon) được khoa học gọi là "cảm giác no".

Với tớ thì không thể cưỡng lại được độ đẹp +.+ độ ngon :P và độ hấp dẫn của mấy món đồ ngọt ngọt ý =(((((((

Bởi vậy ông bà xưa mới có câu nói " học ăn , học nói , học gói, học mở" :))) ăn được là tốt nhưng mà không biết kiềm chế cơn thèm ăn lại thì. Đôi lúc cái miệng lại hại cái thân :)))

Món tráng miệng chúng ta thường biết là gì ? Một chút salad, hoa quả, nước chanh tươi,... Những món ăn này chưa nhiều vitamin, 1 số còn có các nhóm acid giúp tăng dịch vị dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa trong cơ thể, điều đó giúp ta cảm giác nhẹ bụng hơn khi ăn mấy món này sau khi ăn no. Vậy nên ta vẫn có thể ăn được dù bụng đã rất no. tất nhiên, mọi thứ vẫn chỉ có giới hạn

Tráng miệng ăn có khi còn nhiều calo hơn bữa chính đó:v mà tui thấy ăn uống rất ngược đời đáng lẽ ăn hoa quả trước bữa ăn thì đa số người ta ăn xong bữa chính mới ăn hoa quả:v