Tại sao tù nhân chính trị lại được “ưu ái” hơn tù nhân thường?
xã hội
,kinh doanh
,luật pháp
Không phải được ưu ái hơn mà là mỗi một kiểu tội phạm lại phải có cách đối xử khác một chút vì mục đích của nhà cầm quyền đối với các dạng tội phạm đó. Ví dụ như những người phạm tội thông thường như cướp, giết, hiếp thì pháp luật đã có sẵn khung hình phạt và tòa án xét xử dựa trên những bằng chứng và nhân chứng thuyết phục, mọi thứ rõ ràng nên họ sẽ thụ án theo phán quyết họ được nhận. Trong khi đó, với tù nhân chính trị thì thường là những người phản đối chế độ, chống lại nhà cầm quyền hoặc có tư tưởng đi ngược lại tư tưởng chính trị, đây là một kiểu tội phạm tư tưởng chứ không hẳn là về hành vi. Do đó, với những người này, mục tiêu của nhà nước không chỉ là muốn họ thụ án tù như những tội phạm khác mà còn muốn thay đổi cả tư tưởng, nhận thức của họ nữa. Bởi vì tính chính danh là điều quan trọng sống còn đối với chính quyền, để đạt được tính chính danh, chính quyền cần sự ủng hộ của đa số người dân đối với họ và các đường lối của họ. Với những cá nhân đi ngược lại đường lối ấy thường sẽ gây ra sự lo lắng nhất định cho chính quyền bởi vì tư tưởng khác biệt lại còn có thể dẫn dắt dân chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính danh của chính quyền hiện tại. Khi này, chính quyền có hai lựa chọn: 1 là thuyết phục họ để họ nghe theo mình hoặc 2 là trục xuất những người này. Thường các chính quyền ít khi chọn 2, vì không có luật pháp nào ủng hộ lựa chọn thứ 2 ngay từ đầu và nếu chính quyền cố đấm ăn xôi chọn 2 thì tính chính danh của họ sẽ bị lung lay ngay vì dân chúng nhìn vào hành động đó sẽ tự hỏi - có tật giật mình hay sao mà phải trục xuất người ta. Do đó, thường họ lựa chọn phương án 1, đưa những người bất đồng chính kiến vào tù và tìm cách thay đổi tư tưởng của họ. Bạn biết đấy, với con người thì thứ khó thay đổi nhất chính là tư tưởng, bạn có thể nhốt người ta, đánh đập, tra tấn nhưng bạn không thể bắt người ta nghĩ khác đi nếu người ta không muốn. Đó là lý do vì sao với các tù nhân chính trị, nhà nước thường có xu hướng đối xử mềm mỏng, dễ chịu hơn vì đây là đối tượng không đơn giản và không dễ thuyết phục.
Lena Et Films
Không phải được ưu ái hơn mà là mỗi một kiểu tội phạm lại phải có cách đối xử khác một chút vì mục đích của nhà cầm quyền đối với các dạng tội phạm đó. Ví dụ như những người phạm tội thông thường như cướp, giết, hiếp thì pháp luật đã có sẵn khung hình phạt và tòa án xét xử dựa trên những bằng chứng và nhân chứng thuyết phục, mọi thứ rõ ràng nên họ sẽ thụ án theo phán quyết họ được nhận. Trong khi đó, với tù nhân chính trị thì thường là những người phản đối chế độ, chống lại nhà cầm quyền hoặc có tư tưởng đi ngược lại tư tưởng chính trị, đây là một kiểu tội phạm tư tưởng chứ không hẳn là về hành vi. Do đó, với những người này, mục tiêu của nhà nước không chỉ là muốn họ thụ án tù như những tội phạm khác mà còn muốn thay đổi cả tư tưởng, nhận thức của họ nữa. Bởi vì tính chính danh là điều quan trọng sống còn đối với chính quyền, để đạt được tính chính danh, chính quyền cần sự ủng hộ của đa số người dân đối với họ và các đường lối của họ. Với những cá nhân đi ngược lại đường lối ấy thường sẽ gây ra sự lo lắng nhất định cho chính quyền bởi vì tư tưởng khác biệt lại còn có thể dẫn dắt dân chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính danh của chính quyền hiện tại. Khi này, chính quyền có hai lựa chọn: 1 là thuyết phục họ để họ nghe theo mình hoặc 2 là trục xuất những người này. Thường các chính quyền ít khi chọn 2, vì không có luật pháp nào ủng hộ lựa chọn thứ 2 ngay từ đầu và nếu chính quyền cố đấm ăn xôi chọn 2 thì tính chính danh của họ sẽ bị lung lay ngay vì dân chúng nhìn vào hành động đó sẽ tự hỏi - có tật giật mình hay sao mà phải trục xuất người ta. Do đó, thường họ lựa chọn phương án 1, đưa những người bất đồng chính kiến vào tù và tìm cách thay đổi tư tưởng của họ. Bạn biết đấy, với con người thì thứ khó thay đổi nhất chính là tư tưởng, bạn có thể nhốt người ta, đánh đập, tra tấn nhưng bạn không thể bắt người ta nghĩ khác đi nếu người ta không muốn. Đó là lý do vì sao với các tù nhân chính trị, nhà nước thường có xu hướng đối xử mềm mỏng, dễ chịu hơn vì đây là đối tượng không đơn giản và không dễ thuyết phục.
Độc Cô Sầu
Tôi nghĩ do họ thuộc nhóm hiểu biết nên không dùng vũ lực đàn áp được. Ngoài ra cộng đồng quốc tế nhìn vào nữa và cũng có thể là nhảy vào nữa nên các chính quyền phải xử lý rất thận trọng khôn khéo với đối tượng này.
Thach Do
Ưu ái theo kiểu ăn ngoan hơn ngủ thoải mái hơn, có người đưa tin, thông báo, được phục vụ hơn? Hay ưu ái theo kiểu hình thức phạt, tra tấn ác nghiệt hơn?