Tại sao truyền bia vào đường tiêu hoá có thể cứu người đang bị ngộ độc rượu?
ngộ độc rượu
,rượu bia
,sức khoẻ
Thật ra là tuỳ loại ngộ độc thì mới dùng được cách này. Có 2 loại ngộ độc rượu chính thường gặp là:
- Ngộ độc do uống quá nhiều rượu (1)
- Ngộ độc do uống phải rượu "dởm" có chứa Methanol (2)
Thì cái cách truyền bia vào đường tiêu hoá (mà thật ra là xông bia vào dạ dày) chỉ có tác dụng khi bị ngộ độc ở trường hợp thứ 2 mà thôi.
Nôm na, rượu "dởm" là rượu có chứa nhiều Methanol (CH3OH), khi chuyển hoá qua gan sẽ tạo ra Andehit Fomic - ở hàm lượng cao sẽ gây ngộ độc trực tiếp.
Rượu "xịn" là rượu có chứa Ethanol (C2H5OH), tại gan ethanol được chuyển hóa bởi hệ thống enzyme ADH. Các enzyme ADH biến đổi ethanol tạo thành Acetaldehyde (đây là chất gây độc lên hầu hết các hệ cơ quan). Sau đó, gan sẽ chuyển hóa Acetaldehyde thành acetate nhờ enzyme ALDH và glutathione. Acetate là chất ít độc hơn và được các tế bào trong cơ thể phân hủy thành năng lượng và CO2.
Như vậy khả năng giải độc của gan phụ thuộc vào lượng enzyme và chất chống oxy hóa Glutathion do gan tiết ra. Mà mỗi giờ, thì gan chỉ tiết ra một hàm lượng enzyme nhất định thôi. May mắn là gan người thì bằng cơ chế dịu kỳ nào đó (nôm na là các enzyme trong gan có ái lực với Ethanol cao gấp 10-20 so với Methanol), nó sẽ ưu tiên chuyển hoá Ethanol trước, khi chuyển hoá xong Ethanol thì nó mới tiếp tục chuyển hoá Methanol.
Khi bị ngộ độc rượu do Methanol, nghĩa là gan đang chuyển hoá Methanol. Khi này, nếu bác sỹ xác định chắc chắn bạn đang bị ở trường hợp 2. Cách làm đơn giản là có thể bơm xông bia vào (bia chất lượng nhé) dạ dày để gan dừng chuyển hoá Methanol (trong rượu "dởm"), chuyển sang ưu tiên chuyển hoá Ethanol trong bia (vừa bơm vào) trước. Trong thời gian này bác sỹ sẽ tiến hành lọc máu để loại bỏ Methanol.
Ngoài ra, thì Methanol ở lâu trong cơ thể mà chưa được chuyển hoá tại gan cũng sẽ được đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Đây là lý do, đôi khi bạn uống rượu "dởm" một chút cũng sẽ không bị sao, chỉ cần trong rượu đó có đủ lượng Ethanol để gan chuyển hoá hết sau khi cơ thể bạn đào thải hết Methanol ra ngoài.
Nguyễn Mai Hoàng
Thật ra là tuỳ loại ngộ độc thì mới dùng được cách này. Có 2 loại ngộ độc rượu chính thường gặp là:
Thì cái cách truyền bia vào đường tiêu hoá (mà thật ra là xông bia vào dạ dày) chỉ có tác dụng khi bị ngộ độc ở trường hợp thứ 2 mà thôi.
Nôm na, rượu "dởm" là rượu có chứa nhiều Methanol (CH3OH), khi chuyển hoá qua gan sẽ tạo ra Andehit Fomic - ở hàm lượng cao sẽ gây ngộ độc trực tiếp.
Rượu "xịn" là rượu có chứa Ethanol (C2H5OH), tại gan ethanol được chuyển hóa bởi hệ thống enzyme ADH. Các enzyme ADH biến đổi ethanol tạo thành Acetaldehyde (đây là chất gây độc lên hầu hết các hệ cơ quan). Sau đó, gan sẽ chuyển hóa Acetaldehyde thành acetate nhờ enzyme ALDH và glutathione. Acetate là chất ít độc hơn và được các tế bào trong cơ thể phân hủy thành năng lượng và CO2.
Như vậy khả năng giải độc của gan phụ thuộc vào lượng enzyme và chất chống oxy hóa Glutathion do gan tiết ra. Mà mỗi giờ, thì gan chỉ tiết ra một hàm lượng enzyme nhất định thôi. May mắn là gan người thì bằng cơ chế dịu kỳ nào đó (nôm na là các enzyme trong gan có ái lực với Ethanol cao gấp 10-20 so với Methanol), nó sẽ ưu tiên chuyển hoá Ethanol trước, khi chuyển hoá xong Ethanol thì nó mới tiếp tục chuyển hoá Methanol.
Khi bị ngộ độc rượu do Methanol, nghĩa là gan đang chuyển hoá Methanol. Khi này, nếu bác sỹ xác định chắc chắn bạn đang bị ở trường hợp 2. Cách làm đơn giản là có thể bơm xông bia vào (bia chất lượng nhé) dạ dày để gan dừng chuyển hoá Methanol (trong rượu "dởm"), chuyển sang ưu tiên chuyển hoá Ethanol trong bia (vừa bơm vào) trước. Trong thời gian này bác sỹ sẽ tiến hành lọc máu để loại bỏ Methanol.
Ngoài ra, thì Methanol ở lâu trong cơ thể mà chưa được chuyển hoá tại gan cũng sẽ được đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Đây là lý do, đôi khi bạn uống rượu "dởm" một chút cũng sẽ không bị sao, chỉ cần trong rượu đó có đủ lượng Ethanol để gan chuyển hoá hết sau khi cơ thể bạn đào thải hết Methanol ra ngoài.