Tại sao Trung Quốc lại cấm sử dụng Facebook và Twitter?

  1. Marketing

  2. Kinh doanh và Khởi nghiệp

  3. Truyền thông đa phương tiện

Từ khóa: 

trung quốc

,

facebook

,

twitter

,

marketing

,

kinh doanh và khởi nghiệp

,

truyền thông đa phương tiện

Không biết mình có khác người không chứ mình lại thích dùng mấy cái app mà TQ tự tạo cho riêng nước họ hơn. Weibo dùng sướng hơn FB, Tiktok hơn Douyin, Xiaohongshu hơn IG, Wechat hơn Zalo x1000 lần. Dùng mới thấy vì app họ tạo cho riêng dân nước họ nên mấy tính năng rất chuẩn, văn hóa với các nội dung bên ấy cũng rất riêng và đặc sắc, không tạp nham như các app quốc tế. Với lại dùng là phải đăng ký rất mệt + có sdt/cmnd TQ nên kiểm tra các nội dung bẩn rất gắt. Với lại bên ấy mấy cái nội dung quốc tế vẫn có, các creator nổi tiếng (như KhabyLame bên Tiktok chẳng hạn) vẫn có nick ở Douyin và đăng video thường xuyên, chứ dân bên ấy không lạc hậu và tách biệt thế giới gì đâu.

Tóm lại là mình là một con cực thích app TQ, điện thoại mình không cài FB, Tiktok, Twitter nhưng mọi app TQ mình đều dùng đủ =)))

Trả lời

Không biết mình có khác người không chứ mình lại thích dùng mấy cái app mà TQ tự tạo cho riêng nước họ hơn. Weibo dùng sướng hơn FB, Tiktok hơn Douyin, Xiaohongshu hơn IG, Wechat hơn Zalo x1000 lần. Dùng mới thấy vì app họ tạo cho riêng dân nước họ nên mấy tính năng rất chuẩn, văn hóa với các nội dung bên ấy cũng rất riêng và đặc sắc, không tạp nham như các app quốc tế. Với lại dùng là phải đăng ký rất mệt + có sdt/cmnd TQ nên kiểm tra các nội dung bẩn rất gắt. Với lại bên ấy mấy cái nội dung quốc tế vẫn có, các creator nổi tiếng (như KhabyLame bên Tiktok chẳng hạn) vẫn có nick ở Douyin và đăng video thường xuyên, chứ dân bên ấy không lạc hậu và tách biệt thế giới gì đâu.

Tóm lại là mình là một con cực thích app TQ, điện thoại mình không cài FB, Tiktok, Twitter nhưng mọi app TQ mình đều dùng đủ =)))

TQ họ có douyin thay cho TikTok, Weibo thay cho fb, wechat thay cho Zalo... Sở dĩ như vậy là vì họ muốn ng dân chỉ sử dụng các nền tảng của TQ tự tạo ra, nội dung trên các app này chủ yếu là thông tin liên quan đến đất nc họ,họ hạn chế dân tiếp xúc vs bên ngoài.

Đặc biệt là khi dùng các app bên ngoài TQ sẽ phải đăng ký tài khoản, khi dùng các app này TQ sợ người dân để lộ thông tin về tuổi, giới tính, thu nhập, thói quen sinh hoạt... từ đó nước khác có thể nắm được một phần thông tin về kinh tế, chính trị, giáo dục... của TQ thông qua các bài post hàng ngày.

Tuy nhiên các bn bên TQ vẫn có thể sd fb, instagram... nếu cài thêm app VPN. Nhưng để cài thêm app này mn đều thấy khá bất tiện và mất thời gian và thông thường họ thấy xài các app bên đất nc họ cũng ok nên k cần đến fb, twitter hay instagram như chúng ta.

Vì Trung Quốc nhận ra được sự quan trọng của Internet và chủ quyền số quốc gia nên họ có sách lược tự lực tự cường từ rất sớm. Đến nay về cơ bản họ đã thành công với chiến lược của mình.

TQ xây dựng 1 đế chế riêng với mạng xã hội nó tự tạo ra thì cần gì facebook hay twitter.

Lý do tiên quyết để Trung Quốc cấm sử dụng Facebook và Twitter là do họ muốn ngăn cản các tin giả về Trung Quốc và xúc phạm đến Trung Quốc. Nói nghe thì hay vậy nhưng thực chất là để dễ dàng trong việc kiểm soát và điều hướng thông tin.

Để làm được như vậy, Trung Quốc buộc phải xây dựng các cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu của người dân, đó là lý do họ có Douyin, Weibo,... thay cho các trang mà họ đã cấm. Việc làm này của Trung Quốc là một chiến lược có tính một mũi tên trúng ba con nhạn của chính phủ:

  • Thứ nhất, chính phủ có thể dễ dàng kiểm soát các thông tin mà người dân được tiếp cận, ngăn chặn các thông tin không có lợi cho Trung Quốc. Cho đến giờ phút này, tất cả các trang mạng trong phạm vi Trung Quốc đều không thể tìm được bất cứ từ khóa nào liên quan đến vụ thảm sát Thiên An Môn, hay là các thông tin về Hoàng Sa - Trường Sa được điều hướng là của Trung Quốc chứ không phải của Việt Nam. Nói tóm lại, dù về mặt lý thuyết người dân Trung Quốc được tự do tiếp cận internet, thì trên thực tế cái tự do mà họ có là tự do trong sự kiểm soát và điều hướng của chính phủ, giống như Tôn Ngộ Không trong bàn tay Phật Tổ thôi.
  • Thứ hai, thị trường Trung Quốc là thị trường tỷ dân - điều đó chứng tỏ sức mua của thị trường này rất lớn. Một doanh nghiệp Trung Quốc chưa cần phải vươn ra quốc tế mà chỉ cần phục vụ khách hàng nội địa thôi là đã đủ sống êm rồi. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng không thể đứng ngoài sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ ngày nay, thêm nữa là họ có tiềm lực mạnh mẽ. Chính vì vậy, chính phủ Trung Quốc tận dụng thời cơ này để hậu thuẫn cho các doanh nghiệp công nghệ trong nước, đưa họ trở thành các startup hàng đầu thế giới về công nghệ. Tại Trung Quốc, 80% các startup thành công đều có sự hậu thuẫn của Chính phủ, điển hình như Alibaba của Jack Ma (theo nghiên cứu nội bộ của Bộ Khoc học & Công nghệ năm 2018).
  • Cuối cùng, việc phát triển được các startup công nghệ lớn, đưa họ trở thành các unicorn của châu Á và thế giới giúp quảng bá một hình ảnh Trung Quốc phồn thịnh. Từ đó, chính phủ có thể thu hút nhân tài, đặc biệt là nhân tài Hoa Kiều từ khắp nơi trên thế giới đổ về cùng xây dựng và phát triển đất nước. Góp phần xây dựng một Trung Hoa cường thịnh theo di huấn của Đặng Tiểu Bình - người đã khởi đầu cho đường lối phát triển Trung Hoa hiện đại, bao gồm cả tham vọng bá quyền tại Biển Đông.

Tiktok của Trung tạo ra nhưng vẫn chia thành 2 bản 1 bản quốc tế và Douyin cơ mà :) Trung nó chơi riêng lẻ từ bao lâu nay rồi chứ chả phải mình Fb hay Twitter đâu.

Đúng rồi bên Trung giờ dùng Wechat với QQ (k biết đúng k) thì phải :) WeChat nó là ứng dụng nhắn tin do Tencent phát triển, được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc như một giải pháp thay thế cho Facebook với Twitter mà. Nó cũng nhận được nhiều hậu thuẫn từ chính phủ kể từ khi ra mắt vào năm 2011 nữa nên việc các MXH khác đi vào là điều k thể.