Tại sao Trung Quốc đá bóng kém vậy?

  1. Thể thao

Trung Quốc có tới 1,4 tỷ dân, lại rất quan tâm đầu tư cho bóng đá. Vậy tại sao họ lại đá kém tới vậy?

91213EE3-BAE4-43CE-A5EE-217B5800DD6D


Từ khóa: 

bóng đá

,

thể thao

TẬP CẬN BÌNH VỚI BÓNG ĐÁ TRUNG QUỐC VÀ GIẤC MƠ WORLD CUP

Trong lịch sử World Cup, Trung Quốc chỉ mới duy nhất một lần được tham dự vòng chung kết World đó là vào năm 2002, khi VCK năm đó được tổ chức ở hai quốc gia châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc. Cũng cần phải nói thêm rằng, năm đó TQ không phải thi đấu vòng loại khu vực châu Á với hai Quốc gia là đồng chủ nhà kể trên nên mới có cơ hội. Kết thúc vòng chung kết năm đó Trung Quốc đứng cuối cùng trong 32 đội tham gia, để thua cả 3 trận và không ghi nổi bàn thắng nào. Nỗi đau càng thêm lớn khi năm đó hai đội Hàn Quốc và Nhật Bản thi đấu thành công trước các đại gia châu Âu và Nam Mỹ. Trung Quốc cũng chưa một lần đăng quang tại sân chơi châu Á kể từ lần đầu tiên họ tham dự vào năm 1976. Thành tích tốt nhất của họ ở sân chơi này là hai lần về nhì vào các năm 1984 và 2004. Theo bảng xếp hạng mới nhất của liên đoàn bóng đá Thế giới thì hiện nay tính đến tháng 9/2021 đội tuyển Trung Quốc xếp thứ 9 châu Á và thứ 75 thế giới trong tổng số 206 đội. Vậy tại sao với dân số hơn 1,4 tỷ người và nền kinh tế hùng mạnh, bóng đá Trung Quốc vẫn chưa trở thành thế lực như người dân họ mơ ước?

Phải công bằng mà nói Trung Quốc đã “nổi như cồn” trong vài năm trở lại đây trên bản đồ bóng đá thế giới, nhưng không phải vì thành tích, mà là vì cái cách mà họ tiêu tiền khiến các ông chủ hàng đầu châu Âu cũng phải kiêng nể. Chỉ tính riêng trong năm 2016 các đội bóng Trung Quốc chi 440 triệu đô la Mỹ để đưa những ngôi sao hàng đầu thế giới về với giải vô địch quốc gia của họ. Đây là giải đấu trả lương thứ cao thứ 6 trên thế giới với tổng quỹ lương lên tới 558 triệu Bảng. Chỉ xếp sau 5 giải vô địch quốc gia hàng đầu châu Âu gồm ngoại hạng Anh, Laliga (Tây Ban Nha), SerieA (Ý), Bundesliga (Đức) và Ligue 1 (Pháp). Trong số 10 cầu thủ nhận lương cao nhất thế giới thì có tới 3 cầu thủ đang chơi ở giải vô địch Quốc gia Trung Quốc gồm Hulk với 17,6 triệu Bảng/năm. Lavezzi 20,3 triệu Bảng/năm và Oscar 21,1 triệu Bảng/năm. Chính điều này đã khiến các cầu thủ bản địa, vốn đã rất lười biếng cảm thấy bị đối xử bất công và trở nên bất mãn. Trong khi họ tập trung, luyện tập như những cầu thủ thì những kẻ gắn mác ngôi sao nước ngoài giống như những ông hoàng. Không bằng lòng với những “ông hoàng” ngoại quốc, đám cầu thủ nội phản ứng bằng cách bất hợp tác, không cần nỗ lực bản thân, bởi họ cũng có những đặc quyền vì giải VĐQG Trung Quốc quy định ít nhất có 6 cái tên Trung Quốc ra sân mỗi trận. Tức là sau khi đổ ra hàng núi tiền cho những cái tên ngoại quốc các câu lạc bộ cũng bỏ ra không ít để thoả mãn hạn ngạch cầu thủ nội.

Nhưng cho đến nay, tiền bạc mà người Trung Quốc đã đổ ra cũng chẳng đem lại lợi ích gì cho đội tuyển Quốc gia Trung Quốc, vốn là bộ mặt của cả một nền bóng đá, thậm chí là ngược lại. Khiến người hâm mộ và truyền thông Trung Quốc đặt ra câu hỏi nên chăng nền bóng đá quốc gia nên “đập đi xây lại”. Như bài viết trên tờ Nhân dân nhật báo (Peoples Daily) “những đồng tiền khổng lồ mà các tập đoàn đổ ra cho bóng đá, chỉ che lấp đi phần yếu kém của bóng đá Trung Quốc nhưng lại tạo ra ảo tưởng rằng nó đang rất tiến bộ. Thực tế là nó đang dậm chân tại chỗ hay tệ hại hơn nó đang bị tụt lùi”. Ở giải VĐQG Trung Quốc có các huấn luyện viên tiếng tăm, các cầu thủ ngôi sao hàng đầu và cả nguồn tài chính khổng lồ mà chẳng có lợi gì cho đội tuyển QG mà ngược lại”. Bởi các cầu thủ TQ giờ đây chẳng biết phải làm gì khi không có các ngôi sao bên cạnh. Như Gao HongBo đã từng chua chát nói trong buổi họp báo cuối cùng trước khi bị sa thải khỏi vị trí huấn luyện viên trưởng ĐTQG TQ rằng “Ở TQ các câu lạc bộ có xương sống là cầu thủ nước ngoài, các cầu thủ nội ít có cơ hội ra sân, và chúng tôi gặp khó khăn khi triệu tập họ lên tuyển”.

Một trong những sự kiện quan trọng nhất để bóng đá TQ đẩy mạnh sự thay đổi là vào ngày 15/06/2013 chủ tịch TQ Tập Cận Bình, một cổ động viên bóng đá nhiệt thành ăn mừng sinh nhật lần thứ 60 của mình bằng cách ra sân xem đội tuyển Quốc gia của ông thi đấu, nhưng thay vì chơi một trận xứng đáng với ngài Chủ tịch. Đội tuyển TQ chơi trên sân nhà và thảm bại 1-5 dưới tay bởi đội tuyển Thái Lan chủ yếu chơi với các cầu thủ U21. Với đội tuyển TQ lúc đó xếp 95 thế giới bị thảm bại trên sân nhà bởi đội hình 2 của đối thủ xếp thua mình 47 bậc là điều đáng hổ thẹn không thể nuốt trôi. Như giọt nước làm tràn ly, ngay lập tức huấn luyện viên danh tiếng người Tây Ban Nha Jose Antonio Camacho mất ghế, khán giả nổi điên quậy phá và đụng độ với cảnh sát khiến hơn 100 người bị thương.

Với Chủ tịch Tập, ông thấy đó là điều không thể chấp nhận. Ngay lập tức dự án 119 dành riêng cho bóng đá ra đời. Ông Tập là người rất yêu bóng đá, ngay từ năm 2011 khi đó còn là phó chủ tịch, ông tới thăm Hàn Quốc khi phát biểu ông đã bộc bạch về giấc mơ của ông gồm “3 ước mơ của ông đằng sau giấc mơ Trung Hoa gồm làm chủ nhà World Cup, giành quyền tham dự World Cup và dành chức vô địch World Cup vào năm 2050”. Bóng đá là môn thể thao được ưa thích ở TQ và với dân số khổng lồ như thế nhưng đội tuyển Quốc gia của họ cứ thi đấu bết bát là điều khó hiểu? Với Chủ tịch Tập, cuối cùng bóng đá TQ cũng có một người có tầm nhìn và khát vọng, tầm nhìn của ông ta tất nhiên không chỉ với riêng bóng đá mà còn có tính chất chính trị. Một đội tuyển QG thi đấu thành công còn mang đến niềm vui, và tự hào cho người dân, kích thích kinh tế và ghi lại dấu ấn của riêng trong di sản của ông Tập.

Theo dự tính giá trị nền kinh tế thể thao nội địa TQ có thể đạt tới 850 tỷ đô la vào năm 2025 nhưng chính quyền hiểu rằng họ gặp không ít thách thức để biến dự án 119 của ông Tập thành hiện thực, bởi bóng đá TQ từ lâu với cách quản lý sai lầm và ngập ngụa trong tham nhũng. Còn về mặt xã hội suốt trong nhiều thế hệ với chính sách một con ở TQ thì chuyện đua tranh học hành mới được coi trọng, còn đá bóng chỉ là trò chơi giải trí. Nhưng ông Tập vẫn tự tin với ước mơ của mình khi chỉ ra 3 điểm cần thay đổi đó là: 1. Dẹp bỏ nạn tham nhũng và dàn xếp tỷ số trong bóng đá, hậu quả của việc này là hàng trăm quan chức bóng đá, trọng tài, cầu thủ bóng đá xộ khám. 2. Gây ra tiếng vang lớn bằng cách đổ tiền thu hút các ngôi sao theo cách làm của giải nhà nghề Mỹ. 3. Chú trọng công tác đào tạo trẻ, đưa giáo trình bộ môn bóng đá vào 20 nghìn trường trường học...

Theo thống kê trong số 10 câu lạc bộ trên thế giới được 260 triệu người dùng MXH Weibo TQ theo dõi thì ngoài Manchester City, Manchester United, Arsenal và Barcelona thì còn lại là 6 câu lạc bộ trong nước. Nhưng điều mà người TQ quan tâm nhất vẫn là từ nay đến năm 2050 còn 8 vòng chung kết World Cup thì người TQ có thể một lần góp mặt hay không chứ chưa nói giấc mơ vô địch như ông Tập. Giấc mộng Trung Hoa mà hiện thân của nó là “Con đường tơ lụa” giờ đã bị cả thế giới nhận ra và ghẻ lạnh, còn giấc mơ vô địch World Cup của người TQ có lẽ cũng chỉ là mơ với họ mà thôi!

Và thế là đội tuyển Việt Nam mùng 1 tết tới đây sẽ vượt qua kẻ láng giềng đáng ghét với tỷ số không thể tuyệt vời hơn là 3-1. Yeah yeah!

From: Lê Huỳnh Phương Thảo

https://cdn.noron.vn/2022/02/02/874514206026784-1643736589.jpg
Trả lời

TẬP CẬN BÌNH VỚI BÓNG ĐÁ TRUNG QUỐC VÀ GIẤC MƠ WORLD CUP

Trong lịch sử World Cup, Trung Quốc chỉ mới duy nhất một lần được tham dự vòng chung kết World đó là vào năm 2002, khi VCK năm đó được tổ chức ở hai quốc gia châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc. Cũng cần phải nói thêm rằng, năm đó TQ không phải thi đấu vòng loại khu vực châu Á với hai Quốc gia là đồng chủ nhà kể trên nên mới có cơ hội. Kết thúc vòng chung kết năm đó Trung Quốc đứng cuối cùng trong 32 đội tham gia, để thua cả 3 trận và không ghi nổi bàn thắng nào. Nỗi đau càng thêm lớn khi năm đó hai đội Hàn Quốc và Nhật Bản thi đấu thành công trước các đại gia châu Âu và Nam Mỹ. Trung Quốc cũng chưa một lần đăng quang tại sân chơi châu Á kể từ lần đầu tiên họ tham dự vào năm 1976. Thành tích tốt nhất của họ ở sân chơi này là hai lần về nhì vào các năm 1984 và 2004. Theo bảng xếp hạng mới nhất của liên đoàn bóng đá Thế giới thì hiện nay tính đến tháng 9/2021 đội tuyển Trung Quốc xếp thứ 9 châu Á và thứ 75 thế giới trong tổng số 206 đội. Vậy tại sao với dân số hơn 1,4 tỷ người và nền kinh tế hùng mạnh, bóng đá Trung Quốc vẫn chưa trở thành thế lực như người dân họ mơ ước?

Phải công bằng mà nói Trung Quốc đã “nổi như cồn” trong vài năm trở lại đây trên bản đồ bóng đá thế giới, nhưng không phải vì thành tích, mà là vì cái cách mà họ tiêu tiền khiến các ông chủ hàng đầu châu Âu cũng phải kiêng nể. Chỉ tính riêng trong năm 2016 các đội bóng Trung Quốc chi 440 triệu đô la Mỹ để đưa những ngôi sao hàng đầu thế giới về với giải vô địch quốc gia của họ. Đây là giải đấu trả lương thứ cao thứ 6 trên thế giới với tổng quỹ lương lên tới 558 triệu Bảng. Chỉ xếp sau 5 giải vô địch quốc gia hàng đầu châu Âu gồm ngoại hạng Anh, Laliga (Tây Ban Nha), SerieA (Ý), Bundesliga (Đức) và Ligue 1 (Pháp). Trong số 10 cầu thủ nhận lương cao nhất thế giới thì có tới 3 cầu thủ đang chơi ở giải vô địch Quốc gia Trung Quốc gồm Hulk với 17,6 triệu Bảng/năm. Lavezzi 20,3 triệu Bảng/năm và Oscar 21,1 triệu Bảng/năm. Chính điều này đã khiến các cầu thủ bản địa, vốn đã rất lười biếng cảm thấy bị đối xử bất công và trở nên bất mãn. Trong khi họ tập trung, luyện tập như những cầu thủ thì những kẻ gắn mác ngôi sao nước ngoài giống như những ông hoàng. Không bằng lòng với những “ông hoàng” ngoại quốc, đám cầu thủ nội phản ứng bằng cách bất hợp tác, không cần nỗ lực bản thân, bởi họ cũng có những đặc quyền vì giải VĐQG Trung Quốc quy định ít nhất có 6 cái tên Trung Quốc ra sân mỗi trận. Tức là sau khi đổ ra hàng núi tiền cho những cái tên ngoại quốc các câu lạc bộ cũng bỏ ra không ít để thoả mãn hạn ngạch cầu thủ nội.

Nhưng cho đến nay, tiền bạc mà người Trung Quốc đã đổ ra cũng chẳng đem lại lợi ích gì cho đội tuyển Quốc gia Trung Quốc, vốn là bộ mặt của cả một nền bóng đá, thậm chí là ngược lại. Khiến người hâm mộ và truyền thông Trung Quốc đặt ra câu hỏi nên chăng nền bóng đá quốc gia nên “đập đi xây lại”. Như bài viết trên tờ Nhân dân nhật báo (Peoples Daily) “những đồng tiền khổng lồ mà các tập đoàn đổ ra cho bóng đá, chỉ che lấp đi phần yếu kém của bóng đá Trung Quốc nhưng lại tạo ra ảo tưởng rằng nó đang rất tiến bộ. Thực tế là nó đang dậm chân tại chỗ hay tệ hại hơn nó đang bị tụt lùi”. Ở giải VĐQG Trung Quốc có các huấn luyện viên tiếng tăm, các cầu thủ ngôi sao hàng đầu và cả nguồn tài chính khổng lồ mà chẳng có lợi gì cho đội tuyển QG mà ngược lại”. Bởi các cầu thủ TQ giờ đây chẳng biết phải làm gì khi không có các ngôi sao bên cạnh. Như Gao HongBo đã từng chua chát nói trong buổi họp báo cuối cùng trước khi bị sa thải khỏi vị trí huấn luyện viên trưởng ĐTQG TQ rằng “Ở TQ các câu lạc bộ có xương sống là cầu thủ nước ngoài, các cầu thủ nội ít có cơ hội ra sân, và chúng tôi gặp khó khăn khi triệu tập họ lên tuyển”.

Một trong những sự kiện quan trọng nhất để bóng đá TQ đẩy mạnh sự thay đổi là vào ngày 15/06/2013 chủ tịch TQ Tập Cận Bình, một cổ động viên bóng đá nhiệt thành ăn mừng sinh nhật lần thứ 60 của mình bằng cách ra sân xem đội tuyển Quốc gia của ông thi đấu, nhưng thay vì chơi một trận xứng đáng với ngài Chủ tịch. Đội tuyển TQ chơi trên sân nhà và thảm bại 1-5 dưới tay bởi đội tuyển Thái Lan chủ yếu chơi với các cầu thủ U21. Với đội tuyển TQ lúc đó xếp 95 thế giới bị thảm bại trên sân nhà bởi đội hình 2 của đối thủ xếp thua mình 47 bậc là điều đáng hổ thẹn không thể nuốt trôi. Như giọt nước làm tràn ly, ngay lập tức huấn luyện viên danh tiếng người Tây Ban Nha Jose Antonio Camacho mất ghế, khán giả nổi điên quậy phá và đụng độ với cảnh sát khiến hơn 100 người bị thương.

Với Chủ tịch Tập, ông thấy đó là điều không thể chấp nhận. Ngay lập tức dự án 119 dành riêng cho bóng đá ra đời. Ông Tập là người rất yêu bóng đá, ngay từ năm 2011 khi đó còn là phó chủ tịch, ông tới thăm Hàn Quốc khi phát biểu ông đã bộc bạch về giấc mơ của ông gồm “3 ước mơ của ông đằng sau giấc mơ Trung Hoa gồm làm chủ nhà World Cup, giành quyền tham dự World Cup và dành chức vô địch World Cup vào năm 2050”. Bóng đá là môn thể thao được ưa thích ở TQ và với dân số khổng lồ như thế nhưng đội tuyển Quốc gia của họ cứ thi đấu bết bát là điều khó hiểu? Với Chủ tịch Tập, cuối cùng bóng đá TQ cũng có một người có tầm nhìn và khát vọng, tầm nhìn của ông ta tất nhiên không chỉ với riêng bóng đá mà còn có tính chất chính trị. Một đội tuyển QG thi đấu thành công còn mang đến niềm vui, và tự hào cho người dân, kích thích kinh tế và ghi lại dấu ấn của riêng trong di sản của ông Tập.

Theo dự tính giá trị nền kinh tế thể thao nội địa TQ có thể đạt tới 850 tỷ đô la vào năm 2025 nhưng chính quyền hiểu rằng họ gặp không ít thách thức để biến dự án 119 của ông Tập thành hiện thực, bởi bóng đá TQ từ lâu với cách quản lý sai lầm và ngập ngụa trong tham nhũng. Còn về mặt xã hội suốt trong nhiều thế hệ với chính sách một con ở TQ thì chuyện đua tranh học hành mới được coi trọng, còn đá bóng chỉ là trò chơi giải trí. Nhưng ông Tập vẫn tự tin với ước mơ của mình khi chỉ ra 3 điểm cần thay đổi đó là: 1. Dẹp bỏ nạn tham nhũng và dàn xếp tỷ số trong bóng đá, hậu quả của việc này là hàng trăm quan chức bóng đá, trọng tài, cầu thủ bóng đá xộ khám. 2. Gây ra tiếng vang lớn bằng cách đổ tiền thu hút các ngôi sao theo cách làm của giải nhà nghề Mỹ. 3. Chú trọng công tác đào tạo trẻ, đưa giáo trình bộ môn bóng đá vào 20 nghìn trường trường học...

Theo thống kê trong số 10 câu lạc bộ trên thế giới được 260 triệu người dùng MXH Weibo TQ theo dõi thì ngoài Manchester City, Manchester United, Arsenal và Barcelona thì còn lại là 6 câu lạc bộ trong nước. Nhưng điều mà người TQ quan tâm nhất vẫn là từ nay đến năm 2050 còn 8 vòng chung kết World Cup thì người TQ có thể một lần góp mặt hay không chứ chưa nói giấc mơ vô địch như ông Tập. Giấc mộng Trung Hoa mà hiện thân của nó là “Con đường tơ lụa” giờ đã bị cả thế giới nhận ra và ghẻ lạnh, còn giấc mơ vô địch World Cup của người TQ có lẽ cũng chỉ là mơ với họ mà thôi!

Và thế là đội tuyển Việt Nam mùng 1 tết tới đây sẽ vượt qua kẻ láng giềng đáng ghét với tỷ số không thể tuyệt vời hơn là 3-1. Yeah yeah!

From: Lê Huỳnh Phương Thảo

https://cdn.noron.vn/2022/02/02/874514206026784-1643736589.jpg
Ko biết sao chứ nghe ng ta nói có 1 nghịch lý trong bóng đá: Những quốc gia càng đông dân thì đá bóng càng tệ. Khó hiểu :D
Điểm yếu của đội tuyển TQ là mắt của họ. Mắt họ quá nhỏ nên không thể nhìn xa, trông rộng được
Hôm nay thứ 🇻🇳 mồng 🇨🇳 anh em ạ:))))))
Thịt kho Tàu ngon.
Tại có vài cầu thủ của họ mặc áo Tung Của nhưng không biết hát quốc ca =)))))))))))  
Do đem quân qua thành Thăng Long mùng 1 Tết là dở rồi! Bài học mùng 5 Tết bị vua Quang Trung đập cho sml mà vẫn còn đấy thôi ;))
Cùng thắc mắc. Đất nước 1,5 tỷ dân mà ko chọn nổi 11 cầu thủ! Lại còn phải chọn cầu thủ nhập tịch. Đã thế còn thua 3-1 haha
Thiên triều năm nay lì xì 3 trái, mình yếu lại còn nghèo thì mừng tuổi lại 1 trái cho đúng phong tục chứ! Có đi có lại tí=)))))))))))