Tại sao trực quan hóa dữ liệu và Kể chuyện dữ liệu lại trở thành chìa khóa vàng của Marketing
Data visualization (Hình ảnh hóa dữ liệu), Big data (dữ liệu lớn), brand storytelling (câu chuyện thương hiệu) có lẽ là những khái niệm những năm gần đây chúng ta được nghe rất nhiều, và muốn đào sâu tìm hiểu về chúng. Data (dữ liệu) có ở khắp mọi nơi, các insights ta đọc ra được từ các dữ liệu rất giá trị, đó là lí do vì sao Data storytelling (Câu chuyện dữ liệu) lại quan trọng.
Data storytelling (câu chuyên dữ liệu) khác gì với Data visualization (Hình ảnh hóa dữ liệu)
Câu chuyện dữ liệu là sự pha trộn hài hòa giữa dữ liệu thô và truyền thông con người, là một câu chuyện được kể một cách hấp dẫn với các số liệu, dữ liệu dẫn chứng chân thật. Nhưng hiện nay, mặc dù kể chuyện dữ liệu là một công cụ quan trọng nhưng phần lớn các công ty lại chưa tận dụng triệt để.
Những báo cáo/phân tích dữ liệu mà nhiều công ty có hiếm khi được các marketer tiếp cận, và nếu có thì các marketer cũng không thể hiểu hết được ý nghĩa các con số này do chưa được trang bị đủ kiến thức. Đây là một thiếu sót khá lớn khi các dữ liệu chưa được khai thác để đẩy mạnh cho thương hiệu qua chiến lược Kể chuyện bằng dữ liệu.
Lợi ích của Kể chuyện bằng dữ liệu đối với Brand
Có nhiều hình thức truyền thông, nhưng kể chuyện bằng dữ liệu được định vị một cách khác biệt (và được hỗ trợ nhiều bằng khoa học) giúp các marketers đạt được mục đích truyền thông bằng nhiều cách. Lợi ích của hình thức này là:
1) Nó cung cấp Ý nghĩa và Giá trị
Trong một thế giới mà chúng ta được bao vây bởi rất nhiều dữ liệu nhưng lại tách biệt với các ý nghĩa, kể chuyện bằng dữ liệu sẽ giúp kết nối các mọi thứ lại với nhau. Đó là một cách vô cùng hiệu quả để truyền đạt những insight có giá trị khi gán ý nghĩa và bối cảnh phù hợp cho các con số, để các dữ liệu không còn là các con số nằm yên trong bảng Excel. Đối với thương hiệu, điều này là rất quan trọng.
Khán giả khao khát các nội dung hữu ích và giá trị mà giúp họ mở rộng kiến thức, giải quyết các vấn đề của họ. Bằng việc đưa đến nội dung này, thương hiệu của bạn cung cấp 1 dịch vụ thực sự đến khán giả.
Hình ảnh: Mô hình sàng lọc thông tin của Dave Campbell.
Tất cả nội dung được bộ não đọc hiểu, nội dung mang giá trị cao nhất cung cấp nhiều Knowledge hơn chính là Insight. Insight giúp Marketer đưa ra các quyết định, dẫn đến các hành động. Kể chuyện bằng dữ liệu cho phép chúng ta chiết xuất và truyền thông insight qua các câu chuyện thu hút.
2) Là công cụ PR rất tốt
Để khác biệt hóa so với đối thủ, bạn cần các câu chuyện có ý tưởng độc đáo nhưng vẫn phải giữ được nét riêng của công ty. Đi từ dữ liệu là một cách dễ dàng để có được những câu chuyện dạng này. Và khi bạn dùng từ nguồn dữ liệu nội bộ thì khi đó chỉ thương hiệu của bạn sẽ sở hữu một câu chuyện dựa vào những dữ liệu độc quyền mà không ai khác có thể ăn cắp và sao chép.
Những insight này có thể giúp bạn làm sáng tỏ chủ đề chưa được khám phá trước đó, giới thiệu một khía cạnh thú vị hoặc cung cấp góc nhìn hữu ích cho khán giả hoặc ngành hàng.
Những câu chuyện này không chỉ hấp dẫn khách hàng của bạn, các publisher cũng khao khát các câu chuyện hay. Trong một thế giới có quá nhiều nội dung, kể chuyện bằng dữ liệu giúp bạn đứng vững trước các xô bồ.
Câu chuyện dữ liệu mà thương hiệu nên kể
3) Đáng tin cậy
Có rất nhiều nội dung ngoài kia - và rất nhiều nội dung là nhảm nhí . Trong một thế giới đầy phỏng đoán, khán giả muốn những con số lạnh lùng, khó khăn, gắn kết với thực tế. Nếu bạn có thể gắn kết câu chuyện của mình với dữ liệu đáng tin cậy, khán giả có xu hướng tin tưởng cả thông điệp và thương hiệu của bạn hơn.
4) Làm cho thông điệp của bạn nổi bật lên
Bằng cách pha trộn câu chuyện và hình ảnh, bạn đang nhắm đến cả 2 bán cầu não. Câu chuyện dẫn dắt bạn thông qua dữ liệu và dữ liệu hỗ trợ tường thuật, mang đến cho bạn trải nghiệm tốt nhất về cả phân tích và cảm xúc. Hình ảnh hóa dữ liệu đặc biệt mạnh mẽ ở đây vì nó làm tăng các đặc tính:
- Dễ hiểu: Bộ não của chúng ta xử lý hình ảnh nhanh hơn ngôn ngữ. Việc có thể “xem” dữ liệu giúp dễ hiểu hơn nhiều, có bối cảnh phù hợp nữa thì các dữ liệu sẽ trợ nên dễ dàng hiểu sâu và lâu hơn.
- Dễ dàng gợi nhớ lại cho người đọc/người nghe.
- Ấn tượng: Hiển thị dữ liệu là sự kích thích trực quan, làm cho nội dung thu hút khán giả hơn.
Xem đồ họa chuyển động này để tìm hiểu thêm về sức mạnh của trực quan hóa dữ liệu.
5) Tương tác
Có 2 loại kể chuyện dữ liệu: tường thuật và khám phá.
- Tường thuật: Khán giả được hướng dẫn thông qua một câu chuyện để đi đến kết luận cụ thể.
Ví dụ:
- Khám phá: Khán giả được khuyến khích khám phá dữ liệu để rút ra kết luận của riêng mình và tập trung vào những câu chuyện phù hợp nhất với họ.
Ví dụ:
Mặc dù kể chuyện khám phá đòi hỏi nhiều sự tương tác hơn tường thuật, nhưng cả 2 dạng kể chuyện dữ liệu đều yêu cầu khán giả tích cực xem và tổng hợp dữ liệu.
6) Nó rất là linh hoạt
Những insight thu được từ các câu chuyện dữ liệu có thể được truyền đạt lại dưới nhiều định dạng khác nhau, bao gồm:
- Báo cáo thường niên
- Bài viết
- Tài liệu quảng cáo
- Case Study
- Đồ họa thông tin
- Infographics tương tác
- Microcontent
- Presetation
- Report
- Video
- Research paper
Một phân tích hay hiển thị dữ liệu thú vị cũng có thể được sử dụng lại phục vụ cho phát triển các content khác, content chuyên sâu hơn...
Lấy câu chuyện dữ liệu ở đâu?
--- Nội bộ: Những câu chuyện hay nhất, nguyên bản nhất tuyệt đối đến từ dữ liệu của riêng bạn, là dữ liệu nội bộ. Nếu bạn chọn Content marketing để xây dựng thương hiệu thì dữ liệu độc quyền là một chìa khóa đó.
Ngoài ra, bạn đã có nhiều dữ liệu trong tổ chức của mình, bao gồm:
- Phân tích
- Dữ liệu khách hàng
- Báo cáo
- Khảo sát, Vv
--- Bên ngoài: Internet có đầy đủ dữ liệu từ nhiều tổ chức đáng tin cậy có khả năng có nhiều tài nguyên hơn bạn. Để tiếp thị nội dung phù hợp với điểm chạm hoặc sở thích của khán giả, đây có thể là nguồn có giá trị để xây dựng câu chuyện dữ liệu xung quanh (hoặc sử dụng để hỗ trợ dữ liệu nội bộ của bạn). Ví dụ các nguồn này bao gồm:
- Cơ quan chính phủ
- Các công ty nghiên cứu
- Tổ chức / ấn phẩm ngành
Lựa chọn đúng chủ đề như thế nào?
Câu chuyện kể chuyện dữ liệu tuyệt vời cần một câu chuyện thú vị. Mặc dù dữ liệu chắc chắn có thể khiến chủ đề nhàm chán trở nên thú vị, hãy đảm bảo rằng đó là nội dung phù hợp hoặc thú vị với đối tượng mục tiêu của bạn. Hãy ghi nhớ rằng kể chuyện dữ liệu không phải là một câu chuyện về các con số; đó là cách những con số đó ảnh hưởng đến con người.
Đôi khi bạn nảy ra ý tưởng câu chuyện và cần truy cập vào data để xem liệu rằng nó là dây mơ rễ má gì không. Hoặc có khi bạn sẽ tìm thấy những insight thú vị trong 1 tập dữ liệu vững chắc và bắt đầu xây dựng câu chuyện của bạn từ đó.
--- Nguồn dữ liệu đáng tin cậy
Kể chuyện dữ liệu xây dựng niềm tin, nhưng chỉ khi nó dựa trên dữ liệu vững chắc. Dữ liệu có thể dễ dàng bị thao túng, xuyên tạc hoặc hiểu sai, do đó, có một nguồn vững chắc, không thiên vị là cực kỳ quan trọng.
--- Tạo một câu chuyện thú vị, lôi cuốn hoặc ngộ nghĩnh
Chỉ riêng dữ liệu tốt không tạo ra một câu chuyện dữ liệu tốt. Kể chuyện dữ liệu chỉ hiệu quả khi nó cung cấp giá trị cho khán giả của bạn, cho dù nó dạy cho họ điều gì đó mới mẻ, mang lại cho họ một viễn cảnh mới, hoặc truyền cảm hứng cho họ hành động.
Cách bạn đẩy câu chuyện đó đi sẽ xác định xem thông điệp đó có được truyền đạt tốt hay không. Trong câu chuyện nên có những hướng dẫn, cung cấp ngữ cảnh và giúp họ hình dung, tổng quát hóa câu chuyện dữ liệu một cách hiệu quả nhất có thể.
Thiết kế hình ảnh hóa dữ liệu ra sao?
Một trong những cách tốt nhất để phá hoại cách kể chuyện dữ liệu của bạn là hiển thị dữ liệu không đúng hoặc được thiết kế kém. Hình ảnh hóa dữ liệu có nghĩa là làm cho dữ liệu dễ hiểu nhất có thể, đó là lý do tại sao điều quan trọng là làm việc với một designer một cách ăn ý nhất.
Để giúp bạn đi đúng hướng, bạn có thể cần:
- Đọc tổng quan nhanh các vấn đề cơ bản về dữ liệu bạn cần biết.
- Thực hiện personas người dùng để đảm bảo câu chuyện dữ liệu của bạn sẽ thu hút sự quan tâm của khán giả.
- Học cách thiết kế biểu đồ và đồ thị phổ biến nhất.
- Học cách kể chuyện bằng dữ liệu; tìm kiếm, đọc những câu chuyện dữ liệu hay nhất.
Nguồn: