Tại sao trong hàng hải lại dùng port và starboard thay cho bên trái và bên phải?

  1. Kinh doanh và Khởi nghiệp

Mình thấy trong hằng hải và thỉnh thoảng không quân trên phim điện ảnh Mỹ dùng port thay cho bên trái và starboard thay cho bên phải. Tại sao lại sử dụng như vậy, ở Việt Nam thì ngư dân có gọi như thế không?

Từ khóa: 

hằng hải

,

ngư dân

,

kinh doanh và khởi nghiệp

"Từ những ngày đầu tiên, khi con người chế tạo thành công tàu chạy trên sông, trên biển thì cấu trúc của tàu lúc đó có nhiều điểm khác so với cấu trúc của những con tàu hiện đại ngày nay. Khi đó, người lái tàu (helmsman) thường đứng ở cuối tàu và dùng một bánh lái để điều khiển hướng đi của tàu. Điểm khác là ở chỗ, thời kỳ đó, bánh lái lại không đặt ở phía đuôi tàu như bây giờ mà lại đặt ở phía bên mạn phải của tàu.

Bánh lái (rudder), tiếng Anh được gọi là “steer board”, trong đó chữ “steer” đọc là “sti-ơ”, có nghĩa là “lái” và chữ “board”, đọc là “bo..o..d”, có nghĩa là một tấm có thiết diện lớn, như cái bảng chẳng hạn. Tuy nhiên, chữ “steer board” này đọc theo tiếng Anglo-Saxon thì lại là “starboard”, trong đó “sti-ơ” biến thành “sta” với âm “a” hơi bẹt và kéo dài như cách phát âm chữ này tại một số vùng của Vương quốc Anh ngày nay. Và thế là, mạn bên phải của tàu được gọi là “starboard side”, trong đó chữ “side” đọc là “said”, có nghĩa là “bên” hay “mạn”.

Khi mạn phải đã là “starboard side”, tức là bên có bánh lái, thì tàu không thể nào cập cầu bằng bên mạn đó được mà buộc phải cập bằng mạn bên kia, tức mạn trái. Vì thế mạn trái của tàu được gọi là “port side”, trong đó chữ “port” có nghĩa là “cảng”, còn “side” thì như đã giải thích bên trên và mang nghĩa là “mạn tàu luôn cặp vào cầu cảng”." (Theo FB Thuyền Viên Việt Nam). Hehe.

Trả lời

"Từ những ngày đầu tiên, khi con người chế tạo thành công tàu chạy trên sông, trên biển thì cấu trúc của tàu lúc đó có nhiều điểm khác so với cấu trúc của những con tàu hiện đại ngày nay. Khi đó, người lái tàu (helmsman) thường đứng ở cuối tàu và dùng một bánh lái để điều khiển hướng đi của tàu. Điểm khác là ở chỗ, thời kỳ đó, bánh lái lại không đặt ở phía đuôi tàu như bây giờ mà lại đặt ở phía bên mạn phải của tàu.

Bánh lái (rudder), tiếng Anh được gọi là “steer board”, trong đó chữ “steer” đọc là “sti-ơ”, có nghĩa là “lái” và chữ “board”, đọc là “bo..o..d”, có nghĩa là một tấm có thiết diện lớn, như cái bảng chẳng hạn. Tuy nhiên, chữ “steer board” này đọc theo tiếng Anglo-Saxon thì lại là “starboard”, trong đó “sti-ơ” biến thành “sta” với âm “a” hơi bẹt và kéo dài như cách phát âm chữ này tại một số vùng của Vương quốc Anh ngày nay. Và thế là, mạn bên phải của tàu được gọi là “starboard side”, trong đó chữ “side” đọc là “said”, có nghĩa là “bên” hay “mạn”.

Khi mạn phải đã là “starboard side”, tức là bên có bánh lái, thì tàu không thể nào cập cầu bằng bên mạn đó được mà buộc phải cập bằng mạn bên kia, tức mạn trái. Vì thế mạn trái của tàu được gọi là “port side”, trong đó chữ “port” có nghĩa là “cảng”, còn “side” thì như đã giải thích bên trên và mang nghĩa là “mạn tàu luôn cặp vào cầu cảng”." (Theo FB Thuyền Viên Việt Nam). Hehe.

Port và starboard là bên trái/ phải theo hướng mũi tàu vì thế nó ko đổi bất kể người quan sát quay theo hướng nào.

Còn ngư dân của mình thì hẳn là ko dùng TA đâu =)). Có thể là có thuật ngữ nào khác nhưng mình ko phải là ngư dân nên ko rõ XD.